
Thông tin chung về mức lương tối thiểu:
A. Hiểu một cách ngắn ngọn về Mức lương tối thiểu chung & Mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu chung (hay còn gọi là mức lương tối thiểu cơ sở): là mức thấp nhất có thể trả cho người lao động làm việc tại Việt Nam. Mức lương tối thiểu chung này thường dùng để x hệ số lương = lương của người lao động trong các cơ quan Nhà nước.
2. Mức lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất có thể trả cho người lao động làm việc trong một vùng nào đó tại Việt Nam. Nhà nước qui định các vùng tương ứng từ I đến IV.
Mức lương tối thiểu vùng quy định như trên là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
=> Tức là đối với các lao động đã qua học nghề ( có bằng nghề hay đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học... thì doanh nghiệp phải cộng thêm 7% nữa so với mức lương tối thiểu vùng
Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động.
Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động
B. Mức lương tối thiểu chung & mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng qua từng thời kỳ để phù hợp với tình hình kinh tế của quốc gia.
* Năm 2017:
Mức lương tối thiểu chung: 1.210.000 đồng/tháng (áp dụng từ 01.05.2016, dự kiến là 1.300.000 đồng/tháng từ 01.07.2017)
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 3.750.000 đồng/tháng
- Vùng II là 3.320.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.900.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 2.580.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP)
* Năm 2016:
Mức lương tối thiểu chung: 1.210.000 đồng/tháng (áp dụng từ 01.05.2016)
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 3.500.000 đồng/tháng
- Vùng II là 3.100.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.700.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 2.400.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP)
* Năm 2015:
Mức lương tối thiểu chung: 1.150.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 3.100.000 đồng/tháng
- Vùng II là 2.750.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.400.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 2.150.000 đồng/tháng
* Năm 2014:
Mức lương tối thiểu chung: 1.150.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 2.700.000 đồng/tháng
- Vùng II là 2.400.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.100.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 1.900.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP)
Ví dụ như ở Hà Nội hay TP. HCM địa bàn thuộc vùng I, lương cơ bản của một người đã tốt nghiệp Trung cấp không được thấp hơn:
2.700.000 + 2.700.000 X 7% = 2.889.000
(Thông tin lương 2014 được biên tập từ bài viết của thành viên Hongtien)
A. Hiểu một cách ngắn ngọn về Mức lương tối thiểu chung & Mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu chung (hay còn gọi là mức lương tối thiểu cơ sở): là mức thấp nhất có thể trả cho người lao động làm việc tại Việt Nam. Mức lương tối thiểu chung này thường dùng để x hệ số lương = lương của người lao động trong các cơ quan Nhà nước.
2. Mức lương tối thiểu vùng: là mức thấp nhất có thể trả cho người lao động làm việc trong một vùng nào đó tại Việt Nam. Nhà nước qui định các vùng tương ứng từ I đến IV.
Mức lương tối thiểu vùng quy định như trên là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
=> Tức là đối với các lao động đã qua học nghề ( có bằng nghề hay đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học... thì doanh nghiệp phải cộng thêm 7% nữa so với mức lương tối thiểu vùng
Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động.
Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động
B. Mức lương tối thiểu chung & mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng qua từng thời kỳ để phù hợp với tình hình kinh tế của quốc gia.
* Năm 2017:
Mức lương tối thiểu chung: 1.210.000 đồng/tháng (áp dụng từ 01.05.2016, dự kiến là 1.300.000 đồng/tháng từ 01.07.2017)
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 3.750.000 đồng/tháng
- Vùng II là 3.320.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.900.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 2.580.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP)
* Năm 2016:
Mức lương tối thiểu chung: 1.210.000 đồng/tháng (áp dụng từ 01.05.2016)
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 3.500.000 đồng/tháng
- Vùng II là 3.100.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.700.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 2.400.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP)
* Năm 2015:
Mức lương tối thiểu chung: 1.150.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 3.100.000 đồng/tháng
- Vùng II là 2.750.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.400.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 2.150.000 đồng/tháng
* Năm 2014:
Mức lương tối thiểu chung: 1.150.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 2.700.000 đồng/tháng
- Vùng II là 2.400.000 đồng/tháng
- Vùng III là 2.100.000 đồng/tháng
- Vùng IV là 1.900.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP)
Ví dụ như ở Hà Nội hay TP. HCM địa bàn thuộc vùng I, lương cơ bản của một người đã tốt nghiệp Trung cấp không được thấp hơn:
2.700.000 + 2.700.000 X 7% = 2.889.000
(Thông tin lương 2014 được biên tập từ bài viết của thành viên Hongtien)
Sửa lần cuối: