Mike S.Zafirovski cùng Motorola

  • Thread starter benitino
  • Ngày gửi
B

benitino

Trung cấp
10/2/04
72
1
8
42
HCMC
Truy cập trang
:f_o

Mike S.Zafirovski cùng Motorola vượt qua khó khăn

Ngay sau khi Tổng giám đốc quản lý của Motorola là Edward D.Breen Jr ra đi, Ban quản trị Motorola đã nghĩ ngay đến Mike S.Zafirovski. Vị COO mới này đã hồi sinh bộ phận điện thoại di động của Motorola, thoát khỏi thua lỗ và sinh lãi. Nhiệm vụ của ông bây giờ là tiếp tục đưa Motorola tiến lên với đúng những sức mạnh vốn có.




Mike S.Zafirovski

Tháng 7/2002, vị COO tiền nhiệm Edward D.Breen Jr đã chuyển sang giữ vị trí cao nhất tại Tyco International, khiến cả Motorola hoang mang. Mọi người đều ghi nhận rằng dưới sự lãnh đạo của Breen và CEO Christopher B. Galvin, Motorola đã bắt đầu hồi phục từ năm khó khăn 2001 (thời điểm công ty thua lỗ 5,8 tỷ USD). Breen là hiện thân của tính cách khẩn trương, dám nghĩ dám làm mà Motorola không có trong nhiều năm qua. Ông đã giúp Galvin thực thi chương trình cắt giảm chi phí, đóng cửa những nhà máy sản xuất yếu kém ở Mỹ và giảm bớt gần 1/3 trong số 150.000 nhân công của Motorola. Sự ra đi của Breen thật sự là một tổn thất lớn cho Motorola.



Nhưng ngay sau đó, Galvin và Ban quản trị nhanh chóng nghĩ đến Zafirovski, người đến từ General Electric (GE) hai năm trước. Zafirovski đã được đánh giá cao tại GE cho việc hồi phục doanh nghiệp đèn ở châu Âu. Ông nhận thấy sự cần thiết phải đóng cửa một số nhà máy ở Hungari và theo Welch thì Zafirovski đã không bỏ sót nhà máy dư thừa nào. Đó là kinh nghiệm quý báu cho Zafirovski khi ông chuyển sang điều hành bộ phần điện thoại di động yếu kém của Motorola năm 2000.



Zafirovski nhanh chóng cắt giảm các sản phẩm chào bán của Motorola từ 128 thể loại điện thoại khác nhau lúc đó xuống còn chưa đầy 20 loại hiện nay. Ông cũng giảm 14% chi phí tác nghiệp xuống 3,1 tỷ USD. Khi các nhà quản lý nói với ông rằng mối quan hệ với các khách hàng đang tốt đẹp hơn, ông yêu cầu họ phải đưa ra được bằng chứng.



Chỉ 30 ngày sau khi nhận chức Tổng giám đốc quản lý (COO), Zafirovski, vẫn được mọi người thân mật gọi là Mike Z, đã họp bàn với các giám đốc và đưa ra một sự thật: Motorola không ổn như họ nghĩ. Ông thẳng thắn xếp hạng từng bộ phận theo các tiêu chí từ thị phần, khả năng sinh lợi đến mức độ hài lòng của khách hàng. Kết quả một số đạt hạng B, một số C và thậm chí một số chỉ ở hạng D; cái mà ông trông mong là hạng A.



Đồng sức đồng lòng, họ đã cùng hồi phục Motorola với quyết tâm cao. Sau 6 quý liên tục thua lỗ, Motorola đã có lãi trong quý III/2002, vượt trên các đối thủ như Lucent Technologies và LM Eicsson của Thuỵ Điển. Và Zafirovski, với phong cách hoạt động “tiếp sức” của mình, đã bổ xung cho tầm nhìn vĩ mô của Galvin. Ông đã đưa bộ phận điện thoại chủ chốt của Motorola ra khỏi thua lỗ và đạt tỷ suất lợi nhuận xấp xỉ 7% vào mùa hè năm 2002. CEO Galvin nhận xét: “Phong cách lãnh đạo của Mike Z là một phong cách trên cả tuyệt vời. Nó không những tăng thêm sức mạnh cho một tổ chức đa dạng mà còn hướng tổ chức đó thực hiện được những quyết định khó khăn một cách đúng đắn”.



Zafirovski có quá nhiều việc cần làm trong công việc quản trị. Ông tán thành kế hoạch cắt bỏ 10% các nhà quản lý hoạt động yếu kém nhất; tăng thưởng cho các nhân viên trên cơ sở khả năng sinh lời và quay vòng tiền mặt. Theo một trong những khách hàng lớn nhất của Motorola thì “Zafirovski đặc biệt chú trọng đến khách hàng”. Kết quả là trong quý I/2003, công ty đã thu về doanh số lãi đạt 70 triệu USD, một thành tích đáng nể nếu so với mức thua lỗ 174 triệu USD cùng kỳ năm trước.



Tuy nhiên, mọi nỗ lực dù nhỏ nhất là cần thiết để Motorola có thể lội ngược dòng và lấy lại sức mạnh vốn có của mình. Theo Deutsche Bank Sercurities, mặc dù bộ phận điện thoại di động của Motorola đã có những bước tiến dài nhưng thị phần 17% của hãng vẫn còn thua xa mức 38% của đối thủ Nokia. Hơn nữa, theo Gartner, Motorola đã để Texas Instrument giành mất ngôi vị đầu bảng trong lĩnh vực chip truyền thông. Lĩnh vực mạng không dây kết thúc năm 2002 trong thua lỗ với những lỗ hổng lớn trong hạng mục các sản phẩm đầu tư. Trong khi đó, các bộ phận sinh lợi nhuận của Motorola chiếm chưa đầy 1/3 doanh thu 26,7 tỷ USD của họ.



Mặt khác rất nhiều nhà đầu tư vẫn coi Motorola là đại tập đoàn bị sa lầy trong những ngành tăng trưởng chậm và họ đang xúc tiến bán ra cổ phiếu của doanh nghiệp thiết bị viễn thông này; hoặc chỉ giữ một mức lợi ích phụ trong khu vực sản phẩm bán dẫn. Với quá ít viễn cảnh cho một giải pháp chiến lược, các nhà đầu tư đã khiến cho cổ phiếu Motorola sụt giá 42%, xuống còn 8,35 USD, đẩy Motorola rơi vào thế bị bao vây. Tony Kim, một nhà phân tích của tổ chức Credit Suisse Asset Management, hãng sở hữu cổ phiếu Motorola cho rằng: “Họ đã có nhiều tiến bộ trong cắt giảm chi phí. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, họ cần thiết phải làm nhiều hơn thế.”



Những thách thức với ông Zafirovski không chỉ có thế. Bộ phận sản phẩm bán dẫn 5 tỷ USD của Motorola đang phải đối mặt với một cuộc chiến lớn. Theo Bear Steans, sau khi tái tổ chức, đóng cửa một số nhà máy và ra mắt các sản phẩm mới, bộ phận này được cho là sẽ thúc đẩy doanh thu năm 2003 tăng 15% lên 5,5 tỷ USD, mang lại 300 triệu USD lợi nhuận. Nhưng Motorola cũng đang trong cuộc chiến quyết định với TI và Qualcomn cho thế chủ đạo trong thị trường chip không dây. Intel hiện cũng đã xâm nhập địa phận này với những sản phẩm chip mà đến cả bộ phận điện thoại của Motorola cũng phải mua.



Không bán được đơn vị mạng, Motorola quyết định đầu tư phát triển phần mềm như những thiết bị thông minh chuyển đổi các cuộc gọi di động. Họ cũng đang xây dựng thiết bị trên cơ sở Internet nhằm khẳng định vị trí của mình trong các hệ thống viễn thông thế hệ sau. Công ty cũng tập trung vào một số ít thị trường thịnh vượng của mình như ở Trung Quốc.



Đến giờ phút này thì bản thân phiếu thành tích của Zafirovski cũng chưa hoàn thiện. Khả năng phục hồi cho hoạt động kinh doanh điện thoại không dây tuy đã rất khả quan nhưng những thách thức trong hạ tầng cơ sở không dây và thiết bị bán dẫn của Motorola vẫn còn nhiều. Trách nhiệm của Mike Z là vượt qua thách thức, nhằm thẳng hạng A tiến lên.



(Diễm Hằng - Tổng hợp)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

benitino

Trung cấp
10/2/04
72
1
8
42
HCMC
Truy cập trang
:f_o

Mike S.Zafirovski cùng Motorola vượt qua khó khăn

Ngay sau khi Tổng giám đốc quản lý của Motorola là Edward D.Breen Jr ra đi, Ban quản trị Motorola đã nghĩ ngay đến Mike S.Zafirovski. Vị COO mới này đã hồi sinh bộ phận điện thoại di động của Motorola, thoát khỏi thua lỗ và sinh lãi. Nhiệm vụ của ông bây giờ là tiếp tục đưa Motorola tiến lên với đúng những sức mạnh vốn có.




Mike S.Zafirovski

Tháng 7/2002, vị COO tiền nhiệm Edward D.Breen Jr đã chuyển sang giữ vị trí cao nhất tại Tyco International, khiến cả Motorola hoang mang. Mọi người đều ghi nhận rằng dưới sự lãnh đạo của Breen và CEO Christopher B. Galvin, Motorola đã bắt đầu hồi phục từ năm khó khăn 2001 (thời điểm công ty thua lỗ 5,8 tỷ USD). Breen là hiện thân của tính cách khẩn trương, dám nghĩ dám làm mà Motorola không có trong nhiều năm qua. Ông đã giúp Galvin thực thi chương trình cắt giảm chi phí, đóng cửa những nhà máy sản xuất yếu kém ở Mỹ và giảm bớt gần 1/3 trong số 150.000 nhân công của Motorola. Sự ra đi của Breen thật sự là một tổn thất lớn cho Motorola.



Nhưng ngay sau đó, Galvin và Ban quản trị nhanh chóng nghĩ đến Zafirovski, người đến từ General Electric (GE) hai năm trước. Zafirovski đã được đánh giá cao tại GE cho việc hồi phục doanh nghiệp đèn ở châu Âu. Ông nhận thấy sự cần thiết phải đóng cửa một số nhà máy ở Hungari và theo Welch thì Zafirovski đã không bỏ sót nhà máy dư thừa nào. Đó là kinh nghiệm quý báu cho Zafirovski khi ông chuyển sang điều hành bộ phần điện thoại di động yếu kém của Motorola năm 2000.



Zafirovski nhanh chóng cắt giảm các sản phẩm chào bán của Motorola từ 128 thể loại điện thoại khác nhau lúc đó xuống còn chưa đầy 20 loại hiện nay. Ông cũng giảm 14% chi phí tác nghiệp xuống 3,1 tỷ USD. Khi các nhà quản lý nói với ông rằng mối quan hệ với các khách hàng đang tốt đẹp hơn, ông yêu cầu họ phải đưa ra được bằng chứng.



Chỉ 30 ngày sau khi nhận chức Tổng giám đốc quản lý (COO), Zafirovski, vẫn được mọi người thân mật gọi là Mike Z, đã họp bàn với các giám đốc và đưa ra một sự thật: Motorola không ổn như họ nghĩ. Ông thẳng thắn xếp hạng từng bộ phận theo các tiêu chí từ thị phần, khả năng sinh lợi đến mức độ hài lòng của khách hàng. Kết quả một số đạt hạng B, một số C và thậm chí một số chỉ ở hạng D; cái mà ông trông mong là hạng A.



Đồng sức đồng lòng, họ đã cùng hồi phục Motorola với quyết tâm cao. Sau 6 quý liên tục thua lỗ, Motorola đã có lãi trong quý III/2002, vượt trên các đối thủ như Lucent Technologies và LM Eicsson của Thuỵ Điển. Và Zafirovski, với phong cách hoạt động “tiếp sức” của mình, đã bổ xung cho tầm nhìn vĩ mô của Galvin. Ông đã đưa bộ phận điện thoại chủ chốt của Motorola ra khỏi thua lỗ và đạt tỷ suất lợi nhuận xấp xỉ 7% vào mùa hè năm 2002. CEO Galvin nhận xét: “Phong cách lãnh đạo của Mike Z là một phong cách trên cả tuyệt vời. Nó không những tăng thêm sức mạnh cho một tổ chức đa dạng mà còn hướng tổ chức đó thực hiện được những quyết định khó khăn một cách đúng đắn”.



Zafirovski có quá nhiều việc cần làm trong công việc quản trị. Ông tán thành kế hoạch cắt bỏ 10% các nhà quản lý hoạt động yếu kém nhất; tăng thưởng cho các nhân viên trên cơ sở khả năng sinh lời và quay vòng tiền mặt. Theo một trong những khách hàng lớn nhất của Motorola thì “Zafirovski đặc biệt chú trọng đến khách hàng”. Kết quả là trong quý I/2003, công ty đã thu về doanh số lãi đạt 70 triệu USD, một thành tích đáng nể nếu so với mức thua lỗ 174 triệu USD cùng kỳ năm trước.



Tuy nhiên, mọi nỗ lực dù nhỏ nhất là cần thiết để Motorola có thể lội ngược dòng và lấy lại sức mạnh vốn có của mình. Theo Deutsche Bank Sercurities, mặc dù bộ phận điện thoại di động của Motorola đã có những bước tiến dài nhưng thị phần 17% của hãng vẫn còn thua xa mức 38% của đối thủ Nokia. Hơn nữa, theo Gartner, Motorola đã để Texas Instrument giành mất ngôi vị đầu bảng trong lĩnh vực chip truyền thông. Lĩnh vực mạng không dây kết thúc năm 2002 trong thua lỗ với những lỗ hổng lớn trong hạng mục các sản phẩm đầu tư. Trong khi đó, các bộ phận sinh lợi nhuận của Motorola chiếm chưa đầy 1/3 doanh thu 26,7 tỷ USD của họ.



Mặt khác rất nhiều nhà đầu tư vẫn coi Motorola là đại tập đoàn bị sa lầy trong những ngành tăng trưởng chậm và họ đang xúc tiến bán ra cổ phiếu của doanh nghiệp thiết bị viễn thông này; hoặc chỉ giữ một mức lợi ích phụ trong khu vực sản phẩm bán dẫn. Với quá ít viễn cảnh cho một giải pháp chiến lược, các nhà đầu tư đã khiến cho cổ phiếu Motorola sụt giá 42%, xuống còn 8,35 USD, đẩy Motorola rơi vào thế bị bao vây. Tony Kim, một nhà phân tích của tổ chức Credit Suisse Asset Management, hãng sở hữu cổ phiếu Motorola cho rằng: “Họ đã có nhiều tiến bộ trong cắt giảm chi phí. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, họ cần thiết phải làm nhiều hơn thế.”



Những thách thức với ông Zafirovski không chỉ có thế. Bộ phận sản phẩm bán dẫn 5 tỷ USD của Motorola đang phải đối mặt với một cuộc chiến lớn. Theo Bear Steans, sau khi tái tổ chức, đóng cửa một số nhà máy và ra mắt các sản phẩm mới, bộ phận này được cho là sẽ thúc đẩy doanh thu năm 2003 tăng 15% lên 5,5 tỷ USD, mang lại 300 triệu USD lợi nhuận. Nhưng Motorola cũng đang trong cuộc chiến quyết định với TI và Qualcomn cho thế chủ đạo trong thị trường chip không dây. Intel hiện cũng đã xâm nhập địa phận này với những sản phẩm chip mà đến cả bộ phận điện thoại của Motorola cũng phải mua.



Không bán được đơn vị mạng, Motorola quyết định đầu tư phát triển phần mềm như những thiết bị thông minh chuyển đổi các cuộc gọi di động. Họ cũng đang xây dựng thiết bị trên cơ sở Internet nhằm khẳng định vị trí của mình trong các hệ thống viễn thông thế hệ sau. Công ty cũng tập trung vào một số ít thị trường thịnh vượng của mình như ở Trung Quốc.



Đến giờ phút này thì bản thân phiếu thành tích của Zafirovski cũng chưa hoàn thiện. Khả năng phục hồi cho hoạt động kinh doanh điện thoại không dây tuy đã rất khả quan nhưng những thách thức trong hạ tầng cơ sở không dây và thiết bị bán dẫn của Motorola vẫn còn nhiều. Trách nhiệm của Mike Z là vượt qua thách thức, nhằm thẳng hạng A tiến lên.



(Diễm Hằng - Tổng hợp)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA