Luận văn Nguyên vật liệu

  • Thread starter hai_pt
  • Ngày gửi
H

hai_pt

Guest
13/10/05
36
0
6
Thanh Xuân - Hà Nội
Em chuẩn bị đi thực tập và viết luận văn và báo cáo tốt nghiệp về đề tài nguyên vật liệu. Nhưng em chưa biết viết thế nào? Em cần tài liệu tham khảo.
Em rất mong được sự giúp đỡ của các thành viên để em có thể hoàn thành công việc của mình. Ai có tài liệu về đề tài này xin gửi vào địa chỉ Email của em là hai_mor@yahoo.com
Em xin cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

chat_xenlulo

Guest
mình cũng đang viết về nguyên vật liệu, mình có một số đề tài về nó, nhưng bạn viết về loịa doanh nghiệp gì(doanh nghiệp xây lắp thì mình chịu, vì mình đang bí).
Địa chỉ của bạn là hai_mor à
 
N

ngocsuongou

Guest
17/4/07
2
0
0
tp.hcm
Phân Tích Yếu Tố Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Nhựa

Xin Chào Anh, Chị!
Hiện Em đang thực tập và viết báo cáo về đề tài KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHÂN TÍCH YẾU TỐ NGUYÊN VẬT LIỆU tại công ty sản xuất nhựa (sản xuất túi nhựa xuất khẩu). Anh, Chị có kinh nghiệm về đề tài này xin hướng dẫn Em làm báo cáo được không ạ! Em cũng đang tìm nhiều luận văn mẫu tham khảo để làm đề tài này, mong các Anh, Chị giúp Em với! Em xin cảm ơn rất nhiều ạ!!!!!!! Á, địa chỉ mail của Em là ngocsuongnt203@gmail.com:biggrinda
 
N

NGUYÊN THU HOAI

Guest
XIN CHÀO TẤT CÀ CÁC ANH CHỊ, CÁC BẠN!
Mình cũng đang cần đề tài nguyên vật liệu tại công ty sản xuất dầu ăn . các anh chị có kinh nghiệm về đề tài này xin hứơng dẫn em làm báo cáo dc ko ạ!
em cũng đang cần gấp đề cương về đề tài này nếu ai có xin gửi cho em theo đc: huongquan1988@yahoo.com.Em rất cám ơn
 
Y

YIthocon

Guest
31/5/06
3
0
0
Moc Chau - Son La
em cũng đang định viết về đề tài NVL tại công ty cơ khí nè! các bác ai có tài liệu và kinh nghiệm thì giúp em với ha.
địa chỉ email của em:YIthocon_161@yahoo.com
thanks you nhìu!
 
T

thao mai

Guest
13/3/07
1
0
0
thanh pho hochiminh
cac anh chi va cac ban giup em voi !!!!!!!!!!!!!
Co tai lieu nao viet ve tam quan trong cua nguyen vat lieu trong ke toan khong cac anh chi oi. Neu anh chi nao co y gi cho em biet voi.

Cam on anh chi nhieu nhieu lam! lien lac voi em qua email : hopemttt@yahoo.com
 
G

giaoketoan

Guest
29/2/08
1
0
0
hcm
chao ban

mình cũng đang viết về nguyên vật liệu, mình có một số đề tài về nó, nhưng bạn viết về loịa doanh nghiệp gì(doanh nghiệp xây lắp thì mình chịu, vì mình đang bí).
Địa chỉ của bạn là hai_mor à

minh cung dang lam ve ke toan NVL ne ma minh ko biet phai viet sao, neu cac ban co tai lieu or luan van gi gi lien quan den kt NVL thi gui cho minh voi. minh xin cam on nhieu nhieu lam...ah dia chi mail cua minh la heocon27_03@yahoo.com:066:
 
D

ducanh161087

Guest
18/1/08
41
0
0
36
my duc
ai cung nho vay thi ai giup ho ha cac bac
thoi tu tim di cac bac a
hay hoi cac anh chi khoa truoc do hay mua ngoai cung dc ma cac bac kheo mot chut thi nho giao vien huong dan cua minh do ho co rat nhieu bai bao cao tu cac khoa truoc cac bac hoi kheo la co the co bai tot nhat do.hiiiiiii
chuc cac bac thanh cong
dung bao gio than van nua cac bac a.
 
D

ducanh161087

Guest
18/1/08
41
0
0
36
my duc
chu yeu la cac bac xin dc so lieu con viet the nao thi co trinh tu san roi con gi
truoc khi di thuc tap truong co ban cho cac bac quyen huong dan thuc tap ko a?
con bon em thi co san du cac de tai luon hiiiiii
nhieu qua khien bon em chang biet viet ve cai gi nua ne
em cung sap di thuc tap roi nhung nha truong cho em tu chon em van muon viet ve tien luong va vat lieu
nhung ke cu den luc do di thuc tap hay hay
cac thay co ai cung giup do minh neu minh nho ma
em cung vay co le em se nho nhieu nguoi huong dan tot hon 1 nguoi hay ko co ai phai ko cac bac.hiiiiiiiiiiiiii
 
D

ducanh161087

Guest
18/1/08
41
0
0
36
my duc
hom nay bon em hoc ke toan so ma vao nhieu qua gan 20 quyen so that do
 
D

ducanh161087

Guest
18/1/08
41
0
0
36
my duc
hoc dc 3 tiet buoi sang thoi con chieu chi hoc 2 tiet cuoi con choi xuot
em luot web toe ma thay cac bac hoi nhieu qua
noi tom lai la cu hoi hoai ma chang co ich loi gi chang co ai giup dc cuoi cung van phai tu may mo ma la thoi
kho nhi cac bac?
 
L

LILU

Guest
3/12/07
3
0
0
36
DAKLAK
Mình Là Người Moi, Hãy Giúp Mình Với Nha

mình cũng đang viết về nguyên vật liệu, mình có một số đề tài về nó, nhưng bạn viết về loịa doanh nghiệp gì(doanh nghiệp xây lắp thì mình chịu, vì mình đang bí).
Địa chỉ của bạn là hai_mor à

mình là Thanh, minh cung dang làm kế toán về NVL và cong cụ dụng cụ nữa, làm trong DN SX da và hóa chất, giúp minh nha, có luận văn thì cho mình tham khao với
 
M

meotroc

Guest
11/4/08
3
0
0
Quảng Ngãi
ai giúp em với....em muốn có 1 luận văn hoàn chỉnh về đề tài Nguyên Vật Liệu. Em cám ơn nhìu nhìu>.<
 
D

ducanh161087

Guest
18/1/08
41
0
0
36
my duc
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước thay đổi mạnh mẽ: Chuyển từ cơ chế tập chung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng muốn đứng vững trong cơ chế thị trường thì phải lấy thu bù chi, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển hơn nữa.
Vật liệu trong các cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa là cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Bởi vậy, tổ chức công tác quản lý và hạch toán chính xác chi tiết vật liệu không những là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc tính tổng sản phẩm đúng mà còn là biện pháp không thể thiếu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh.
Muốn đạt được mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý một cách hữu hiệu đem lại hiệu quả là hạ giá thành sản phẩm. Điều này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp tổ chức tốt việc hạch toán kế toán vật liệu trong quá trình luân chuyển nhằm tránh mọi sự lãng phí không cần thiết. Từ đó giúp cho sự xác định nhu cầu nguyên liệu vật liệu dự trữ (tồn kho) một cách hợp lý tránh ứ đọng.
Từ các vấn đề trên cùng với qua thời gian được thực tập tìm hiểu tại công ty Cổ Phần SXKD Vật Tư Thiết Bị Than Nội Địa, em càng khẳng định được tầm quan trọng của kế toán vật liệu. Nhận thức được tầm quan trọng của NL, VL, CCDC em đã chọn chuyên đề: “Kế toán nguyên liệu vật liệu và CCDC”.
Nội dung gồm 3 chương:
Chương I : Các vấn đề chung về kế toán NL, VL và CCDC.
Chương II: Thực tế công tác kế toán NL, VL và CCDC tại công ty Cổ Phần SXKD Vật Tư Thiết Bị Than Nội Địa.
Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán NL, VL và CCDC.
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NL,VL VÀ CCDC
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NL, VL VÀ CCDC TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm và đặc điểm của NL, VL và CCDC
* Khái niệm:
- Nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ - là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm.
- Công cụ , dụng cụ là những tư liệu lao động không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH. Ngoài ra, những TLLĐ không có tính bền vững như đồ dùng bằng sành sứ, thủy tinh, giày, dép và quần áo làm việc,... Dù thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH nhưng vẫn coi là công cụ dụng cụ.
* Đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu:
- Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dich vụ.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất NL, VL thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ một lần vào CPSXKD.
* Đặc điểm của công cụ dụng cụ:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dich vụ.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị bị hao mòn dần được dịch chuyển từng phần vào CPSXKD trong kỳ.
Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn được quản lý và hach toán như TSLĐ.
1.2. Vai trò của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xuất kinh doanh
Nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí về các nguyên liệu, vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mỗi sự biến động về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng, biến động đến giá thành sản phẩm.
Như vậy, có thể khẳng định NL, VL, CCDC đóng vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp. Do tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán vật liệu đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng.
2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NL, VL VÀ CCDC
2.1. Phân loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
* Phân loại nguyên liệu vật liệu theo vai trò tác dụng của NL, VL trong quá trình sản xuất kinh doanh được chia thành các loại sau:
- NL, VL chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là các loại NL, VL khi tham gia vào qúa trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm.
- Vật liệu phụ là những loại NL, VL khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm, nhưng có vai trò nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất.
Căn cứ vào công dụng, vật liệu phụ được chia thành các nhóm:
+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng nguyên liệu vật liệu chính.
+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm.
+ Nhóm vật liệu đảm bảo điều kiện cho quá trình sản xuất.
- Phụ tùng thay thế: là những chi tiết phụ tùng máy móc, thiết bị được dự trữ để sử dụng cho việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của TSCĐHH.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là các loại vật liệu và thiết bị dùng cho công tác xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ.
- Vật liệu khác bao gồm các loại vật liệu chưa được phản ánh ở các loại vật liệu trên.
Công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất được phân chia như sau:
* Căn cứ vào nội dung kinh tế phân loại CCDC theo phương pháp phân bổ:
+ Dụng cụ giá lắp, đồ nghề chuyên dùng cho sản xuất
+ Công cụ dụng cụ dùng cho công tác quản lý
+ Quần áo bảo hộ lao động
+ Khuôn mẫu đúc sẵn
+ Lán, trại tạm thời
+ Các loại bao bì dùng để chưa đựng hàng hóa, vật liệu
+ Các loại công cụ dụng cụ khác
* Căn cứ vào nội dung kinh tế phân loại công cụ dụng cụ theo yêu cầu quản lý, ghi chép kế toán được chia thành 3 loại
+ Công cụ dụng cụ
+ Bao bì luân chuyển
+ Đồ dùng cho thuê
Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất, có thể căn cứ vào đặc tính lý, hóa của từng loại để chia thành từng nhóm, từng thứ nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ.
2.2. Đánh giá NL, VL và CC, DC
- Nguyên tắc đánh giá NL, VL, và CC, DC:
Đánh giá NL, VL và CC, DC là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc kế toán hàng tồn kho (trong đó bao gồm cả NL, VL và CC, DC) phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Giá gốc NL, VL,CCDC nhập, xuất kho:
* Giá gốc NL, VL và CCDC nhập kho:
+ Mua ngoài: được tính theo công thức sau:

Giá gốc nguyên Giá mua ghi trên Chi phí có
liệu, vật liệu và hóa đơn sau khi trừ Các loại thuế liên quan
công cụ, dụng = đi các khoản triết + không được + trực tiếp đến
cụ mua ngoài khấu, giảm giá hoàn lại việc mua
nhập kho hàng mua hàng

Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho (chi phí bao bì, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi ...).
+ Giá gốc nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tự chế biến nhập kho được tính theo công thức sau:
Gía gốc Gía gốc
VL,CCDC = vật liệu + Chi phí chế biến
nhập kho xuất kho
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chế biến NL, VL và CCDC.
+ Giá gốc NL, VL và CCDC thuê ngoài gia công chế biến nhập kho, được tính theo công thức sau:
Giá gốc Giá gốc NL, Tiền công Chi phí vận chuyển
NL, VL = VL xuất kho + phải trả cho + bốc dỡ và các chi
và CCDC thuê ngoài người chế phí có liên quan trực
nhập kho chế biến biến tiếp khác
+ Giá gốc NL, VL và CCDC nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá thực tế do hội đồng thẩm định đánh giá lại và được chấp thuận cộng với các chi phí tiếp nhận (nếu có).
+ Giá gốc của NL,VL và CCDC nhận biếu, tặng, viện trợ,...
Giá gốc nguyên liệu Giá trị hợp lý ban đầu Các chi phí khác có
vật liệu và công cụ = của những NL,VL, + liên quan trực tiếp
dụng cụ nhập kho CCDC tương đương đến việc tiếp nhận
Ngoài ra để đánh giá NL,VL còn có rất nhiều cách đánh giá khác nhau.
* Giá gốc NL, VL, CCDC xuất kho:
+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Giá trị thực tế của NL, VL và CCDC xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ NL,VL và CCDC có giá trị lớn và có thể nhận diện được.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Trong phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì gía trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho tại thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặ gần cuối kỳ còn tồn kho.
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Trong phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
+ Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ (bình quân gia quyền cuối kỳ). Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp (bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập).

Giá trị thực tế Số lượng NL, VL Đơn giá bình
NL,VL, CCDC = và CCDC xuất ´ quân gia
xuất kho kho quyền
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính một trong các phương án sau:
Phương án 1: Tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (còn gọi là giá bình quân gia quyền toàn bộ luân chuyển trong kỳ).
Đơn giá Gía trị thực tế NL, VL, + Gía trị thức tế NL, VL,
bình quân = CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ
gia quyền cả Số lượng NL, VL, CCDC + Số lượng NL, VL,CCDC
kỳ dự trữ tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Phương án 2: Tính theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (còn gọi là giá bình quân gia quyền liên hoàn).
Đơn giá Giá trị thực tế NL, VL Giá trị thực tế NL, VL,
bình quân CCDC tồn kho + CCDC nhập kho của
gia quyền = trước khi nhập từng lần nhập
sau mỗi Số lượng NL, VL, Số lượng NL, VL,
lần nhập CCDC tồn kho + CCDC nhập kho của
trước khi nhập từng lần nhập
+ Đánh giá NL,VL và CCDC theo giá hạch toán:
Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất nhiều mặt hàng thường sử dụng nhiều loại,nhóm,thứ nguyên liệu,vật liệu và công cụ dụng cụ hoạt động nhập xuất NL,VL và CCDC diễn ra thường xuyên, liên tục ,tính theo phương pháp giá gốc(giá trị thực tế) thì rât phức tạp,khó đảm bảo yêu cầu kịp thời của kế toán. Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống giá hạch toán ghi chép hàng ngày trên phiếu nhập, phiếu xuất và ghi sổ kế toán chi tiết NL,VL và CCDC.
Giá hạch toán là giá do kế toán của doanh nghiệp tư xây dựng,có thể là giá kế toán,hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được trên thị trường.Giá hạch toán được áp dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp và được sử dụng tương đối ổn định lâu dài.Trường hợp có sự biến động lớn về giá cả doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống giá hạch toán.
Kế toán tổng hợp NL,VL và CCDC phải tuân thủ theo nguyên tắc tính theo giá trị thực tế.Cuối tháng kế toán phải xác định hệ số chênh lệch giữa giá tri thực tế và giá trị hạch toán của từng thứ (nhóm hoặc loại) NL,VL và CCDC để điều chỉnh giá hạch toán xuất kho thành giá trị thực.
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của từng loại NL,VL và CCDC được tính theo công thức sau:
Hệ số Giá trị thực tế NLVL,CCDC + Giá trị thực tế NLVL,CCDC
chênh = tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
lệch giá Giá trị hạch toán NLVL, + Giá trị hạch toán NLVL,
CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ

Giá trị thực tế Giá trị hạch Hệ số
NLVL,CCDC = toán NLVL, ´ chênh
xuất kho CCDC xuất kho lệch giá

3. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NL, VL VÀ CCDC
Để phát huy vai trò chức năng của kế toán trong công tác quản lý NL,VL và CCDC trong doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kip thời số lượng, khối lượng, phẩm chất, quy cách và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ NL,VL và CCDC nhập, xuất kho.
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá NL,VL và CCDC nhập, xuất kho. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận, phòng ban chấp hàng các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chứng từ kế toán.
- Mở các loại sổ (Thẻ) kế toán chi tiết theo từng thứ nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ theo đúng chế độ, phương pháp quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ theo dự toán, tiêu chuẩn, định mức chi phí và phát hiện các trường hợp vật tư bị ứ đọng hoặc bị thiếu hụt, tham ô, lãng phí, xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý.
- Tham gia kiểm kê và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước.
- Cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ công tác quản lý. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản và sử dụng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
4. THỦ TỤC QUẢN LÝ NHẬP - XUẤT KHO NL, VL VÀ CCDC VÀ CÁC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN LIÊN QUAN
4.1. Thủ tục nhập kho
Bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng đã ký kết, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng. Khi hàng về đến nơi, nếu xét thấy cần thiết có thể lập ban kiểm nghiệm để kiểm nhận và đánh giá hàng mua về các mặt số lượng, khối lượng, chất lượng và quy cách, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm ban kiểm nghiệm lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”. Sau đó bộ phận cung cấp hàng lập “Phiếu nhập kho” trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua hàng làm thủ tục nhập kho. Thủ kho sau khi cân, đong, đo, đếm sẽ ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập và sử dụng để phẩn ánh số lượng nhập và tồn của từng thứ vật tư vào Thẻ kho, trường hợp phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách phẩm chất, thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao lập biên bản. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển giao phiếu nhập cho kế toán vật tư làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
4.2. Thủ tục xuất kho
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh các bộ phận vật tư viết phiếu xin lĩnh vật tư. Căn cứ vào phiếu xin lĩnh vật tư bộ phận cung cấp vật tư viết phiếu xuất kho trình giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho xuất vật liệu và ghi số thực xuất vào phiếu xuất, sau đó ghi số lượng xuất và tồn kho của từng thứ vật tư vào Thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển phiếu xuất cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất để lấy số liệu ghi sổ kế toán.
4.3. Các chứng từ có liên quan
Chứng từ kế toán sử dung được quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quy định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các quyết định khác có liên quan, bao gồm:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT)
+ Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 – VT - 3LL)
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu 08 - VT)
+ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02 - BH)
Các chứng từ kế toán hướng dẫn:
+ Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 – VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 05 – VT)
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07 – VT)
5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI TIẾT NL, VL VÀ CCDC
· Phương pháp ghi thẻ song song
Nguyên tắc hạch toán: ở kho, thủ kho ghi chép tình hình Nhập - Xuất - Tồn trên Thẻ kho về mặt số lượng. ở phòng kế toán sử dụng Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình Nhập - Xuất - Tồn của từng thứ vật tư về mặt số lượng và giá trị.
Trình tự kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ Nhập - Xuất kho vật tư hợp pháp, hợp lệ thủ kho tiến hành nhập, xuất kho và ghi số lượng nguyên liệu vật liệu và CCDC thực nhập, thực xuất vào chứng từ sau đó ghi vào thẻ kho và tính số tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất. Hàng ngày, sau khi ghi xong vào thẻ kho, thu kho phải chuyển những chứng từ Nhập - Xuất cho phòng kế toán có kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập.
(2) Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ Nhập - Xuất vật tư kế toán phải kiểm tra chứng từ kế toán, hoàn chỉnh chứng từ: Ghi đơn giá, tính thành tiền, phân loại chứng từ sau đó ghi vào Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết.
(3) Định kỳ hoặc cuối tháng kế toán chi tiết vật tư và thủ kho đối chiếu số lượng giữa Thẻ kho với Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết.
(4) Căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết để lập bảng kê tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn, mỗi thứ vật tư ghi 1 dòng sau đó tổng hợp theo tưng nhóm, từng loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ. Số liệu này dùng để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp.
Sơ đtrình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song.
Sổ tổng hợp

Thẻ kho

Sổ chi tiết
VL,CCDC

Chứng từ nhập

Bảng tổng hợp N-X-T

Chứng từ xuất


Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Ưu điểm, nhược điểm
- Ưu điểm: Việc ghi sổ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số lượng, phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý.
- Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn bị trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép nhiều. Công việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu dồn vào ngày cuối tháng không đảm bảo yêu cầu kịp thời của kế toán.
* Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Nguyên tắc hạch toán: Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi số luợng nhập, xuất, tồn trên thẻ kho, kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi số lượng, giá trị nhập, xuất, tồn của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ .
Trình tự kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
(1) Thủ kho tiến hành công việc quy định tương tự phương pháp thẻ song song.
(2) Định kỳ, kế toán mở bản kê tổng hợp nhập, xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất của từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ luân chuyển trong tháng theo chỉ tiêu trên số lượng và giá trị.
(3) Căn cứ vào số tổng hợp trên bản kê để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, mỗi thứ ghi một dòng vào ngày cuối tháng. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở và dùng cho cả năm.
(4) Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ trên thẻ kho với số đối chiếu luân chuyển.
(5) Đối chiếu giá trị nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ nhập - xuất - tồn trên sổ đối chiếu luân chuyển với sổ kế toán tổng hợp.








Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Bảng kê xuất

Bảng kê nhập

Sổ kế toán tổng hợp

Sổ đối chiếu luân chuyển

Phiếu nhập

Thẻ kho

Phiếu xuất



Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

Ưu điểm, nhược điểm:
- Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày do kế toán chi tiết vật liệu chỉ theo dõi về mặt giá trị của từng nhóm vật tư tránh được việc trùng lặp với thủ kho, công việc kế toán tiến hành đều trong tháng thực hiện việc kiểm tra giám sát thường xuyên của kế toán.
- Nhược điểm: Khó phát hiện được nguyên nhân khi đối chiếu phát hiện ra sai sót và đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý của thủ kho và kế toán phải cao.
· Phương pháp sổ số dư:
+ Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép số lượng nhập xuất tồn vào cuối kỳ, phải ghi số tồn kho đã được tính trên thẻ kho của từng thứ NVL, CCDC vào cột số lượng trên sổ số dư.
+ Tại phòng kế toán: Kế toán vật tư khi nhận được phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất từng nhóm NVL và CCDC đính kèm chứng từ gốc phải kiểm tra việc phân loại chứng từ và ghi giá hạch toán trên chứng từ gốc, tổng cộng số tiền để ghi vào cột số tiền trên phiếu xuất nhập. Sau đó lập bảng lũy kế Nhập - Xuất - Tồn kho để lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn (nếu vật tư được bảo quản ở nhiều kho).
Cuối tháng căn cứ vào thẻ kho, thủ kho ghi số lượng VL, CCDC vào sổ số dư sau đó chuyển cho phòng kế toán. Sổ số dư do kế toán lập cho từng kho và dùng cho cả năm giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng.
Khi nhận sổ số dư, kế toán kiểm tra và ghi chỉ tiêu giá trị vào sổ số dư, sau đó đối chiếu giá trị trên bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho hoặc bảng tổng hợp xuất tồn với sổ số dư.
Ưu điểm, nhược điểm:
- Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày do kế toán chi tiết vật liệu chỉ theo dõi về giá trị từng nhóm vật tư tránh việc trùng lặp với thủ kho, công việc kế toán tiến hành đều trong tháng, thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên của kế toán.
- Nhược điểm: Khó phát hiện được nguyên nhân khi đối chiếu phát hiện ra sai sót và đòi hỏi yêu cầu, trình độ quản lý của thủ kho và kế toán phải cao.










Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư:

Bảng lũy kế Nhập-Xuất-Tồn

Bảng giao nhân chứng từ xuất

Sổ tổng hợp Nhâp-Xuất-Tồn

Thẻ kho

Sổ số dư

Bảng giao nhận chứng từ nhập

Chứng từ nhập

Chứng từ xuất






Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
6. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
· Tài khoản kế toán sử dụng:
* TK 152 – Nguyên liệu vật liệu
+ Công dụng: Phản ánh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
+ Kết cấu và nội dung:





Nợ TK 152 Có
1. Trị giá thực tế Nl, VL nhập kho do mua ngoài, tự chế thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc nhập từ các nguồn vốn khác.
- Trị giá NL, VL thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Trị giá thực tế NL, VL xuất kho dùng cho SXKD để bán thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
- Trị giá NL, VL trả lại người bán hoặc được giảm giá.
- Trị giá NL, VL thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
Số Dư: Trị giá thực tế NL, VL tồn kho cuối kỳ



* TK 153 – Công cụ dụng cụ
+ Công dụng: Phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm các loại công cụ, dụng cụ trong kho của doanh nghiệp
+ Kết cấu và nội dung:
Nợ TK 153 Có
- Trị giá thực tế CCDC nhập kho do mua ngoài, tự chế biến, thuê ngoài chế biến, nhận góp vốn liên doanh.
- Trị giá CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Trị giá CCDC cho thuê nhập lại kho.
- Trị giá thực tế CCDC xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn liên doanh.
- Trị giá CCDC trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá.
- Trị giá công cụ dụng cụ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
Số Dư: Trị giá thực tế CCDC tồn kho



* TK 331 - Phải trả cho người bán.
+ Công dụng: Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghịêp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký. Tài khoản này đã được sử dụng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
+ Kết cấu và nội dung:
Nợ TK 331 Có
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa và công cụ dịch vụ,người nhận thầu xây lắp.
- Số tiền ứng trước cho người bán,người cung cấp,người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
- số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng.
- Chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp trừ vào nợ phải trả.
- sổ kết chuyển về giá trị vật tư,hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
- số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp.
- Điều chỉnh giá thậm tính về giá thực tế của vật tư, hàng hóa, dịch vụ giá nhập khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức.

Số Dư (nếu có): phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết từng đối tượng cụ thể.
Số Dư: Số tiền còn phải trả cho người bán.







* TK 151: “Hàng mua đang đi trên đường”
+ Tác dụng: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, đang ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
+ Kết cấu và nội dung:
Nợ TK 151 Có
- Giá trị vật tư hàng hóa đã mua đang đi trên đường.
- Giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường, đã nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho các bộ phận sử dụng, cho khách hàng.

Số Dư: Giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho (hàng đi đường)



6.1. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến NL,VL và CC, DC.
* Kế toán tổng hợp nhập kho NL, VL và CC, DC
+ Mua ngoài:
Mua trong nước:
Nợ TK 152,153
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331...
Mua nhập khẩu:
- Nếu NL, VL, CCDC nhập khẩu dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Nợ TK 152, 153 - theo giá thực tế
Có TK 111, 112,331 - Số tiền phải trả, phải trả người bán và chi phí vận chuyển bốc dỡ.
Có TK 3333 - thuế xuất thuế nhập khẩu.
Có TK 413 - chênh lệch tỉ giá
- Nếu NVL, CCDC nhập khẩu dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, chương trình...
Nợ TK 152, 153
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333
Có TK 413
+ Nhập VL, CCDC tự chế biến hoặc thuê gia công chế biến.
Nợ TK 152,153
Có TK 154 - giá thực tế vật liệu tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công.
+ Nhận góp vốn kính doanh được cấp phát.
Nợ TK 152
Có TK 441
+ Nhận biếu tặng viện trợ
Nợ TK 152, 153
Có TK 711
+ Do thu hồi vốn góp liên doanh
Nợ TK 152, 153
Có TK 128, 222
+ Do sản xuất không dùng hết hoặc phế liệu thu hồi nhập kho:
Nợ TK 152, 153
Có TK 621,627,641,642,154, 711
+ Do kiểm kê phát hiện thừa
Nợ TK 152, 153
Có TK 632 - thừa trong định mức
Có TK 338 - thừa ngoài định mức chờ xử lý
+ Do đánh giá lại:
Nợ TK 152, 153
Có TK 412
* kế toán tổng hợp xuất kho NL, VL và CCDC
- Kế toán tổng hợp xuất kho NL, VL
+ Dùng cho sản xuất kinh doanh
Nợ TK 621,627, 641,642, 241
Có TK 152
+Nhận góp vốn liên doanh
· Nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá trị thực tế VL xuất kho.
Nợ TK 128,222 - trị giá vốn góp
Có TK 152
Có Tk 412 - Phần chênh lệch
· Nếu giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị thực tế VL
Nợ TK 128, 222
Có TK 412
Có TK 152
+ Xuất vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài chế biến
Nợ TK 154
Có TK 152
+ Xuất kho vật liệu cho vay tạm thời
Nợ TK 138 - cá nhân tập thể cho vay
Nợ TK 136 - cho vay nội bộ tạm thời
Có TK 152
+ Xuất vật liệu bán, thưởng
Nợ TK 632
Có TK 152
+ Kiểm kê phát hiện thiếu
Nợ TK 138 (1388) - thiếu cá nhân bồi thường
Nợ TK 334 - khấu trừ vào lương
Nợ TK 632 - thiếu trong định mức
Nợ TK 138 (1381) - thiếu ngoài định mức
Có TK 152 - trị giá VL thiếu
+ Giảm theo quyết định của nhà nước
Nợ TK 412
Có TK 152























Sơ đồ kế toán tổng hợp VL theo phương pháp kê khai thường xuyên
(tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
TK 111, 112, 141, 331 TK 152 TK621

Mua ngoài vật liệu Xuất chế tạo sản phẩm
TK 133
Thuế GTGT

TK 151 TK 627, 641, 642

Hàng đi đường nhập kho Xuất cho SXC, bán hàng
Quản lý doanh nghiệp

TK 411 TK 128, 222

Cấp phát, nhận góp vốn LD Góp vốn liên doanh


TK 154 TK154

NVL thuê ngoài chế biến Xuất VL tự chế hay
Tự chế nhập kho thuê ngoài chế biến

TK 128, 222 TK 632

Nhận lại vốn liên doanh Xuất vật liệu bán


TK 632, 3381 TK 632, 138, 334

Phát hiện thừa khi Phát hiện thiếu khi
kiểm kê kiểm kê

TK 711 TK

VL được tặng thưởng Đánh giá giảm VL
Viện trợ

Đánh giá tăng VL


- Kế toán tổng hợp xuất kho CCDC
· Phân bổ 1 lần: áp dụng với những CCDC xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị xuất tương đối nhỏ.
Nợ TK 627 (6273) - xuất ở phân xưởng
Nợ TK 641 (6413) - xuất ở bộ phận tiêu thụ
Nợ TK 642 (6423) - xuất trung cho toàn doanh nghiệp
Có TK 153 (1531)
· Phân bổ dần giá trị: (2 lần trở lên): áp dụng với CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài.
Số phân bổ lần đầu = 50% giá trị thực tế xuất dùng.
Số phân bổ lần 2 = Giá trị báo hỏng _ Phế liệu thu _ Số bồi thường
2 hồi (nếu có) (nếu có)
Nợ TK 142 (1421), 242 – giá trị thực tế xuất dùng
Có TK 153 – giá trị thực tế xuất dùng
Nợ TK 627, 641, 642 – 50% giá trị xuất dùng
Có TK 142, 242 – 50% giá trị xuất dùng
Nợ TK 152 - phế liệu thu hồi
Nợ TK 138, 334 - số bồi thường(nếu có)
Nợ TK 627, 641, 642 – giá trị còn lại CCDC
· Phân bổ nhiều lần (3 lần trở lên): áp dụng với CCDC xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao, mục đích thay thế mới, trang bị hàng hóa phục vụ cho nhiều KT hạch toán.
Nợ TK 142, 242
Có TK 153
Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142 (1421), 243
+ Xuất bao bì tính luân chuyển:
Nợ TK 142, 242 – giá trị thực tế bao bì luân chuyển xuât dùng
· Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì tính vào chi phí sử dụng:
Nợ TK 152
Nợ TK 641 – chi phí bán hàng
Có TK 142, 242 – giá trị hao mòn bao bì
Khi thu hồi bao bì luân chuyển nhập kho:
Nợ TK 153 (1532) – giá trị còn lại bao bì
Có TK 142, 242 – giá trị còn lại bao bì
Xuất đồ dùng cho thuê:
Nợ TK 142, 242
Có TK 153
Khi chuyển CCDC thành đồ dùng cho thuê hoặc đồ dùng mua ngoài nhập kho.
Nợ TK 153
Nợ TK 133
Có TK 153 - chuyển CCDC thành đồ dùng
Có TK 111, 112, 331
+ Xác định giá trị hao mòn cho thuê
Nợ TK 635 - hoạt động cho thuê không thường xuyên
Nợ TK 627 - hoạt động cho thuê thường xuyên
Có TK 142, 242
+ Phản ánh số thu về cho thuê đồ dùng:
Nợ TK 111, 112, 131 - tổng số thu về cho thuê
Có TK 515 - hoạt động không thường xuyên
Có TK 511 - hoạt động thường xuyên
Có TK 333
+ Khi thu hồi đồ dùng cho thuê
Nợ TK 153 – giá trị còn lại
Có TK 142, 244 – giá trị còn lại

Sơ đồ kế toán tổng hợp CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên:
TK 111, 112, 141, 331 TK 153 TK 627, 641, 642

Mua ngoài CCDC Xuất CCDC loại phân
TK133 bổ lần 1
Thuế GTGT TK 142, 242
Xuất dùng Phân bổ
TK 151 CCDC loại dần vào
phân bổ dần chi phí
Hàng đi đường nhập kho



TK 411 TK 154

Nhận cấp phát, góp vốn CCDC thuê ngoài, tự
chế xuất khẩu
TK 711 TK 128, 222

Nhận viện trợ, biếu tặng Xuất CCDC góp vốn
liên doanh
TK 154 TK 632

CCDC thuê ngoài, tự chế Xuất bán CCDC
nhập kho
TK 1381, 334
Kiểm kê phát
TK 711 hiện thiếu
TK 412
Nhận góp vốn liên doanh Đánh giá giảm CCDC

Đánh giá tăng CCDC


· Kế toán tổng hợp CCDC, VL theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên và liên tục về tình hình biến động các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm.
Giá trị VL, Giá trị VL, Tổng giá trị Gía trị VL,
CCDC xuất = CCDC tồn + VL, CCDC - CCDC tồn
trong kỳ đầu kỳ tăng trong kỳ cuối kỳ

Các TK sử dụng:
TK 611: Mua hàng
+ Tác dụng: phản ánh giá trị VL, CCDC hàng hóa mua vào trong kỳ
+ Nội dung và kết cấu:
TK 611 – mua NVL
TK 6112 – Mua hàng hóa
Nợ TK 611 Có
- Giá trị thực tế vật tư, hàng hóa - Kết chuyển giá trị thực tế VL,
vào trong kỳ hàng hóa bán trả lại CCDC, hàng hóa tồn kho cuối
kỳ (theo kết quả kiểm kê).
- Trị giá VL, CCDC, hàng hóa
xuất sử dụng trong thời kỳ
hoặc giá trị thực tế hàng bán.
- Trị giá VL, CCDC mua vào
hoặc trả lại cho người bán














Sơ đồ : Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ (thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ).

TK 151, 152 153 TK 611 TK 151, 152, 153

Giá trị VL, CCDC tồn Giá trị VL, CCDC tồn
đầu kỳ cuối kỳ

TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331

Giá trị VL, CCDC mua vào Giảm giá được hưởng,
hàng trả lại
TK 133 TK 133
Thuế GTGT
TK 411 TK 138, 334, 632

Nhận cấp phát, nhận góp vốn Giá trị thiếu hụt mất mát
liên doanh

TK 412 TK 621, 627, 641, 642

Đánh giá tăng VL, CCDC Giá trị VL, CCDC nhỏ
xuất dùng

TK 711 TK 1411, 242

Nhận viện trợ, tặng thưởng Giá trị CCDC Phân bổ
xuất dùng lớn dần vào
CPSXKD









CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SXKD VẬN TẢI THAN NỘI ĐỊA

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử kế toán
Đặc điểm tình hình chung của Công ty vật tư vận tải và chế biến than:
Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty than Việt Nam. Công ty có trụ sở đóng tại khối 3A - thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 390 NL/TCCB – LĐ ngày 26/6/1993 của Bộ trưởng năng lượng trên cơ sở kế thừa về cơ sở vật chất kỹ thuật, kế tục các hoạt động sản xuất của Công ty Than Ba trước đây.
Công ty thời bao cấp có nhiệm vụ vận chuyển than của hai mỏ Khánh Hòa và Núi Hồng đi tiêu thụ các tỉnh phía Bắc và cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên. Ngoài ra công ty còn làm nhiệm vụ tiếp nhận vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và cấp phát cho đơn vị thành viên trong công ty.Với cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty lúc bấy giờ gồm hàng trăm đầu xe ô tô với đầy đủ các chủng loại của nhiều nước khác nhau: Liên Xô, Tiệp Khắc, Nhật Bản,Đức... Cùng với hệ thống kho bãi phục vụ công tác tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vật tư, công ty còn có một hệ thống dịch vụ kỹ thuật phục vụ sửa chữa ô tô.
Từ nhưng năm 1990 trở về trước, công ty hoạt động theo hệ thống sản lượng công ty Than Ba, giao quyền tự chủ nên bị hạn chế, làm cho sức sáng tạo, năng động của Công ty không phát huy.
Đôi khi nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế thị trường có sự điều khiển của nhà nước, các thành phần kinh tế cũng bình đẳng phát triển, Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn mạnh của Công ty vận tải tư nhân với giá cước rẻ hơn, hoạt động năng động hơn. Việc đưa vào hoạt động có hệ thống đường sắt trở than từ Núi Hồng về Quán Chiều đã làm Công ty gần như mất hẳn việc làm vận tải xe ô tô cất trong kho bãi, đời sống cán bộ công nhân gặp nhiều khó khăn. Đối với sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường Công ty đã từng bước sắp xếp, sản xuất chuyển đổi cơ cấu đa dạng hóa ngành nghề để tồn tại và phát triển. Trước nhu cầu về chất đốt phục vụ cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, công ty đã đầu tư ba dây chuyền sản xuất than tổ ong của Trung Quốc với công suất 35.000.000 viên than/năm, với các công đoạn sản xuất được cơ giới hóa. Về cơ bản các xưởng sản xuất trên đã giải quyết được nguồn nhân lực đông đảo và bước đầu sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường.
Với chủ trương đa dạng ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm năm 1995 Công ty đầu tư thêm một xưởng máy vỏ bao bì xi măng cung cấp cho nhà máy xi măng La Hiên, một xưởng sản xuất bếp đun than, một xưởng lưới thép, Công ty đã thành lập trạm bán than ký hợp đồng tiêu thụ than cho các mỏ than trong và ngoài Công ty như: Cọc Sáu, Đèo Nai nhằm mục đích tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thu nhập.
Do có nhiều kinh nghiệm trong những năm công tác và cung ứng cho các đơn vị sản xuất, Công ty đã thành lập phòng kinh doanh chủ động tìm đến các bạn hàng, các đối tác nhằm nắm bắt cơ hội và ký kết hợp đồng để cung ứng các trang thiết bị một cách lâu dài tận dụng các kho bãi rộng địa điểm gần khu công nghiệp của thành phố Hà Nội, Công ty đã tạo thế vững mạnh giúp tăng doanh thu cho Công ty phục hồi vốn cung cấp trang thiết bị. Trong giai từ 1996 đến nay, Công ty không ngừng đầu tư phát triển sản xuất tăng cường công tác Marketing và tìm nguồn hàng, sau đó đảm bảo việc làm thu nhập cho người lao động đồng thời làm cho Công ty có lãi và có uy tín trên thị trường.
1.2. Vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế
Ra đời trong nền kinh tế thị trường, Công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt, để hòa mình vào xu thế phát triển chung của đất nước, Công ty không ngừng khắc phục những khó khăn đồng thời phát huy những ưu điểm của mình và có biện pháp đầu tư thích hợp bằng việc làm hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị các dây chuyền than chế biến có công suất cao và chất lượng dịch vụ tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường làm cho sản xuất lao động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Để đóng góp một phần vào quá trình CNH-HĐH đất nước, Công ty đã đề ra phương hướng kế hoạch cho những năm tiếp theo. Trong không khí sôi động của cơ chế thị trường với chính sách mở cửa của nhà nước hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đã và đang đi vào các hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Để đứng vững được trên thương trường và trở thành một Công ty có thế mạnh, Công ty thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm. Vì thế mà từ một Công ty chỉ có vài sản phẩm chủ yếu thì hiện nay Công ty đã phát triển và mở rộng quy mô sản xuất với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và đứng vững trên thị trường. Từ đó có thể nói Công ty có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, vì nó không những có thể cung cấp cho thị trường nội địa mà còn có thể đáp ứng cho các khu công nghiệp của nước ngoài với nhiều mặt hàng có chất lượng cao.
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
Tổng doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Nguyên giá TSCĐ
Vốn cố định
Vốn lưu động
Thu nhập bình quân
Số lao động
Triệuđồng
Triệuđồng
Triệuđồng
Triệuđồng
Triệuđồng
Triệuđồng
NĐ/người
Người
7.115
1.300
35
470
200
400
720
2.500
9.738
2.235
45
600
350
540
900
3.000
11.756
3.116
57
720
437
625
1.115
3.350




1.3. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một Công ty hạch toán độc lập của tổng Công ty than Việt Nam hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước và theo điều lệ của Công ty với phương thức thu chi hoạt động thu chi hoạt đông có lãi chức năng tổ chức SXKD sản phẩm theo nhu cầu của thị trường từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nhiệm vụ đặt ra là sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng cao mà giá thành rẻ để cạnh tranh được với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
· Tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần SXKD Vận Tải Thiết Bị Than Nội Địa là đơn vị sản xuất kinh doanh và chế biến than Việt Hùng cung cấp than và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Các xưởng chế biến than tổ ong đáp ứng nhu cầu chất đốt cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Xưởng sản xuất bếp đun than: tạo sự đồng bộ trong việc cung cấp sản phẩm, rất tiện lợi cho người tiêu dùng.
Xưởng sản xuất vỏ bao xi măng: cung cấp vỏ bao xi măng cho nhà máy xi măng La Hiên.
Xưởng sản xuất lưới thép: đứng đầu mỗi phân xưởng là các quản đốc có nhiệm vụ giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất ở các phân xưởng, the dõi nắm vững tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin một cách đầy đủ kịp thời cho ban giám đốc Công ty, giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định một cách hiệu quả.
· Quy trình sản xuất của doanh nghiệp:
Chủng loại và số lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu doanh nghịêp đang kinh doanh là các sản phẩm sản xuất như:
+ chế biến than tổ ong
+ sản xuất lưới thép
+ sản xuất vỏ bao xi măng
+ đoàn xe vận tải
+ kinh doanh than cám
Quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm chủ yếu
* Quy trình sản xuất than tổ ong
Phủ láng mành

Máy trắng

Các vỏ bao có nhiều lớp

Các vỏ bao được may theo KL

Vải nhựa

Máy may vỏ bao và máy hai đầu dung van tự động

Ghép mảnh

Giấy SRAFT

Kiểm tra chất lượng

Nghiền sàng than đất và các phụ gia khác

ép máy

Trộn ủ

Định lượng cân từng loại





Máy may

Máy may

Máy can dán bằng nhiệt

Máy cuốn ống và in

Máy cắt nhiệt

Cắt ống










1.4. Công tác tổ chức bộ máy và quản lý của doanh nghiệp
* Mô hình tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Giám đốc

Xưởng sản xuất vỏ bao xi măng

Phòng thương mại

Phòng tài vụ

Phòng tổ chức

Xưởng lưới thép

Đội vận tải

Các xưởng chế biến than tổ ong

Trạm kinh doanh và chế biến than việt hùng

Phòng kỹ thuật

Phó giám đốc

Phòng kế hoạch vật tư





* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý doanh nghiệp
Giám đốc: Giám đốc Công ty là chủ khoản, là đại diện đương nhiên của Công ty và là thành viên của hội đồng giám đốc Công ty đứng đầu bộ máy quản lý trực tuyến lãnh đạo các phòng ban điều hành hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc Công ty và Nhà nước về vốn và bảo toàn vốn Công ty giao. Giám đốc Công ty là một đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Công ty.
Giúp việc cho giám đốc gồm:
· Phó giám đốc: chỉ đạo sản xuất kinh doanh, giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động SXKD của Công ty theo sự phân công của giám đốc, đôn đốc và kiểm tra đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc những việc được giao.
· Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách việc tuyển chọn đào tạo nhân lực, bố trí sắp xếp lao động trong Công ty, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, xây dựng đơn giá tiền lương, các chế độ phân phối lợi nhuận theo các chế độ hiện hành của Nhà nước, xây dựng định mức lao động, theo dõi thi đua, chủ trì và phối hợp các phòng ban trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng quỹ khen thưởng.
· Phòng kế hoạch – vật tư: là sự hợp nhất 2 phòng kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư, phòng có nhiệm vụ tổng hợp và xây dựng kế hoạch cho các phân xưởng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất và tiêu thụ cân đối vật tư, phối hợp với phòng kỹ thuật xây dựng các định mức vật tư và giá cả các yếu tố đầu vào làm cơ sở cho việc quản lý chi phí chi phí SXKD, làm công tác kinh doanh vật tư, thiết bị dịch vụ vận tải hàng hóa,...
· Phòng tài vụ: thực hiện mọi hoạt động tài chính của Công ty, lập kế hoạch thu chi, tổng hợp quyết toán chi phí giá thành, doanh thu và kết quả SXKD của toàn Công ty, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, theo dõi việc quản lý tăng giảm TSCĐ phối hợp với các phòng ban khác trong việc quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ. Xây dựng và hoàn thiện các định mức về chi phí khác bằng tiền, vốn lưu động, tồn kho vật tư, thành phẩm, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trong việc hạch toán chi phí SXKD.
· Phòng kỹ thuật: chủ trì và phối hợp các phòng ban trong Công ty trong việc xác định hoàn thiện các định mức kỹ thuật gồm có: năng suất thiết bị, tiêu hao nhiên liệu, điện năng vật liệu cho sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn định mức vật tư, phụ tùng thay thế. Phối hợp với các phòng xác định dự toán sửa chữa lớn máy móc thiết bị, đôn đốc kiểm tra, kiểm soát việc quyết toán thực hiện công tác quản lý cơ điện công tác an toàn.
· Bộ phận sản xuất bao gồm:
+ Trạm kinh doanh và chế biến than Việt Hùng
+ Các xưởng chế biến than tổ ong
+ Đội vận tải
+ Xưởng sản xuất vỏ bao xi măng
+ Xưởng lưới thép
Các phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý của các quản đốc thực hiên nhịêm vụ SXKD theo đúng ngành nghề mà Công ty giao. Với những đặc điểm, nhiệm vụ của Công ty thì việc tổ chức bộ máy quản lý như trên là rất phù hợp với điều kiện SXKD của Công ty, cơ cấu quản lý gọn nhẹ, hợp lý mang lại hiệu quả cao.
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
Thủ quỹ

Kế toán vốn bằng tiền

Kế toán TSCĐ, VL, CCDC

Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ

Các nhân viên kế toán ở các phân xưởng

Kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

Kế toán tổng hợp

Kế toán trưởng









* Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu phòng kế toán
Phòng kế toán là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý Công ty, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý về mặt tài chính, phòng tài chính kế toán của Công ty được tổ chức độc lập thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành. Mọi hoạt động tài chính kế toán phải phản ánh đầy đủ toàn diện, tổ chức khoa học đồng bộ sổ sách chứng từ, báo cáo kế toán. Phòng tài chính - kế toán tham mưu giúp giám đốc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, vừa kiểm tra việc sử dụng có đúng đắn, đồng thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các quan hệ tài chính được trực tiếp tập hợp và quản lý bởi phòng kế toán – tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu công tác quản lý.
1.6. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức sổ “nhật ký chứng từ” và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng hệ thống tài khoản mới theo quy định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.
Các tài khoản sử dụng như: 111, 112, 131, 331, 333, 334, 335, 338, 211, 222, 411, 414, 441, 511, 622, 627, 641, 642, 711, 821, 911

Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký - chứng từ

Sổ cái

Nhật ký - chứng từ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ hạch toán chi tiết (thẻ)

Sổ quỹ

Chứng từ gốc

Bảng phân bổ

Bảng kê


Bảng tổng hợp cân đối












2. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NL, VL VÀ CCDC
2.1 Công tác phân loại NL, VL và CCDC trong doanh nghiệp
* Cách phân loại NL,VL và CCDC:
Xuất phát tư đặc điểm là công ty sản xuất , sản phẩm đa dạng phong phú và gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại có vai trò công dụng khác nhau, căn cứ vào vai trò ,công dụng, đặc điểm vật liệu đối với quá trình sản xuất, vật liệu được chia thành những loại sau:
+ Kim loại: đông, thép,tôn tấm...
+ vật liệu: giấy, chỉ ....
+ Vật liệu điện: cầu dao, bóng đèn, dây điện...
+ Nhiên liệu: than cám, than đất.củi dầu...
+ Quy chế: các dụng cụ hóa chất.
+ Vật liệu khác: lò xo, vít...
+ CCDC: Máy may, mũi khoan,dao...
Để phục vụ cho nhu cầu quản lý và hạch toán chi tiết vật liệu thì trong từng loại vật liệu được phân chia chi tiết hơn.
VD: Trong kim loai vật liệu thép thì có nhiều loại khác nhau như: thép f2,5 CT3 và thép f2,2
Còn CCDC có mũi khoan từ f5 - f10, dũa gọt, dũa tam giác, giũa lòng mo...
2.2 Kế toán chi tiết NL, VL và CCDC :
2.2.1 Thủ tục nhập - xuất NL,VL,CCDC và chứng từ kế toán có liên quan.
* Thủ tục nhập kho NL,VL và CC,DC quy định trong doanh nghiệp:
- Thủ tục nhập kho.
Theo chế độ kế toán hiện hành, vật liệu nhập từ bất kỳ nguồn nào khi về đến công ty đều phải tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho. Tại Công Ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa chỉ nhập mua nguyên liệu từ ngoài. Vì vậy, vật liệu chuyển về phải kèm theo hóa đơn mua hàng. Trên cơ sở đó, thủ kho tiến hành kiểm nhận hàng (số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách...) xem có phù hợp với nội dung nghi trong hóa đơn và biên bản kiểm nghiệm hay không. Biên bản kiểm nghiệm do ban kiểm nghiệm lập bao gồm một đại diện phòng KCS, 1 thủ kho và phòng vật tư nhằm chứng nhận vật liệu mua về đảm bảo chủng loại, chất lượng, số lượng...
Sau khi thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu, chuyển hóa đơn và biên bản kiểm nhận vật tư lên phòng vật tư để viết phiếu nhập kho trên cơ sở hóa đơn. Trên phiếu chỉ nghi số lượng thực nhập và giá trị mua chưa thuế, phần thuế do kế toán thuế theo dõi.
Phiếu nhập kho được thành lập ba liên
+ Liên 1: Lưu lại phòng tổng hợp
+ Liên 2: Giao cho người cung cấp vật liệu
+ Liên 3: Giao cho thủ kho rồi thủ kho giao cho kế toán vật liệu
Thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại vật liệu có trong kho một cách có khoa học, hợp lý, đảm bảo yêu cầu bảo quản từng thứ, từng loại vật liệu và thuận tiện cho việc theo dõi công tác nhập, xuất vật liệu.
















Biểu số 1
HÓA ĐƠN (GTGT)
Ngày 5 tháng 3 năm 2006
Liên 2: giao cho khách hàng
Đơn vị bán: Công ty tư nhân Thái Hương
Địa chỉ: số TK: SH: 054
Họ tên khách hàng:
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Hình thức thanh toán: trả tiền sau
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép f2,5CT3
Kg
2.250
8.150
18.337.500
Cộng
18.337.500

Thuế GTGT 10%: 1.833750
Tổng giá thanh toán: 20.171.250
Viết bằng chữ: Hai mươi triệu một trăm bảy mươi mốt nghìn hai trăm năm mươi đồng



Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị





















Biểu số 2
HÓA ĐƠN (GTGT)
Ngày 12 tháng 3 năm 2006
Liên 2: giao cho khách hàng
Đơn vị bán: Công ty tư nhân Thái Hương
Địa chỉ: số TK: SH: 054
Họ tên khách hàng:
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Hình thức thanh toán: trả tiền sau
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép f2,5CT3
Kg
3.000
8.150
24.450.000
Cộng
24.450.000

Thuế GTGT 10%: 2.445.000
Tổng giá thanh toán: 26.895.000
Viết bằng chữ: Hai mươi sáu triệu tám trăm chín mươi năm nghìn đồng



Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị






















Biểu số 3
HÓA ĐƠN (GTGT)
Ngày 18 tháng 3 năm 2006
Liên 2: Giao cho khách hàng
Đơn vị bán: Công ty may mặc An Giang
Địa chỉ: Số TK: SH: 201
Họ tên khách hàng:
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Hình thức thanh toán: Qua tài khoản
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
áo bảo hộ
chiếc
800
35.000
28.000.000
2
Quần bảo hộ
chiếc
800
37.000
29.600.000
Cộng
57.600.000

Thuế GTGT 10%: 5.760.000
Tổng giá thanh toán: 63.360.000
Viết bằng chữ: Sáu mươi ba triệu ba trăm sáu mươi nghìn đồng chãn



Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị





















Biểu số 4
PHIẾU NHẬP KHO
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Ngày 6 tháng 3 năm 2006

Nợ TK 152
Có TK 331 SH: 08/3
Tên người nhập:
Nhập tại kho:
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Thép f2,5 CT3
Kg
2.250
2.250
8.150
18.337.500
Cộng
18.337.500

Cộng thành tiền bằng chữ: Mười tám triệu ba trăm ba mươi bảy nghìn năm trăm đồng


Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho




















Biểu số 5
PHIẾU NHẬP KHO
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Ngày 13 tháng 3 năm 2006

Nợ TK 152
Có TK 331 SH: 08/3
Tên người nhập:
Nhập tại kho:
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Thép f2,5 CT3
Kg
3.000
3.000
8.150
24.450.000
Cộng
24.450.000

Cộng thành tiền bằng chữ: Hai mươi bốn triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng


Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho























Biểu số 6
PHIẾU NHẬP KHO
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Ngày 18 tháng 3 năm 2006

Nợ TK 153
Có TK 113 SH: 129/3
Tên người nhập:
Nhập tại kho:
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
áo bảo hộ
chiếc
800
800
35.000
28.000.000
2
Quần bảo hộ
chiếc
800
800
37.000
29.600.000
Cộng
57.600.000

Cộng thành tiền bằng chữ: Năm mươi bảy triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn


Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho


















- Thủ tục xuất kho:
Khi phát sinh nhu cầu sử dụng vật liệu để phục vụ cho sản xuất, phòng kế hoạch căn cứ vào sản lượng định mức tiêu hao vật liệu, phòng kế hoạch ra lệnh xuất vật liệu và lập thành 3 liên.
+ Liên 1: Lưu lại phòng tổng hợp.
+ Liên 2: Giao cho thủ kho
+ Liên 3: Giao cho kế toán vật liệu
Khi lĩnh vật tư đem phiếu xuống kho, thủ kho nghi lại số lượng thực xuất vào thẻ kho. Cuối tháng thủ kho tính tổng số vật tư đã xuất đối chiếu thẻ kho rồi kí vào 3 liên. Trường hợp xuất vật liệu sản xuất không sử dụng hết không phải nộp tại kho mà để lại các phân xưởng san xuất.
+ Cột số lượng thực xuất do thủ kho ghi khi xuất kho.
+ Cột đơn giá do kế toán vật liệu ghi phiếu nhập kho (ghi đơn giá hạch toán).


















Biểu số 7
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 3 năm 2006
Nợ TK 621
Có TK 152 SH: 72/3
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Tên người nhận: Hoàng Thị Diệp
Bộ phận: Xưởng lưới thép
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất lưới thép
Xuất tại kho: Vật liệu chính
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Thép f2,5 CT3
Kg
2.100
2.100
8.300
17.430.000
Cộng
17.430.000

Cộng thành tiền bằng chữ: Mười bảy triệu bốn trăm ba mươi nghìn đồng


Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho





















Biểu số 8
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 15 tháng 3 năm 2006
Nợ TK 621
Có TK 152 SH: 90/3
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Tên người nhận: Hoàng Thị Diệp
Bộ phận: Xưởng lưới thép
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất lưới thép
Xuất tại kho: Vật liệu chính
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Thép f2,5 CT3
Kg
2.500
2.500
8.300
20.750.000
Cộng
20.750.000

Cộng thành tiền bằng chữ: Hai mươi triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng


Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho





















Biểu số 9
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
Nợ TK 627
Có TK 153 SH: 159/3
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Tên người nhận: Đặng Huyền Thanh
Bộ phận: Xưởng cơ khí
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất
Xuất tại kho: Công cụ dụng cụ
ĐVT: Đồng
STT
Tên hàng hóa
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
áo bảo hộ
chiếc
600
600
36.000
21.600.000
2
Quần bảo hộ
chiếc
600
600
37.500
22.500.000
Cộng
44.100.000

Cộng thành tiền bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu một trăm nghìn đồng


Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho

















2.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết NL,VL và CCDC
Việc quản lí vật liệu đòi hỏi theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho từng loại vật liệu chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị. Giữ kho và phòng kế toán cần có sự liên lạc chặt chẽ, phối hợp với nhau để sử dụng chứng từ kế toán một cách hợp lý trong công việc ghi chép vào thẻ kho và sổ kế toán, tránh trùng lặp, tiết kiệm chi phí lao động, quản lý có hiệu quả vật liệu. Nhà máy chọn phương pháp thẻ song song để hạch toán nguyên vật liệu đạt hiệu quả cao nhất.
Sơ đồ: Qúa trình hạch toán chi tiết NL, VL và CCDC tại Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa.

Sổ tổng hợp

Sổ chi tiết vật tư hàng hóa

Thẻ kho

Bảng kê nhập, xuất tồn

Phiếu xuất

Phiếu nhập






· Tại kho: Hàng ngày, kho nhận các phiếu nhập xuất, sau khi đối chiếu với số liệu thực nhập, thủ kho ghi theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng, thủ kho tính ra số liệu tồn kho trên thẻ. Hàng tháng, vào ngày cuối tháng thủ kho cùng kế toán đối chiếu thẻ kho và thẻ kế toán chi tiết. Cùng với việc phản ánh tình hình xuất, nhập, tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, thủ kho tiến hành phân loại chứng từ để vào sổ giao nhận chứng từ cho bộ phận kế toán theo dõi vật liệu, công cụ dụng cụ.




Biểu số 10
THẺ KHO
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép f2,5 CT3
Đơn vị tính: Kg
Tháng 3 năm 2006

Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Chữ kí xác nhận kế toán
Xuất
Nhập
Nhập
Xuất
Tồn

6/3
12/3
13/3
15/3
19/3



72/3

90/3


8/3

21/3

46/3


Tồn đầu tháng
Công ty TN Thái Hương
Diệp (PX lưới thép)
Công ty TN Thái Hương
Tùng (PX lưới thép)
Cửa hàng VL Đê La Thành

2.250
3.000
600




2.100

2.500

400
2.650
550
3.550
1.050
1.650





Cộng phát sinh
Tồn cuối tháng
5.850
4.600
1.650



















Biểu số 11
THẺ KHO
Đơn vị: Công ty CPSX và KDVT Thiết Bị Than Nội Địa
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Quần áo bảo hộ lao động
Đơn vị tính: Chiếc
Tháng 3 năm 2006

Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Chữ kí xác nhận kế toán
Xuất
Nhập
Nhập
Xuất
Tồn
13/5
22/5
201/5
129/5
Tồn đầu tháng
- áo bảo hộ
- Quần bảo hộ
Công ty may mặc An Giang
- áo bảo hộ
- Quần bảo hộ
Thanh (Bộ phận quản lý)
- áo bảo hộ
- Quần bảo hộ
1.600
800
800
1.200
600
600
250
130
120
1.850
930
920
330
320



Cộng phát sinh
Tồn cuối tháng
1.600
1.200
650





 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA