Thắc mắc về VAS 16 - Chi phí đi vay

  • Thread starter Dinh Tien Hoang
  • Ngày gửi
D

Dinh Tien Hoang

Guest
14/3/15
4
0
1
30
Em phải thuyết trình về VAS 16, hiện có 1 số thắc mắc, mong a/c/bạn giải thích giúp ạ:
1. Cho ví dụ cụ thể về cách tính chi phí đi vay được vốn hóa cho khoản đi vay riêng biệt và chung. Em ko hiểu công thức lắm
2. CM qui định "Trường hợp phát sinh khoản vay vốn chung, thì CP đi vay dc vốn hóa trong kỳ ko đc vượt quá tổng số CP đi vay phát sinh trong kỳ" là tại sao ạ?
3. CM qui định "Tạm dừng vốn hóa khi có sự gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết". em ko hiểu "cần thiết" ở đây là như thế nào? Có thể đưa ví dụ dc ko ạ?

Em xin đội ơn ạ :D
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
E

emduyen

Cao cấp
23/12/14
223
50
28
29
Với khoản vay riêng thì bạn đơn giản cứ lấy lãi vay trừ đi thu nhập nào đó nhận đc từ số vốn vay đó (nếu có) chẳng hạn như là lãi tiền gửi nếu bạn lấy khoản tiền vay chưa dùng đi gửi ngân hàng.
Còn với khoản vay chung, thì do là chung nên bạn sẽ khó có thể tính được bao nhiêu lãi vay là dùng cho cái này, bao nhiêu là dùng cho cái kia, tất nhiên thực tế thì mình nghĩ là các công ty sẽ theo dõi chi tiết được. Nên chuẩn mực quy định thống nhất cách tính để tránh mỗi công ty vốn hóa một kiểu theo ý của họ.
Trong công thức tính của khoản vay chung, bằng: chi phí lũy kế bình quân phát sinh*tỷ lệ vốn hóa. Để dễ hiểu, bạn hình dung chi phí lũy kế chính là số tiền vay còn tỷ lệ vốn hóa chính là lãi suất đi vay.
- Chi phí lũy kế phát sinh được tính dựa trên tất cả những chi phí mà bạn đã bỏ vào tài sản dở dang tới cuối kỳ không phân biệt nguồn tiền (vì đang giả định và mặc định luôn là bạn không biết chính xác chi phí nào từ tiền vay, và tiền vay dùng là bao nhiêu). Như vậy, ở đây bạn sẽ thấy nếu bạn dùng cả vốn tự có thì chi phí dở dang cuối kỳ sẽ có thể lớn hơn số tiền bạn đi vay. Điều nay này dẫn tới chi phí đi vay vốn hóa có thể lớn hơn lãi vay trong kỳ. Đó chính là giải thích cho quy định trong chuẩn mực: chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không vượt quá chi phí đi vay trong kỳ.
- Tỷ lệ vốn hóa, như mình nói ở trên coi như là lãi suất của chi phí lũy kế phát sinh. Nó được tính bằng cách lấy lãi vay trong kỳ chia cho gốc vay trong kỳ. (chính là lãi suất đi vay bình quân).
Do lãi vay thường tính theo năm và kỳ kế toán cũng vậy nên các chỉ tiêu trên đều quy về bình quân năm. ĐỂ tính bình quân năm bạn chỉ cần lấy số phát sinh*số tháng phát sinh/12.
Trường hợp tạm ngừng vốn hóa, sự gián đoạn cần thiết chăng hạn như bạn đang xây dựng, tự nhiên xuất hiện hố tử thần, bạn phải mời chuyên gia địa chất đến để khảo sát, kiểm tra để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình thì thời gian đó là cần thiết.
 
  • Like
Reactions: Dinh Tien Hoang
D

Dinh Tien Hoang

Guest
14/3/15
4
0
1
30
Với khoản vay riêng thì bạn đơn giản cứ lấy lãi vay trừ đi thu nhập nào đó nhận đc từ số vốn vay đó (nếu có) chẳng hạn như là lãi tiền gửi nếu bạn lấy khoản tiền vay chưa dùng đi gửi ngân hàng.
Còn với khoản vay chung, thì do là chung nên bạn sẽ khó có thể tính được bao nhiêu lãi vay là dùng cho cái này, bao nhiêu là dùng cho cái kia, tất nhiên thực tế thì mình nghĩ là các công ty sẽ theo dõi chi tiết được. Nên chuẩn mực quy định thống nhất cách tính để tránh mỗi công ty vốn hóa một kiểu theo ý của họ.
Trong công thức tính của khoản vay chung, bằng: chi phí lũy kế bình quân phát sinh*tỷ lệ vốn hóa. Để dễ hiểu, bạn hình dung chi phí lũy kế chính là số tiền vay còn tỷ lệ vốn hóa chính là lãi suất đi vay.
- Chi phí lũy kế phát sinh được tính dựa trên tất cả những chi phí mà bạn đã bỏ vào tài sản dở dang tới cuối kỳ không phân biệt nguồn tiền (vì đang giả định và mặc định luôn là bạn không biết chính xác chi phí nào từ tiền vay, và tiền vay dùng là bao nhiêu). Như vậy, ở đây bạn sẽ thấy nếu bạn dùng cả vốn tự có thì chi phí dở dang cuối kỳ sẽ có thể lớn hơn số tiền bạn đi vay. Điều nay này dẫn tới chi phí đi vay vốn hóa có thể lớn hơn lãi vay trong kỳ. Đó chính là giải thích cho quy định trong chuẩn mực: chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không vượt quá chi phí đi vay trong kỳ.
- Tỷ lệ vốn hóa, như mình nói ở trên coi như là lãi suất của chi phí lũy kế phát sinh. Nó được tính bằng cách lấy lãi vay trong kỳ chia cho gốc vay trong kỳ. (chính là lãi suất đi vay bình quân).
Do lãi vay thường tính theo năm và kỳ kế toán cũng vậy nên các chỉ tiêu trên đều quy về bình quân năm. ĐỂ tính bình quân năm bạn chỉ cần lấy số phát sinh*số tháng phát sinh/12.
Trường hợp tạm ngừng vốn hóa, sự gián đoạn cần thiết chăng hạn như bạn đang xây dựng, tự nhiên xuất hiện hố tử thần, bạn phải mời chuyên gia địa chất đến để khảo sát, kiểm tra để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình thì thời gian đó là cần thiết.

Cho e hỏi thêm là, sau khi được vốn hoá chi phí đi vay thì giá trị ghi sổ của tài sản bao gồm cả phần giá mua và phần lãi được chuyển thành vốn, điều kiện duy nhất phải thoả mãn là chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó mà thôi. Câu hỏi đặt ra là, sau khi vốn hoá chi phí đi vay, giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện được thì sao?

Và Cm qui định "Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh”. Giả sử nếu chi phí lãi vay phát sinh sau khi tài sản đã hoàn thành nhưng làm gia tăng lợi ích kinh tế của tài sản, vượt qua lợi ích ban đầu của tài sản và có thể đo lường một cách đáng tin cậy thì có được vốn hoá ko?

Em xin cảm ơn :D
 
E

emduyen

Cao cấp
23/12/14
223
50
28
29
Cho e hỏi thêm là, sau khi được vốn hoá chi phí đi vay thì giá trị ghi sổ của tài sản bao gồm cả phần giá mua và phần lãi được chuyển thành vốn, điều kiện duy nhất phải thoả mãn là chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó mà thôi. Câu hỏi đặt ra là, sau khi vốn hoá chi phí đi vay, giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá giá trị thuần có thể thực hiện được thì sao?

Và Cm qui định "Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh”. Giả sử nếu chi phí lãi vay phát sinh sau khi tài sản đã hoàn thành nhưng làm gia tăng lợi ích kinh tế của tài sản, vượt qua lợi ích ban đầu của tài sản và có thể đo lường một cách đáng tin cậy thì có được vốn hoá ko?

Em xin cảm ơn :D
1. Giá trị thuần có thể thực hiện được tạm hiểu là giá thị trường trừ đi các chi phí liên quan nào đó. Trong khi giá trị ghi sổ của tài sản lại là chi phí thực tế để đưa tài sản vào sử dụng. Như vậy hai khái niệm này ko liên quan đến nhau. Tại sao bạn lại nghĩ rằng giá trị ghi sổ phải nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được?
Mình lấy ví dụ cho bạn thấy về khác nhau giữa vốn hóa và ko vốn hóa, hẳng hạn bạn xây hai ngôi nhà y hệt nhau, chi phí là như nhau nhưng 1 cái bạn vay vốn còn 1 cái bạn lấy vốn tự có thì đướng nhiên cái dùng vốn đi vay sẽ có giá trị ghi sổ lớn hơn (thêm phần lãi vay được vốn hóa).
2. Mình ko hiểu ý của bạn lắm. Tại sao chi phí lãi vay lại phát sinh sau khi tài sản đã hoàn thành? Hay bạn đang nói đến việc đầu tư nâng cấp tài sản?
Điều đầu tiên, khi tài sản đã hoàn thành thì khoản vay của bạn sẽ ko dùng cho việc hình thành tài sản nữa, nó sẽ dùng cho việc khác, như vậy lãi vay ko đc vốn hóa là đương nhiên.
Thứ hai, mình đang nghĩ ý bạn là khi nâng cấp tài sản. Theo chuẩn mực thì chỉ vốn hóa trong quá trình đầu tư xây dựng hình thành tài sản, còn sau đó thì ko. ok.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA