giá trị thuần có thể thực hiện được

  • Thread starter meomun193
  • Ngày gửi
meomun193

meomun193

Guest
10/5/13
10
0
1
31
Đà NẴNG
Mọi người cho em hỏi: Nếu có 1 nghiệp vụ ngày 3/1/2014 bán lô hàng hóa với giá bán là 200 tr ( chưa VAT) cho khách hàng ABC. Lô hàng này trước đó đc nhập kho chơ bán vứi giá mua là 150tr chưa VAT và ước tính giá bán là 220 tr ( chưa VAT) Tuy nhiên do công tác bảo quản ko tốt nên trong năm Doạnh nghiệp đã bỏ ra CP gia công hoàn thiện là 80 tr( chưa VAT). Kết thúc niên độ vẫn chưa lập dự phòng. Vậy ở đây giá trị thuần có thể thực hiện được = 200- 150 hay là 220 - 150 ạ ! (Đây là dạng bài về kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mọi người cho em hỏi: Nếu có 1 nghiệp vụ ngày 3/1/2014 bán lô hàng hóa với giá bán là 200 tr ( chưa VAT) cho khách hàng ABC. Lô hàng này trước đó đc nhập kho chơ bán vứi giá mua là 150tr chưa VAT và ước tính giá bán là 220 tr ( chưa VAT) Tuy nhiên do công tác bảo quản ko tốt nên trong năm Doạnh nghiệp đã bỏ ra CP gia công hoàn thiện là 80 tr( chưa VAT). Kết thúc niên độ vẫn chưa lập dự phòng. Vậy ở đây giá trị thuần có thể thực hiện được = 200- 150 hay là 220 - 150 ạ ! (Đây là dạng bài về kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ)
Giá trị thuần có thể thực hiện được = 200 - 80 = 120
Mức dự phòng cần lập: 150 - 120 = 30.
 
  • Like
Reactions: meomun193
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Mọi người cho em hỏi: Nếu có 1 nghiệp vụ ngày 3/1/2014 bán lô hàng hóa với giá bán là 200 tr ( chưa VAT) cho khách hàng ABC. Lô hàng này trước đó đc nhập kho chơ bán vứi giá mua là 150tr chưa VAT và ước tính giá bán là 220 tr ( chưa VAT) Tuy nhiên do công tác bảo quản ko tốt nên trong năm Doạnh nghiệp đã bỏ ra CP gia công hoàn thiện là 80 tr( chưa VAT). Kết thúc niên độ vẫn chưa lập dự phòng. Vậy ở đây giá trị thuần có thể thực hiện được = 200- 150 hay là 220 - 150 ạ ! (Đây là dạng bài về kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ)

Vì chi phí hoàn thiện 80tr đã chi ra trong năm trước khi bán lô hàng này, chứ không phải chi phí này bỏ ra lúc cần bán lô hàng này.

Vì vậy, theo mình, trong năm DN bỏ ra 80tr để hoàn thiện SP => Giá gốc là 230tr (150 + 80).
Đến cuối năm, có bằng chứng về NRV của SP này là 200tr (bán hàng vào ngày 03/01/2014)
Cho nên, dự phòng giảm giá phải lập là 230tr - 200tr = 30tr.
 
  • Like
Reactions: Hien and meomun193
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Hoặc chi phí hoàn thiện này ghi nhận vào chi phí trong kỳ luôn (chi phí vượt mức bình thường) => giá gôc SP này là 150 => trường hợp này không phải lập dự phòng vì Giá gốc < NRV.
 
  • Like
Reactions: Hien
T

tintinQ

Guest
2/10/14
28
20
3
34
Trường hợp này mình có góp ý như sau:
- Giá gốc là 150tr (căn cứ theo hóa đơn mua vào)
- Giá bán 200tr (căn cứ theo hóa đơn bán ra)
- Chi phi bảo quản 80tr
=> Giá trị thuần = 200 - 80 = 120tr < 150tr (giá gốc)
=> Lập dự phòng 30 tr.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Chi phí gia công (tăng giá trị sản phẩm) hạch toán tăng Giá vốn hàng hóa, các chi phí như lưu kho, bảo quản, bảo vệ... (ko làm tăng giá trị sản phẩm) thì tăng vào chi phí trong kỳ. Nếu tăng giá vốn thì cần lập dự phòng, còn nếu đã hạch toán vào chi phí thì không cần lập dự phòng.
 
meomun193

meomun193

Guest
10/5/13
10
0
1
31
Đà NẴNG
Trường hợp này mình có góp ý như sau:
- Giá gốc là 150tr (căn cứ theo hóa đơn mua vào)
- Giá bán 200tr (căn cứ theo hóa đơn bán ra)
- Chi phi bảo quản 80tr
=> Giá trị thuần = 200 - 80 = 120tr < 150tr (giá gốc)
=> Lập dự phòng 30 tr.
Mình cũng nghĩ làm như vậy nhưng băn khoăn ở công thức giá trị thuần có thể thực hiện được = giá bán ước tính - chi phí gia công. ở đây đề cho giá bán ước tính là 220 nên hơi lăn tăn :)
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Bạn có cơ sở chắc chắn rồi, cần gì ước tính nữa, :)
 
meomun193

meomun193

Guest
10/5/13
10
0
1
31
Đà NẴNG
Hoặc chi phí hoàn thiện này ghi nhận vào chi phí trong kỳ luôn (chi phí vượt mức bình thường) => giá gôc SP này là 150 => trường hợp này không phải lập dự phòng vì Giá gốc < NRV.
Đề không nói gì đến việc trong năm hạch toán như thế nào bạn ạ. Mình đang làm dạng bài tập kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ, kiểu như sau ngày 31/12/2013 có sự thay đổi về giá bán nên kiểm toán sẽ đề nghị kế toán lập dự phòng.
 
meomun193

meomun193

Guest
10/5/13
10
0
1
31
Đà NẴNG
Tức
Bạn có cơ sở chắc chắn rồi, cần gì ước tính nữa, :)
Cơ sở chắc chắn là giá bán theo thị trường đó hả bạn. Vậy là nếu không có giá bán tt thì mình mới lấy giá ước tính phải không ?
 
T

tintinQ

Guest
2/10/14
28
20
3
34
Mình cũng nghĩ làm như vậy nhưng băn khoăn ở công thức giá trị thuần có thể thực hiện được = giá bán ước tính - chi phí gia công. ở đây đề cho giá bán ước tính là 220 nên hơi lăn tăn :)

Gửi meomun13

Căn cứ theo VAS 02, cụ thể như sau:
"20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính."

Trường hợp này bạn đã có cơ sở đáng tin cậy (dựa vào hóa đơn bán ra) để xác định giá bán. Về chi phí bảo quản thì dựa vào các hóa đơn chứng từ đầu vào phục vụ cho việc bảo quản hàng hóa.
Theo mình như vậy là ổn, các anh chị em chuyên gia có cao kiến xin chia sẻ nhé!

Chúc Bạn sớm có quyết định chính xác nhất!
 
meomun193

meomun193

Guest
10/5/13
10
0
1
31
Đà NẴNG
Mình cũng nghĩ làm như vậy nhưng băn khoăn ở công thức giá trị thuần có thể thực hiện được = giá bán ước tính - chi phí gia công. ở đây đề cho giá bán ước tính là 220 nên hơi lăn tăn :)

Gửi meomun13

Căn cứ theo VAS 02, cụ thể như sau:
"20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính."

Trường hợp này bạn đã có cơ sở đáng tin cậy (dựa vào hóa đơn bán ra) để xác định giá bán. Về chi phí bảo quản thì dựa vào các hóa đơn chứng từ đầu vào phục vụ cho việc bảo quản hàng hóa.
Theo mình như vậy là ổn, các anh chị em chuyên gia có cao kiến xin chia sẻ nhé!

Chúc Bạn sớm có quyết định chính xác nhất!
Cảm ơn bạn nhiều nhé! :)
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Tức

Cơ sở chắc chắn là giá bán theo thị trường đó hả bạn. Vậy là nếu không có giá bán tt thì mình mới lấy giá ước tính phải không ?
Đúng vậy. Nếu chưa bán thì tất nhiên phải sử dụng giá ước tính rồi.
 
T

tintinQ

Guest
2/10/14
28
20
3
34
Gửi meomun193!

Đề bài này có bẫy đó các bạn: Lưu ý ngày bán 03/01/2014 với giá 200tr, như vậy việc bán sản phẩm này không liên quan đến việc lập dự phòng giảm giá của HTK.
- Giá gốc 150tr
- Giá ước tính 220tr (căn cứ theo giá thị trường hoặc đáng tin cậy hơn chúng ta nên căn cứ vào hợp đồng ký kết với khách hàng có thể hiện thông tin giá bán 220tr)
- chi phí 80tr
=> Giá trị thuần = 220 - 80 = 140 tr <150tr
=> Lập dự phòng 2013 là 10tr thôi.
 
  • Like
Reactions: meomun193
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Gửi meomun193!

Đề bài này có bẫy đó các bạn: Lưu ý ngày bán 03/01/2014 với giá 200tr, như vậy việc bán sản phẩm này không liên quan đến việc lập dự phòng giảm giá của HTK.
- Giá gốc 150tr
- Giá ước tính 220tr (căn cứ theo giá thị trường hoặc đáng tin cậy hơn chúng ta nên căn cứ vào hợp đồng ký kết với khách hàng có thể hiện thông tin giá bán 220tr)
- chi phí 80tr
=> Giá trị thuần = 220 - 80 = 140 tr <150tr
=> Lập dự phòng 2013 là 10tr thôi.
Cách nhau có 3 ngày thôi mà bạn, trừ khi trong 3 ngày đó xảy ra sự kiện gì đó đặc biệt làm ảnh hưởng tới giá thị trường của sản phẩm này, nếu ko giá thị trường chính là giá bán đó.

Khi làm bài tập này tốt nhất nên tách ra 2 trường hợp cho đầy đủ, theo 2 giá khác nhau và các sự kiện làm ảnh hưởng.
 
T

tintinQ

Guest
2/10/14
28
20
3
34
Bài tập ở các trường ĐH ngoài mục đích giúp sinh viên biết phương pháp làm còn nhằm mục đích xem khả năng tư duy, phán đoán tình huống...Tốt nhất nên chia ra các trường hợp cụ thể; đặt giả thuyết và giải quyết từng trường hợp.
 
  • Like
Reactions: meomun193
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Cơ mà kết quả đã được xác định rồi mà (theo giá bán 200), chẳng qua là lùi thời điểm 31/12 để phản ánh giá trị lỗ này thôi, nên mình nghĩ lập dự phòng theo giá 200 thôi, :D.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Đề không nói gì đến việc trong năm hạch toán như thế nào bạn ạ. Mình đang làm dạng bài tập kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ, kiểu như sau ngày 31/12/2013 có sự thay đổi về giá bán nên kiểm toán sẽ đề nghị kế toán lập dự phòng.

Mình đâu có nói gì về hạch toán, mình chỉ nêu ra 2 trường hợp:

1. Chi phí hoàn thiện sản phẩm phát sinh trong năm ghi nhận vào giá gốc => cuối năm Giá gốc (230tr) > NRV (200tr) => Lập dự phòng 30tr
2. Chi phí hoàn thiện sản phẩm phát sinh trong năm hạch toán vào Giá vốn hàng bán trong kỳ (chi phí vượt mức bình thường) => cuối năm Giá gốc (150tr) < NRV (200tr) => không lập dự phòng.
 
  • Like
Reactions: meomun193
meomun193

meomun193

Guest
10/5/13
10
0
1
31
Đà NẴNG
Cơ mà kết quả đã được xác định rồi mà (theo giá bán 200), chẳng qua là lùi thời điểm 31/12 để phản ánh giá trị lỗ này thôi, nên mình nghĩ lập dự phòng theo giá 200 thôi, :D.
Mình cũng nghĩ như bạn vậy. Mặc dù vào ngày 31.12 hàng chưa bán đc nhưng hàng bán vào ngày 3.1, đây là thời điểm kiểm toán viên kiểm tra nên kiểm toán viên mới yêu cầu kế toán lập dự phòng để đảm bảo tính chính xác cho báo cáo kiểm toán. Vậy nên mình nghĩ phải lấy giá thực tế tại ngày 3.1 thì mới có thể phản ánh đúng được :)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA