N
Nguyễn Duy Long Mường Tè
Guest
- 28/1/15
- 0
- 0
- 0
- 44
]Năm 2004 nghe theo tiếng gọi của Đảng, tôi, một sinh viên mới ra trường đã lên đường tình nguyện lên Lai Châu công tác. Được Sở GD&ĐT Lai Châu ra quyết định về công tác tại huyện Mường tè. Lúc đó tôi chưa biết rằng Mường Tè như thế nào cả, chỉ biết đó là một huyện nghèo nhất so với cả nước.
Ngồi trên xe ô tô mà tôi như có cảm giác mình đang ngồi trên máy đảo bê tông ý. Đường rất xấu, một bên là đồi núi cao ngất, một bên là dòng sông Đà đang sục sôi hung dữ trong mùa mưa, các khúc cua tay áo vô cùng nguy hiểm, chỉ chểnh mảng một chút là cả xe và người nằm gọn xuống dòng sông Đà hung dữ.
Vào đến huyện tôi được Phòng GD&ĐT phân công về công tác tại trường Tiểu học Số 1 Ka Lăng. Lúc bấy giờ đường lên xã Ka Lăng đâu phải dễ đi. Mùa mưa đến, đâu còn đường để xe máy đi được, vì thế mà chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình trên những chuyến xuồng để lội ngược dòng sông Đà quay lên phía thượng nguồn là nơi trường mà chúng tôi đến công tác. Lại một trải nghiệm nữa trên cuộc hành trình đầy thử thách. Nhớ ngày xưa học lớp 11 chúng tôi chỉ nghe và học qua sách vở bài " Người lái đò trên Sông Đà" qua áng văn của nhà văn Nguyễn Tuân thì phải, chỉ nghe thôi mà tôi đã thấy sởn hết cả da gà lên rồi. Đến hôm nay được trải nghiệm trên thực tế thì còn ớn hơn nữa. Ngồi trên xuồng mà tôi có cảm giác mồ hôi mình toát ra từng đợt, những lúc xuồng vượt thác mà tôi như có cảm giác có một bàn tay vô bình nào đó kéo nó lại, chỉ cần xuồng chết máy thôi là tất cả chúng tôi trên chuyến đò đó nằm gọn dưới dòng sông Đà. Đến khi xuồng cập bến chúng tôi mới biết mình đã sống.
Ka Lăng là một xã vùng cao biên giới giáp với xã Bình Hà huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Với diện tích tự nhiên 12000km vuông với hơn 3000 người sinh sống. Thành phần dân tộc sinh sống tại đây chủ yếu là bà con dân tộc Hà Nhì và La Hủ. Công việc chính của bà con nơi đây chủ yếu là làm nương, trồng lúa, và trồng rừng cho nên cuộc sống còn gặp muôn vàn khó khăn, kinh tế chậm phát triển, nhận thức của bà con còn hạn chế cuộc sống của bà con còn muôn vàn khó khăn.
Tình hình chung về Ka Lăng là như vậy đó các bạn ạ. Các em học sinh nơi đây rất hiếu học, các em ngoan ngoãn chịu khó đi học. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên đường xá đi lại cũng bớt khó khăn, đường ô tô đã đeens tận bản. Giáo dục của xã nhà cũng từng ngày đổi mới chất lượng GD ngày một nâng cao. Nhưng tỉ lệ hộ nghèo trong xã còn tương đối cao. Những năm gần đây thực hiện Nghị định 49 của TTCP về nuôi ăn bán trú cho con em học sinh dân tộc thiểu số. Nhà trường cùng với nhân dân chính quyền địa phương vận động các em học sinh lớp 3,4,5 về điểm trung tâm để học tập và thực hiện mô hình ăn ở nội trú trong nhà trường, để từng bước nâng cao chất lượng GD hơn nữa. Tuy được nhà nước hỗ trợ tiền ăn và 15kg/1 tháng/1hs, nhưng chất lượng bữa ăn của các em vẫn chưa được đảm bảo, phụ huynh học sinh cũng chẳng hỗ trợ được gì ngoài củi đun cho các em. Kinh tế của bà con vẫn còn khó khăn, quàn áo các em mặc còn chưa đu, có hôm trời rét đậm mà các em vẫn mặc phong phanh đến lớp.
Tôi là một giáo viên công tác cũng lâu năm trên Ka Lăng, và cũng cùng với a chi em CBGV-CNV trong nhà trường cũng đóng góp để hỗ trợ các e một phần nào đó, nhưng hs thì đông khoản đóng góp cũng có hạn nên cũng chưa được đầy đủ tới các e.
Tham gia trên facebook tôi thấy có chương trình "Bữa cơm thịt cho các em hs BÁN TRÚ DÂN TỘC THIỂU SỐ và Áo ấm cho các em. Vì vậy tôi đã mạnh dạn viết lên đây, cũng mong nhận được sự quan tâm của câu lạc bộ Anh Em Tôi để giúp đỡ các em học sinh trường Tiểu học Số 1 xã Ka Lăng một phần nào đó để các em cùng phấn đấu học tập để sau này tạo nên những cán bộ nguồn cho địa phương.
Ngồi trên xe ô tô mà tôi như có cảm giác mình đang ngồi trên máy đảo bê tông ý. Đường rất xấu, một bên là đồi núi cao ngất, một bên là dòng sông Đà đang sục sôi hung dữ trong mùa mưa, các khúc cua tay áo vô cùng nguy hiểm, chỉ chểnh mảng một chút là cả xe và người nằm gọn xuống dòng sông Đà hung dữ.
Vào đến huyện tôi được Phòng GD&ĐT phân công về công tác tại trường Tiểu học Số 1 Ka Lăng. Lúc bấy giờ đường lên xã Ka Lăng đâu phải dễ đi. Mùa mưa đến, đâu còn đường để xe máy đi được, vì thế mà chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình trên những chuyến xuồng để lội ngược dòng sông Đà quay lên phía thượng nguồn là nơi trường mà chúng tôi đến công tác. Lại một trải nghiệm nữa trên cuộc hành trình đầy thử thách. Nhớ ngày xưa học lớp 11 chúng tôi chỉ nghe và học qua sách vở bài " Người lái đò trên Sông Đà" qua áng văn của nhà văn Nguyễn Tuân thì phải, chỉ nghe thôi mà tôi đã thấy sởn hết cả da gà lên rồi. Đến hôm nay được trải nghiệm trên thực tế thì còn ớn hơn nữa. Ngồi trên xuồng mà tôi có cảm giác mồ hôi mình toát ra từng đợt, những lúc xuồng vượt thác mà tôi như có cảm giác có một bàn tay vô bình nào đó kéo nó lại, chỉ cần xuồng chết máy thôi là tất cả chúng tôi trên chuyến đò đó nằm gọn dưới dòng sông Đà. Đến khi xuồng cập bến chúng tôi mới biết mình đã sống.
Ka Lăng là một xã vùng cao biên giới giáp với xã Bình Hà huyện Lục Xuân tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Với diện tích tự nhiên 12000km vuông với hơn 3000 người sinh sống. Thành phần dân tộc sinh sống tại đây chủ yếu là bà con dân tộc Hà Nhì và La Hủ. Công việc chính của bà con nơi đây chủ yếu là làm nương, trồng lúa, và trồng rừng cho nên cuộc sống còn gặp muôn vàn khó khăn, kinh tế chậm phát triển, nhận thức của bà con còn hạn chế cuộc sống của bà con còn muôn vàn khó khăn.
Tình hình chung về Ka Lăng là như vậy đó các bạn ạ. Các em học sinh nơi đây rất hiếu học, các em ngoan ngoãn chịu khó đi học. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên đường xá đi lại cũng bớt khó khăn, đường ô tô đã đeens tận bản. Giáo dục của xã nhà cũng từng ngày đổi mới chất lượng GD ngày một nâng cao. Nhưng tỉ lệ hộ nghèo trong xã còn tương đối cao. Những năm gần đây thực hiện Nghị định 49 của TTCP về nuôi ăn bán trú cho con em học sinh dân tộc thiểu số. Nhà trường cùng với nhân dân chính quyền địa phương vận động các em học sinh lớp 3,4,5 về điểm trung tâm để học tập và thực hiện mô hình ăn ở nội trú trong nhà trường, để từng bước nâng cao chất lượng GD hơn nữa. Tuy được nhà nước hỗ trợ tiền ăn và 15kg/1 tháng/1hs, nhưng chất lượng bữa ăn của các em vẫn chưa được đảm bảo, phụ huynh học sinh cũng chẳng hỗ trợ được gì ngoài củi đun cho các em. Kinh tế của bà con vẫn còn khó khăn, quàn áo các em mặc còn chưa đu, có hôm trời rét đậm mà các em vẫn mặc phong phanh đến lớp.
Tôi là một giáo viên công tác cũng lâu năm trên Ka Lăng, và cũng cùng với a chi em CBGV-CNV trong nhà trường cũng đóng góp để hỗ trợ các e một phần nào đó, nhưng hs thì đông khoản đóng góp cũng có hạn nên cũng chưa được đầy đủ tới các e.
Tham gia trên facebook tôi thấy có chương trình "Bữa cơm thịt cho các em hs BÁN TRÚ DÂN TỘC THIỂU SỐ và Áo ấm cho các em. Vì vậy tôi đã mạnh dạn viết lên đây, cũng mong nhận được sự quan tâm của câu lạc bộ Anh Em Tôi để giúp đỡ các em học sinh trường Tiểu học Số 1 xã Ka Lăng một phần nào đó để các em cùng phấn đấu học tập để sau này tạo nên những cán bộ nguồn cho địa phương.
Sửa lần cuối: