Cách hạch toán doanh thu theo PP trực tiếp.

  • Thread starter thanhhuong2015
  • Ngày gửi
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
Chào mọi người!
Mọi người có thể chỉ giúp mình cách hạch toán doanh thu theo PP trực tiếp, mình đang bị vướng chỗ này.

Ví dụ trong năm 2014 của DN mình (Cty TM& XD, AD kế toán theo QĐ 48)
DT tháng 6: 20tr (trong đó thuế bao gồm GTGT 1%: 200k)/ DK DT: N 111/ C511: 20tr ; Thuế: N 511/C3331: 200K
DT tháng 7: 30tr (trong đó thuế bao gồm GTGT 1%: 300k)/DK DT: N 111/ C511: 30tr ; Thuế: N 511/C3331: 300K
DT tháng 8: 40tr (trong đó thuế bao gồm GTGT 1%: 400k)/DK DT: N 111/ C511: 40tr ; Thuế: N 511/C3331: 400K
DT tháng 9: 50tr (trong đó thuế bao gồm GTGT 1%: 500k)/DK DT: N 111/ C511: 50tr ; Thuế: N 511/C3331: 500K
DT Qúy 4: 60tr (trong đó thuế bao gồm GTGT 1%: 600k),DK DT: N 111/ C511: 60tr ; Thuế: N 511/C3331: 600K

Cuối kỳ mình kết chuyển DT:
T6: 20tr
T7: 30tr
T8: 40 tr
T9: 50tr
QUÝ 4: 60tr
Tổng Doanh thu năm 2014: 200tr
Tổng tiền Thuế 1%/DT năm 2014: 2 tr
CUỐI NĂM KẾT CHUYỂN 511 SANG 911: N511/C911: 198tr (200tr- 2tr)
Như thế này đúng không mọi người? lần đầu mình hạch toán PP trực tiếp nên cũng chưa chắc chắn lắm.
 
  • Like
Reactions: ngoc ha dinh
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

kt.loan

Guest
30/1/15
44
12
8
51
Thuế GTGT theo PP trực tiếp là 1 khoản giảm trừ DT, còn khi KC về TK 911 là KC Doanh thu thuần, bạn phân biệt được đâu là DT bán hàng, đâu là DTT thì KC đúng thôi.
 
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
Thuế GTGT theo PP trực tiếp là 1 khoản giảm trừ DT, còn khi KC về TK 911 là KC Doanh thu thuần, bạn phân biệt được đâu là DT bán hàng, đâu là DTT thì KC đúng thôi.

ý bạn nói là trên bảng XĐKQKD:
Doanh thu bán hàng và CCDV: 200tr
Các khoản giảm trừ DT: 2tr
DT thuần về bán hàng và CCDV: 198tr
 
K

kt.loan

Guest
30/1/15
44
12
8
51
Đúng rồi bạn ạ
 
N

nguyennguyetvcu

Guest
21/1/15
13
0
1
33
bạn ơi cho mình hỏi muốn đăng bài lên diễn đàn thì làm thế nào thế nào vậy, mình vào đăng bài nhanh mà trang web cứ báo lỗi :(
 
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
Đúng rồi bạn ạ
Bạn cho mình hỏi là khi kết chuyển DT: TK 511 sang 911 thì số tiền là: 200 tr hay 198 tr vậy bạn? mình đang hoang mang ở chỗ này lắm.
 
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
bạn ơi cho mình hỏi muốn đăng bài lên diễn đàn thì làm thế nào thế nào vậy, mình vào đăng bài nhanh mà trang web cứ báo lỗi :(
Mấy bữa mình đang cũng hay báo lỗi nhưng sau tự nhiên mình lại đăng đc, bạn tìm trong các mục đăng bài rồi đăng lên sẽ đc thôi bạn..
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Mình lấy một ví dụ cụ thể để bạn áp dụng theo nha:
Cty TNHH Chu Đình Xinh em theo phương pháp : Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu


Kê khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

- Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).

+ Doanh nghiệp mới thành lập (trừ trường hợp được phép đăng ký tự nguyện: là doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư, hoặc DN bạn có hóa đơn mua máy mọc thiết bị đầu vào từ 1 tỷ trở lên ( không bao gồm ô tô dưới 9 chỗ ngồi với công ty không kinh doanh du lịch, khách sạn, vận tải).

Bảng Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

Thuế trực tiếp: thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % (tùy theo ngành nghề

LUẬT số: 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Điều 13.Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.


Cách tính:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

Trong năm hoạt động công ty có kết quả kinh doanh như sau:
- Khi xuất bán:
- Phiếu thu tiền
- Phiếu xuất kho hoặc giao hàng
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hợp đồng thanh lý nếu có
+Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1111=3.000.000 đ
Có TK 511 = 3.000.000 đ
+Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632=2.000.000 đ
Có TK 156 = 2.000.000 đ

+ Khi tính số thuế phải nộp ( ví dụ: là *1%)
Nợ TK 511 = 3.000.000 đ x 1% =30.000
Có TK 33311 = 3.000.000 đ x 1% =30.000
+ Khi nộp thuế :
Nợ TK 33311 =30.000đ
Có TK 111,112 =30.000đ
+ Kết chuyển trong năm:
- Giá vốn:
Nợ TK 911/ Có TK 632=2.000.000 đ
- Doanh thu:
Nợ 511/ Có TK 911=3.000.000đ- 30.000đ=2,970,000

Quyết toán thuế năm 2014:

Xác định chi phí doanh thu kế toán:

Bước 01:kế toán tổng hợp lên bảng kết quả kinh doanh được số liệu như sau


Bước 02: xác định chi phí thuế TNDN hiện hành 8211

-Mở tờ khai quyết toán thuế TNDN năm trên phần mềm HTKK

- Điền đầy đủ các thông tin và số liệu vào phụ lục: PHỤ LỤC 03-1A:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH


Bước 03: xác định chi phí không hợp lý hợp lệ theo luật thuế trên tờ khai quyết toán năm




- Đến đây ta xác định được chi phí thuế TNDN năm 2014
-Tại ngày 31/12/2014 trên nhật ký chung ta hoạch toán nghiệp vụ thuế TNDN năm 2014


-Chi phí thuế TNDN năm 2014

Nợ TK 8211/ Có TK 3334= 194,000 đ

Bước 04: Nhập chi phí thuế TNDN vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014 chỉ tiêu [51] =
194,000

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành



Kiểm tra lại:

- Bảng cân đối phát sinh năm Báo cáo tài chính số Dư Có TK 3334=194,000đ = Phát sinh Nợ = PS có TK 8211=194,000đ = bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014 chỉ tiêu [51]= 194,000đ: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành = chỉ tiêu [E1] =194,000đ Thuế TNDN từ hoạt động SXKD của tờ khai quyết toán năm

- Số dư Có TK 4212 cuối năm = 776,0000= chỉ tiêu [60] lợi nhuận sau thuế tndn = bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014

Làm đến đây là bạn đã hoàn thành việc quyết toán thuế TNDN năm báo cáo tài chính
 
  • Like
Reactions: Cẩm Tú
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
Mình lấy một ví dụ cụ thể để bạn áp dụng theo nha:
Cty TNHH Chu Đình Xinh em theo phương pháp : Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu


Kê khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

- Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).

+ Doanh nghiệp mới thành lập (trừ trường hợp được phép đăng ký tự nguyện: là doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư, hoặc DN bạn có hóa đơn mua máy mọc thiết bị đầu vào từ 1 tỷ trở lên ( không bao gồm ô tô dưới 9 chỗ ngồi với công ty không kinh doanh du lịch, khách sạn, vận tải).

Bảng Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

Thuế trực tiếp: thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % (tùy theo ngành nghề

LUẬT số: 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Điều 13.Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.


Cách tính:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

Trong năm hoạt động công ty có kết quả kinh doanh như sau:
- Khi xuất bán:
- Phiếu thu tiền
- Phiếu xuất kho hoặc giao hàng
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hợp đồng thanh lý nếu có
+Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1111=3.000.000 đ
Có TK 511 = 3.000.000 đ
+Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632=2.000.000 đ
Có TK 156 = 2.000.000 đ

+ Khi tính số thuế phải nộp ( ví dụ: là *1%)
Nợ TK 511 = 3.000.000 đ x 1% =30.000
Có TK 33311 = 3.000.000 đ x 1% =30.000
+ Khi nộp thuế :
Nợ TK 33311 =30.000đ
Có TK 111,112 =30.000đ
+ Kết chuyển trong năm:
- Giá vốn:
Nợ TK 911/ Có TK 632=2.000.000 đ
- Doanh thu:
Nợ 511/ Có TK 911=3.000.000đ- 30.000đ=2,970,000

Quyết toán thuế năm 2014:

Xác định chi phí doanh thu kế toán:

Bước 01:kế toán tổng hợp lên bảng kết quả kinh doanh được số liệu như sau


Bước 02: xác định chi phí thuế TNDN hiện hành 8211

-Mở tờ khai quyết toán thuế TNDN năm trên phần mềm HTKK

- Điền đầy đủ các thông tin và số liệu vào phụ lục: PHỤ LỤC 03-1A:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH


Bước 03: xác định chi phí không hợp lý hợp lệ theo luật thuế trên tờ khai quyết toán năm




- Đến đây ta xác định được chi phí thuế TNDN năm 2014
-Tại ngày 31/12/2014 trên nhật ký chung ta hoạch toán nghiệp vụ thuế TNDN năm 2014


-Chi phí thuế TNDN năm 2014

Nợ TK 8211/ Có TK 3334= 194,000 đ

Bước 04: Nhập chi phí thuế TNDN vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014 chỉ tiêu [51] =
194,000

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành



Kiểm tra lại:

- Bảng cân đối phát sinh năm Báo cáo tài chính số Dư Có TK 3334=194,000đ = Phát sinh Nợ = PS có TK 8211=194,000đ = bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014 chỉ tiêu [51]= 194,000đ: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành = chỉ tiêu [E1] =194,000đ Thuế TNDN từ hoạt động SXKD của tờ khai quyết toán năm

- Số dư Có TK 4212 cuối năm = 776,0000= chỉ tiêu [60] lợi nhuận sau thuế tndn = bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014

Làm đến đây là bạn đã hoàn thành việc quyết toán thuế TNDN năm báo cáo tài chính


Cảm ơn bài viết của anh Chudinhxinh nhé! rất chi tiết và dễ hiểu.
Anh Chudinhxinh có thể cho em hỏi thêm 1 tí về phần này. Là trong năm 2014 cty em có phát sinh thêm 1 khoản nộp phạt chậm nộp tiền thuế, em hạch toán vào TK 811: ví dụ 500k, thì trên tờ khai quyết toán thuế TNDN chỉ tiêu B4 các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, em có được đưa vào không anh?

Anh chỉ cho em trên Báo cáo tài chính, Bảng Cân đối tài khoản thì ở chỗ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ em đưa vào luôn: 3.000.000 đ hay là: 2.970.000 đ vậy anh?
Do Các khoản giảm trừ doanh thu chỉ gồm 3 khoản (CKTM, GGHB, HBBTL) không có cột thuế GTGT theo PP trực tiếp phải nộp.
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
- Khoản phạt 500 k vi phạm hành chính của bạn vẫn hoạch toán vào Tk 811 và kết chuyển sang 911 và xác định lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 bình thường theo luật kế toán

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4=500k của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế

- Hướng giải quyết khoản phạt đưa vào B4 của bạn hoàn toàn chính xác


Việc phạt thuế có hai hương giải quyết:

+Đối với DNTN $ Công ty TNHH MTV:

+ Nếu năm trước đố cty đang LÃI đang dư Có TK 4211 thì Nợ 4211/ có 33311,3334=? làm giảm lợi nhuận chưa phân phối năm trước đó

+ Nếu năm trước đó đang LỖ Nợ TK 4211 thì Nợ 811/ có 333111,3334=? , KC Nợ 911/ có 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế

+Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, cổ phần…

- Biên bản hợp hồi đồng thành viên về việc quyết định xử lý kết quả thanh tra

- Nếu chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước: việc này làm giảm lợi ích lợi tức cổ đông chăc chả ai ngu đồng ý

+ Nếu năm trước đố cty đang LÃI đang dư Có TK 4211 thì Nợ 4211/ có 33311,3334=? làm giảm lợi nhuận chưa phân phối năm trước đó

- Nếu ko chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà để chia chác:

Nợ 811/ có 333111,3334=?, KC Nợ 911/ có 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
Bảng cân đối kế toán:

- Trên bảng cân đối kế toán thì doanh thu 511 cả năm vẫn phải bằng 3.000.000 đồng chứ ko phải là 2.970.000đồng

Phai mẫu ví dụ minh họa tham khảo:

http://www.mediafire.com/download/m174i3513owmm69/BCTC_-_2014_-_Truc_tiep_doanh_thu.rar
Em cảm ơn bài viết của anh chudinhxinh rất là nhiều! nhờ bài viết của anh mà em đã học hỏi thêm được cách hạch toán.
Em cũng mới làm sổ sách nên chưa có kinh nghiệm nhiều, sau này em có vướng gì em đăng bài lên anh chudinhxinh nhớ giúp em với nhé!
 
T

thanhhuong2015

Guest
6/2/15
45
2
8
36
Anh Chudinhxinh có thể chỉ cho em cách hạch toán nợ phải thu khó đòi với anh.

Hiện tại trên sổ sách của em có 1 khách hàng PS Công nợ năm 2009 đến giờ hok thu đc nên giờ em muốn đưa vào nợ phải thu khó đòi để sang năm 2015 em xóa nợ.
Nợ 131: 186.188.300 đồng.
Anh chỉ cho em cách hạch toán sang nợ phải thu khó đòi.
 
Cẩm Tú

Cẩm Tú

Guest
9/9/17
4
0
1
30
Quan 4
Mình lấy một ví dụ cụ thể để bạn áp dụng theo nha:
Cty TNHH Chu Đình Xinh em theo phương pháp : Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu


Kê khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

- Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).

+ Doanh nghiệp mới thành lập (trừ trường hợp được phép đăng ký tự nguyện: là doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư, hoặc DN bạn có hóa đơn mua máy mọc thiết bị đầu vào từ 1 tỷ trở lên ( không bao gồm ô tô dưới 9 chỗ ngồi với công ty không kinh doanh du lịch, khách sạn, vận tải).

Bảng Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

Thuế trực tiếp: thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % (tùy theo ngành nghề

LUẬT số: 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Điều 13.Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.


Cách tính:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

Trong năm hoạt động công ty có kết quả kinh doanh như sau:
- Khi xuất bán:
- Phiếu thu tiền
- Phiếu xuất kho hoặc giao hàng
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hợp đồng thanh lý nếu có
+Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 1111=3.000.000 đ
Có TK 511 = 3.000.000 đ
+Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632=2.000.000 đ
Có TK 156 = 2.000.000 đ

+ Khi tính số thuế phải nộp ( ví dụ: là *1%)
Nợ TK 511 = 3.000.000 đ x 1% =30.000
Có TK 33311 = 3.000.000 đ x 1% =30.000
+ Khi nộp thuế :
Nợ TK 33311 =30.000đ
Có TK 111,112 =30.000đ
+ Kết chuyển trong năm:
- Giá vốn:
Nợ TK 911/ Có TK 632=2.000.000 đ
- Doanh thu:
Nợ 511/ Có TK 911=3.000.000đ- 30.000đ=2,970,000

Quyết toán thuế năm 2014:

Xác định chi phí doanh thu kế toán:

Bước 01:kế toán tổng hợp lên bảng kết quả kinh doanh được số liệu như sau


Bước 02: xác định chi phí thuế TNDN hiện hành 8211

-Mở tờ khai quyết toán thuế TNDN năm trên phần mềm HTKK

- Điền đầy đủ các thông tin và số liệu vào phụ lục: PHỤ LỤC 03-1A:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH


Bước 03: xác định chi phí không hợp lý hợp lệ theo luật thuế trên tờ khai quyết toán năm




- Đến đây ta xác định được chi phí thuế TNDN năm 2014
-Tại ngày 31/12/2014 trên nhật ký chung ta hoạch toán nghiệp vụ thuế TNDN năm 2014


-Chi phí thuế TNDN năm 2014

Nợ TK 8211/ Có TK 3334= 194,000 đ

Bước 04: Nhập chi phí thuế TNDN vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014 chỉ tiêu [51] =
194,000

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành



Kiểm tra lại:

- Bảng cân đối phát sinh năm Báo cáo tài chính số Dư Có TK 3334=194,000đ = Phát sinh Nợ = PS có TK 8211=194,000đ = bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014 chỉ tiêu [51]= 194,000đ: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành = chỉ tiêu [E1] =194,000đ Thuế TNDN từ hoạt động SXKD của tờ khai quyết toán năm

- Số dư Có TK 4212 cuối năm = 776,0000= chỉ tiêu [60] lợi nhuận sau thuế tndn = bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo tài chính năm 2014

Làm đến đây là bạn đã hoàn thành việc quyết toán thuế TNDN năm báo cáo tài chính
quá hay luôn. em vừa làm kế toán về Phương pháp thuế GTGT trực tiếp. mò hoài cuối cùng củng ra được cái em cần tìm :(( cám ơn anh nhiều lắm
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Anh Chudinhxinh có thể chỉ cho em cách hạch toán nợ phải thu khó đòi với anh.

Hiện tại trên sổ sách của em có 1 khách hàng PS Công nợ năm 2009 đến giờ hok thu đc nên giờ em muốn đưa vào nợ phải thu khó đòi để sang năm 2015 em xóa nợ.
Nợ 131: 186.188.300 đồng.
Anh chỉ cho em cách hạch toán sang nợ phải thu khó đòi.
Quy định và căn cứ để lập dự phòng: Các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi thì làm theo các yêu cầu về chứng từ và hồ sơ đầy đủ theo thông tư sau thì mớ đủ tiêu chuẩn ghi nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
+ Căn cứ: Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.19 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.19.Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”
+ Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 228/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2009
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH, NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, CÔNG TRÌNH XÂY LẮP TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện:
là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Chứng từ gốc Gồm:
- Hóa đơn GTGT bên A đã xuất cho B
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản giao nhận hàng kèm phiếu xuất kho
- Biên bản đối chiếu công nợ có đóng dấu, ký tá xác nhận của hai bên
- Các công văn biên bản đòi nợ nhưng ko thành công
- Công văn mà bên Mua đã gửi về trường hợp ko còn khả năng thanh tóan mà bên Mua đã thông báo đến bên Bán nêu trên làm chứng từ gốc đối chứng
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:

+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
Quy trình hoạch toán như sau:
1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
2. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA