Thắc mắc về khấu hao tài sản nhà sau bão số 4

  • Thread starter 040
  • Ngày gửi
0

040

Sơ cấp
28/11/10
9
2
1
40
bình định
Kính gửi các tiền bối, em có vấn đề này cần tham khảo ý kiến của mọi người, :)
Nhà cửa vật kiến trúc (TSCĐ) của Cty em sau khi hình thành đi vào sử dụng được 2 tháng thì bị bão số 4 vừa rồi bợ kẹo ko còn gì (nằm ngay biển luôn).
- Hiện tại thì Công ty đang đập hết và xây dựng lại thì các khoản chi phí này có thể đưa vào "Sữa chữa lớn TSCĐ" không.
- Theo Kế toán trưởng bên em thì xem vấn đề này như đang thanh lý TSCĐ và làm bút toán thanh lý để xóa bỏ tài sản này, nhưng trên thực tế thì không có thanh lý mà là đập xây lại. Còn theo ý kiến của Kế toán tổng hợp thì tất cả chi phí này đưa vào 811.
Vậy kính nhờ các bậc tiền bối nhiệt tình cho ý kiến và những giải pháp tối ưu để em xử lý vấn đề này. Xin cảm ơn mọi người!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

mrntt2014

Guest
15/12/14
30
10
8
32
Kính gửi các tiền bối, em có vấn đề này cần tham khảo ý kiến của mọi người, :)
Nhà cửa vật kiến trúc (TSCĐ) của Cty em sau khi hình thành đi vào sử dụng được 2 tháng thì bị bão số 4 vừa rồi bợ kẹo ko còn gì (nằm ngay biển luôn).
- Hiện tại thì Công ty đang đập hết và xây dựng lại thì các khoản chi phí này có thể đưa vào "Sữa chữa lớn TSCĐ" không.
- Theo Kế toán trưởng bên em thì xem vấn đề này như đang thanh lý TSCĐ và làm bút toán thanh lý để xóa bỏ tài sản này, nhưng trên thực tế thì không có thanh lý mà là đập xây lại. Còn theo ý kiến của Kế toán tổng hợp thì tất cả chi phí này đưa vào 811.
Vậy kính nhờ các bậc tiền bối nhiệt tình cho ý kiến và những giải pháp tối ưu để em xử lý vấn đề này. Xin cảm ơn mọi người!
Bạn nên miêu tả cụ thể hơn về đặc điểm, công dụng, tính năng của TSCĐ để mn tư vấn nhé. Chứ nói chung chung thì sao hiểu được!
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC thì chứng từ chi phí hợp lý đối với tài sản bị thiệt hại do thiên tai gồm:

"a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)."

Như vậy đối với TSCĐ là nhà cửa, công trình bị hủy hoại hoàn toàn do bão (thiên tai), cty bạn chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ theo qui định nêu trên, thực hiện ghi giảm tài sản cố định do thiên tai: Nợ TK 811 (giá trị còn lại), Nợ TK 214 (khấu hao lũy kế)/Có TK 211. Chi phí này được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nếu đầy đủ chứng từ theo qui định.

Công trình xây mới không được coi là sửa chữa lớn (do công trình cũ đã bị phá hủy hết, trong trường hợp chỉ bị phá hủy 1 phần mới được xem là sửa chữa lớn), mà sẽ hình thành TSCĐ mới, bạn tăng tài sản theo hồ sơ xây dựng mới.

P/s: Lưu ý thêm, ví dụ tòa nhà bị phá hủy phần nổi, nhưng tận dụng được phần móng, có lẽ vẫn phải ghi nhận giá trị đánh giá lại phần móng này để tăng TSCĐ mới, nhưng rắc rối, :D.
 
  • Like
Reactions: 040
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Kính gửi các tiền bối, em có vấn đề này cần tham khảo ý kiến của mọi người, :)
Nhà cửa vật kiến trúc (TSCĐ) của Cty em sau khi hình thành đi vào sử dụng được 2 tháng thì bị bão số 4 vừa rồi bợ kẹo ko còn gì (nằm ngay biển luôn).
- Hiện tại thì Công ty đang đập hết và xây dựng lại thì các khoản chi phí này có thể đưa vào "Sữa chữa lớn TSCĐ" không.
- Theo Kế toán trưởng bên em thì xem vấn đề này như đang thanh lý TSCĐ và làm bút toán thanh lý để xóa bỏ tài sản này, nhưng trên thực tế thì không có thanh lý mà là đập xây lại. Còn theo ý kiến của Kế toán tổng hợp thì tất cả chi phí này đưa vào 811.
Vậy kính nhờ các bậc tiền bối nhiệt tình cho ý kiến và những giải pháp tối ưu để em xử lý vấn đề này. Xin cảm ơn mọi người!

Theo mình sẽ có 2 cách:
- Như kế toán trưởng bên bạn làm thì toàn bộ giá trị còn lại + chi phí tháo dỡ - Giá trị thu hồi vật tư ... đưa vào thiệt hai do bão giảm toàn bộ 211, 214. Nhà xây mới khi hoàn thành toàn bộ chi phí sẽ tăng TSCĐ ( coi như nhà củ hỏng hoàn toàn bỏ đi XD mới ) cũng được.
- Theo kế toán tổng hợp thì đây chỉ là thiệt hại, phần XD lại coi như sữa chữa ( không thay đỗi tính chất, qui mô ... và giá trị không lớn lắm ) toàn bộ chi phí đưa vào 811 cũng được.
 
0

040

Sơ cấp
28/11/10
9
2
1
40
bình định
Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC thì chứng từ chi phí hợp lý đối với tài sản bị thiệt hại do thiên tai gồm:

"a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)."

Như vậy đối với TSCĐ là nhà cửa, công trình bị hủy hoại hoàn toàn do bão (thiên tai), cty bạn chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ theo qui định nêu trên, thực hiện ghi giảm tài sản cố định do thiên tai: Nợ TK 811 (giá trị còn lại), Nợ TK 214 (khấu hao lũy kế)/Có TK 211. Chi phí này được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nếu đầy đủ chứng từ theo qui định.

Công trình xây mới không được coi là sửa chữa lớn (do công trình cũ đã bị phá hủy hết, trong trường hợp chỉ bị phá hủy 1 phần mới được xem là sửa chữa lớn), mà sẽ hình thành TSCĐ mới, bạn tăng tài sản theo hồ sơ xây dựng mới.

P/s: Lưu ý thêm, ví dụ tòa nhà bị phá hủy phần nổi, nhưng tận dụng được phần móng, có lẽ vẫn phải ghi nhận giá trị đánh giá lại phần móng này để tăng TSCĐ mới, nhưng rắc rối, :D.
Em cũng có suy nghĩ giống anh (cũng đã đọc qui định này rồi) nhưng tại do KTT bảo cho vào thanh lý thấy hơi kỳ kỳ nên hỏi mọi người cho chắc.
Em rất cảm ơn anh amtich.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA