Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

  • Thread starter nguyễn thị thảo hà
  • Ngày gửi
N

nguyễn thị thảo hà

Guest
6/10/14
2
1
1
30
các anh chị cho e hỏi ạ, công ty e bán hàng ngày 20/6, hạn thanh toán là 30 ngày sau, đến hạn công tý mua hàng chưa thanh toán, lại gia hạn thêm tới 20/9, qua 20/9 rồi nhưng công ty này vẫn chưa thanh toán, vậy giải pháp cho công ty em là gì ạ, và cuối năm nay công ti em đã được trích lập nợ khó đòi chưa ạ, Và nếu e muốn chứng minh công ti này mất khả năng thanh toán thì cần những chứng từ gì ạ
 
  • Like
Reactions: phantuannam
Khóa học Quản trị dòng tiền
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Giải pháp là cty bạn phải tiếp tục tìm cách thu hồi, :)

Về việc trích lập dự phòng thì nợ phải quá hạn trên 6 tháng - 1 năm mới được trích dự phòng 30%; 1-2 năm là 50%; 2-3 năm là 70% và trên 3 năm là 100% theo Thông tư 228/2009/TT-BTC.

Khách hàng mất khả năng thanh toán đối với Cty là khi ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. Còn nếu cty kia vẫn hoạt động thì vẫn phải treo nợ và trích dự phòng theo qui định.
 
T

tintinQ

Guest
2/10/14
28
20
3
34
các anh chị cho e hỏi ạ, công ty e bán hàng ngày 20/6, hạn thanh toán là 30 ngày sau, đến hạn công tý mua hàng chưa thanh toán, lại gia hạn thêm tới 20/9, qua 20/9 rồi nhưng công ty này vẫn chưa thanh toán, vậy giải pháp cho công ty em là gì ạ, và cuối năm nay công ti em đã được trích lập nợ khó đòi chưa ạ, Và nếu e muốn chứng minh công ti này mất khả năng thanh toán thì cần những chứng từ gì ạ

Chào Bạn!

Trường hợp trích dự phòng nợ phải thu khó đòi thực hiện theo TT228 và TT89 bổ sung TT228, cụ thể như sau:

"Điều 6.Dự phòng nợ phải thu khó đòi.

1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp."

Căn cứ theo điều khoản của Thông tư hướng dẫn mà làm Bạn nhé. Bạn chú ý ở những dòng tô đậm nhé. Nếu thiếu những chứng từ đó, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận chi phí dự phòng bạn đã lập. Công ty mình đã từng gặp trường hợp này nên chia sẻ với Bạn nắm thêm thông tin.

Chúc Bạn thành công!
 
Thanhdonquihote

Thanhdonquihote

Vô độc bất trượng Fu
28/12/13
39
10
8
Hai phong
các anh chị cho e hỏi ạ, công ty e bán hàng ngày 20/6, hạn thanh toán là 30 ngày sau, đến hạn công tý mua hàng chưa thanh toán, lại gia hạn thêm tới 20/9, qua 20/9 rồi nhưng công ty này vẫn chưa thanh toán, vậy giải pháp cho công ty em là gì ạ, và cuối năm nay công ti em đã được trích lập nợ khó đòi chưa ạ, Và nếu e muốn chứng minh công ti này mất khả năng thanh toán thì cần những chứng từ gì ạ
Theo TT228 thì đến cuối năm chưa quá hạn đến 6 tháng, nếu KH ko thuộc trường hợp phá sản, giải thể, truy tố... thì ko trích dự phòng. Còn theo chuẩn mực kế toán số 14, kế toán trích lập dự phòng khi khoản phải thu có rủi ro "không chắc chắn thu được" (theo đánh giá từ cấp có thẩm quyền của Công ty) => được phép trích lập dự phòng kể cả trong trường hợp trong hạn hoặc quá hạn => cuối năm theo CMKT bạn được trích lập dự phòng, nhưng sẽ phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại (do ghi nhận một khoản chi phí trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau).
 
  • Like
Reactions: pbichloan
R

rangkhenh

Guest
5/12/07
23
1
3
cu chi
Trường hợp cty mình xuất hóa đơn ngày 28/02/2008: 44,356$ thời hạn thanh toán là 30 ngày
Ngày 18/05/2010 trả: 2,363.72$
Ngày 16/07/2010 trả: 1,635.30$$
Ngày 15/05/2014 trả: 6,077.30$
Ngày 11/12/2014 trả: 11,890.14$
Nợ còn phải thu 2015: 22,389.54$
Cuối năm 2015 này mình mới trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Như vậy các năm trước 2009-2014 mình có phải trích bổ sung hay không? Chi phí trích bổ sung này xử lý như thế nào?
Mong các bạn chỉ giáo
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Trường hợp cty mình xuất hóa đơn ngày 28/02/2008: 44,356$ thời hạn thanh toán là 30 ngày
Ngày 18/05/2010 trả: 2,363.72$
Ngày 16/07/2010 trả: 1,635.30$$
Ngày 15/05/2014 trả: 6,077.30$
Ngày 11/12/2014 trả: 11,890.14$
Nợ còn phải thu 2015: 22,389.54$
Cuối năm 2015 này mình mới trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Như vậy các năm trước 2009-2014 mình có phải trích bổ sung hay không? Chi phí trích bổ sung này xử lý như thế nào?
Mong các bạn chỉ giáo

Bạn cần hiểu dự phòng là đưa vào chi phí số mình dự tính sẽ bị mất, không thu được thế thôi, cụ thể, tại ngày 31/12/2015, bạn có bút toán Nợ 642/ Có 139: số tiền bạn dự định là sẽ không thu được.
 
  • Like
Reactions: rangkhenh
R

rangkhenh

Guest
5/12/07
23
1
3
cu chi
Bạn cần hiểu dự phòng là đưa vào chi phí số mình dự tính sẽ bị mất, không thu được thế thôi, cụ thể, tại ngày 31/12/2015, bạn có bút toán Nợ 642/ Có 139: số tiền bạn dự định là sẽ không thu được.

Tất nhiên là được đưa vào chi phí nhưng chi phí đó có được xem là chi phí hợp lý không? Vì nợ quá hạn kéo dài rất lâu
 
KhanhNguyen94

KhanhNguyen94

Trung cấp
28/11/13
122
26
28
29
HCM
Tất nhiên là được đưa vào chi phí nhưng chi phí đó có được xem là chi phí hợp lý không? Vì nợ quá hạn kéo dài rất lâu
Trong các văn bản hướng dẫn về lập dự phòng có mức % cho từng tuổi nợ đó bạn :)

Theo TT 288/2009/TT-BTC, khoản 2 điều 6

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
 
phong_ac

phong_ac

Guest
29/6/15
7
3
3
40
Trong các văn bản hướng dẫn về lập dự phòng có mức % cho từng tuổi nợ đó bạn :)

Theo TT 288/2009/TT-BTC, khoản 2 điều 6
Đã có sửa đổi: TT89/2013 nha bạn, nhưng chỉ sửa khoản dự phòng đầu tư.

bạn chỉ cần chứng minh được đó là khoản đó có cơ sở như thư yêu cầu thanh toán, công văn, văn bản tòa án, hay hồ sơ kiện cáo, hồ sơ giải thể...
 
KhanhNguyen94

KhanhNguyen94

Trung cấp
28/11/13
122
26
28
29
HCM
Đã có sửa đổi: TT89/2013 nha bạn, nhưng chỉ sửa khoản dự phòng đầu tư.
Dạ, biết có sửa đổi nhưng riêng mục tuổi nợ thì TT 89 không đổi nên lấy lại 288 thôi ạ ^^
 
G

giadiemhinh

Guest
15/8/15
1
0
1
28
Mọi người cho em hỏi ạ, công ty còn phải thu nợ khó đòi cty C 200 triệu đồng. dự phòng nợ khó đòi 60% nhưng cơ quan thuế chỉ chấp nhận dự phòng cty C là 50% thì mình làm thế nào ạ?
 
Hạ_Blue

Hạ_Blue

Guest
24/8/15
2
0
1
31
Mọi người cho em hỏi ạ, công ty còn phải thu nợ khó đòi cty C 200 triệu đồng. dự phòng nợ khó đòi 60% nhưng cơ quan thuế chỉ chấp nhận dự phòng cty C là 50% thì mình làm thế nào ạ?
Bạn cứ hạch toán bình thường, đến khi chốt số cuối năm để quyết toán thuế thì hạch toán bút toán chênh lệch tạm thời giữa tax và kế toán. Do bạn trích khấu hao nhiều hơn quy định thuế => phát sinh tài sản thuế hoãn lại, số tiền = phần chênh lệch 10% của 200tr là 20.
N243 20tr
C8212 20tr
 
K

khanhhuyen146

Sơ cấp
9/4/15
46
3
8
36
Chào Bạn!

Trường hợp trích dự phòng nợ phải thu khó đòi thực hiện theo TT228 và TT89 bổ sung TT228, cụ thể như sau:

"Điều 6.Dự phòng nợ phải thu khó đòi.

1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp."

Căn cứ theo điều khoản của Thông tư hướng dẫn mà làm Bạn nhé. Bạn chú ý ở những dòng tô đậm nhé. Nếu thiếu những chứng từ đó, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận chi phí dự phòng bạn đã lập. Công ty mình đã từng gặp trường hợp này nên chia sẻ với Bạn nắm thêm thông tin.

Chúc Bạn thành công!
 
K

khanhhuyen146

Sơ cấp
9/4/15
46
3
8
36
Nếu cơ quan thuế không chấp nhận chi phí dự phòng đã lập vậy mình sẽ phải giải quyết vẫn đề như thế nào ạ, có phải hoàn nhập lại dự phòng không ?
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Nếu cơ quan thuế không chấp nhận chi phí dự phòng đã lập vậy mình sẽ phải giải quyết vẫn đề như thế nào ạ, có phải hoàn nhập lại dự phòng không ?
Lý do không chấp nhận là gì bạn?
 
B

bíchvcu96

Guest
23/5/17
7
0
1
27
Lý do không chấp nhận là gì bạn?
chị ơi cho em hỏi một chút ạ, nếu cơ quan thuế không chấp nhận hoặc chấp nhận một phần thì cuối năm quyết toán thuế tndn nó là chênh lệch tạm thời hay vĩnh viễn ạ?
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
chị ơi cho em hỏi một chút ạ, nếu cơ quan thuế không chấp nhận hoặc chấp nhận một phần thì cuối năm quyết toán thuế tndn nó là chênh lệch tạm thời hay vĩnh viễn ạ?
Chênh lệch gì. Bạn phải tìm ra nguyên nhân chính xác là gì. Ko có chuyện tạm thời nhé.
 
B

bíchvcu96

Guest
23/5/17
7
0
1
27
Chênh lệch gì. Bạn phải tìm ra nguyên nhân chính xác là gì. Ko có chuyện tạm thời nhé.
vì e đang học kế toán thuế trên trường nên cũng k nắm rõ lắm, đề bài chỉ nói là cơ quan thuế chỉ cho lập dự phòng 1 phần trong số mình đã trích lập thôi ạ
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
vì e đang học kế toán thuế trên trường nên cũng k nắm rõ lắm, đề bài chỉ nói là cơ quan thuế chỉ cho lập dự phòng 1 phần trong số mình đã trích lập thôi ạ
À, nếu là vụ học thì bạn hỏi người ra đề đi,
cái này là cảm hứng thôi mà.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA