Xử lý xuất âm kho

  • Thread starter tt90
  • Ngày gửi
T

tt90

Guest
17/10/14
1
0
1
Anh/chi giup em voi!
Công ty em la công ty sản xuất, tình hình là lượng nguyên liệu cám mỳ trong kho hết không đủ sx, nhưng ngày 3/9 em lai cho xuất ra de sản xuất để lấy thành phẩm. 3/9 đã xuất hóa đơn thành phẩm. bây giờ em phải điều chỉnh thế nào a?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Cách 01: mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường

= > Ghi chú: thận trọng khi dùng cách này vì với cách này thì bạn phải cân đối thuế thu thu nhập doanh nghiệp sao cho chi phí như quản lý: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý.....sao cho tổng tiền chi phí quản lý này = với số tiền của hóa đơn lẻ này để tránh phải đóng thuế TNDN của năm tài chính

NGHỊ ĐỊNH​
Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp


Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vậy:

Theo Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
1. Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
2. Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.


= > Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn : VAT ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn……. và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát)

=> Những chi phí theo các này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép DN tự in hay đi in, và những hđ đặc thù, Mà họ tự mua trôi nỗi trên thị trường rồi ghi vào ,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn >= 200.000 đ đều ko được bên thuế chấp nhận => Không hợp lệ do đó chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế TNDN cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.2.5 : các khoản ko được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 22%

= > Với cách cuối năm chỉ việc loại nó ra là xong làm tốt có 99% công lực

Làm lại KHBS điều chỉnh bổ sung của quyết tóan thuế


Cách 02: thủ tục trước ngày hóa đơn mang hàng về sau

- Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán

- Phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào

- Phiếu hoạch toán

- Phiếu nhập kho

- Phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có


Hoạch toán treo công nợ:

Nợ 152,156/ có 331

= > Với cách này lý giải bên bán là đơn vị mua bán thương mại đã giao hàng đã bán nhưng ko chịu xuất hóa đơn lỗi ở bên Bán chứ ko do lỗi của tôi căn cứ luật để nói

THÔNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

= >Cách này 10/50 nếu vui thì thuế chấp nhận chẳng vui thì loại tòan bộ còn tùy cách bạn làm họ vui như thế nào


Cách 3: có sao làm vậy khoanh tay đợi ngày quyết tóan thuế, phạt thì phạt, muốn nặng sẽ nặng muốn nhẹ sẽ có cách nhẹ, Bởi không có đầu vào thì làm sao có đầu ra, không có đầu vào mà anh có đầu ra vậy là anh bán hóa đơn khống rùi

+Nặng thì theo luật thuế: không có hàng hóa nhưng vẫn xuất hóa đơn -> Xuất khống-> cả bên bán và bên mua mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng.

NGHỊ ĐỊNH​
Số: 109/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN​


Chương 4.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN


Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

THÔNG TƯ​
Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014

Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ


5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hoá đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này)hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này).


 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA