Kế toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá theo Thông tư 200

  • Thread starter Hien
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các doanh nghiệp khi bán các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài thường có cam kết bảo hành cho khách hàng khi sản phẩm xảy ra hư hỏng. Ngoài gói bảo hành tiêu chuẩn thì các công ty còn có thể bán gói bảo hành mở rộng ngoài thời gian bảo hành cơ bản. Vậy các công ty hạch toán như thế nào với các chi phí bảo hành tiêu chuẩn và chi phí bảo hành gia hạn. Bài viết trong link sau trao đổi về các vấn đề trên:
http://www.webketoan.vn/ke-toan-chi-phi-bao-hanh-san-pham-hang-hoa.html
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
@Hien: Trước hết em cảm ơn anh Hiền vì thực sự rất may mắn em mới tìm đọc được bài viết này của anh.

Thời gian mới đây bên em đang gặp một khách hàng trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng 1,5 năm với số tiền khá lớn (khoảng 10 tỷ), khiến cho báo cáo tài chính của công ty chuyển từ lãi sang lỗ. Công ty giải thích dựa vào điều khoản bảo hành của hợp đồng và theo thông tư 228 hướng dẫn về trích lập dự phòng, họ đã trích lập theo đúng tỷ lệ (5%) như hợp đồng. Em rất băn khoăn về khoản này vì việc ghi nhận hay không có thể ảnh hưởng lớn đến thông tin trên báo cáo tài chính, và ngay cả nếu có thể ghi nhận được thì số tiền trích lập như vậy liệu có hợp lý hay chưa.

Em mới biết đến phương pháp chi phí bảo hành dồn tích. Sau khi đọc bài của anh, thì biết thêm 2 phương pháp còn lại. Về trường hợp khách hàng của em, em cho rằng không có căn cứ đáng tin cậy để xác định chi phí bảo hành (do công ty mới thành lập được 2-3 năm, mới bàn giao được một số dự án, không có công trình tương đương, không đưa được thống kê hay nghiên cứu về tỷ lệ chi phí bảo hành,... mà chỉ dựa trên điều khoản bảo hành của hợp đồng). Do vậy trường hợp này em đi đến kết luận sẽ áp dụng phương pháp tiền mặt có điều chỉnh, tức ghi nhận chi phí bảo hành vào thời điểm thực tế phát sinh, mà không trích lập dự phòng bảo hành ngay từ đầu.

Trước khi đọc bài của anh em cũng chỉ đang phân vân về đoạn căn cứ đáng tin cậy để xác định chi phí bảo hành - vì không đạt được điều kiện này thì nghiễm nhiên không đủ điều kiện trích lập dự phòng. Vậy anh đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, anh có thể cho em xin ý kiến về việc tư duy của em không ạ. Và quan điểm của anh trong vấn đề này như thế nào ạ?

Em cảm ơn anh!
 
  • Like
Reactions: Phạm Trung Linh
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@Hien: Trước hết em cảm ơn anh Hiền vì thực sự rất may mắn em mới tìm đọc được bài viết này của anh.

Thời gian mới đây bên em đang gặp một khách hàng trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng 1,5 năm với số tiền khá lớn (khoảng 10 tỷ), khiến cho báo cáo tài chính của công ty chuyển từ lãi sang lỗ. Công ty giải thích dựa vào điều khoản bảo hành của hợp đồng và theo thông tư 228 hướng dẫn về trích lập dự phòng, họ đã trích lập theo đúng tỷ lệ (5%) như hợp đồng. Em rất băn khoăn về khoản này vì việc ghi nhận hay không có thể ảnh hưởng lớn đến thông tin trên báo cáo tài chính, và ngay cả nếu có thể ghi nhận được thì số tiền trích lập như vậy liệu có hợp lý hay chưa.

Em mới biết đến phương pháp chi phí bảo hành dồn tích. Sau khi đọc bài của anh, thì biết thêm 2 phương pháp còn lại. Về trường hợp khách hàng của em, em cho rằng không có căn cứ đáng tin cậy để xác định chi phí bảo hành (do công ty mới thành lập được 2-3 năm, mới bàn giao được một số dự án, không có công trình tương đương, không đưa được thống kê hay nghiên cứu về tỷ lệ chi phí bảo hành,... mà chỉ dựa trên điều khoản bảo hành của hợp đồng). Do vậy trường hợp này em đi đến kết luận sẽ áp dụng phương pháp tiền mặt có điều chỉnh, tức ghi nhận chi phí bảo hành vào thời điểm thực tế phát sinh, mà không trích lập dự phòng bảo hành ngay từ đầu.

Trước khi đọc bài của anh em cũng chỉ đang phân vân về đoạn căn cứ đáng tin cậy để xác định chi phí bảo hành - vì không đạt được điều kiện này thì nghiễm nhiên không đủ điều kiện trích lập dự phòng. Vậy anh đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, anh có thể cho em xin ý kiến về việc tư duy của em không ạ. Và quan điểm của anh trong vấn đề này như thế nào ạ?

Em cảm ơn anh!
Khoản 3% hay 5% giữ lại của chủ đầu tư chỉ là số tiền khách hàng giữ lại để làm cơ sở cho việc thực hiện bảo hành thôi chứ không phải là cơ sở xác định có nghĩa vụ phải bảo hành sẽ phát sinh.

Mức trích theo TT 228 là không quá 5% chỉ là cơ sở theo quy định của để đảm bảo được tính theo cơ sở tính thuế thôi chứ chưa chắc đã phản ánh đúng nghĩa vụ thực tế (Cái này trong kiểm toán gọi là KHUÔN KHỔ TUÂN THỦ, và được tính làm cơ sở xác định chi phí tính thuế). Nếu sau khi bàn giao công trình, nhà thầu xác định chi phí bảo hành có thể phát sinh là 8% thì phải ghi nhận nghĩa vụ nợ theo tỷ lệ này (Kiểm toán trong trường hợp này gọi là KHUÔN KHỔ TRÌNH BÀY HỢP LÝ).

Mặc dù công ty hoạt động chưa lâu nhưng có thể dựa vào kinh nghiệm của các công ty khác cùng ngành, có các công trình tương tự và đặc điểm cụ thể của công trình để ước tính nghĩa vụ bảo hành một cách đáng tin cậy, rất khó để nói rằng không có cơ sở để ước tính chi phí này vì người ta làm được tại sao mình không làm được!

Dự phòng là một ước tính kế toán và nhiều khi người ta sử dụng nó để làm công cụ cho các hành vi Quản trị lợi nhuận (Earning Management) như Income Smoothing hay Take a big bath (trường hợp của em có vẻ là Take a big bath hoặc là để tối ưu hóa dòng tiền thuế TNDN).
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Cảm ơn anh về những chia sẻ hữu ích!

Quả thực trong công việc có rất nhiều điều cần phải học hỏi từng ngày. Em nghĩ trường hợp này xử lý của kế toán phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp là muốn tối ưu hóa tiền thuế TNDN.

Đặt trường hợp cụ thể, thực tế khi đến khách hàng thì kế toán không thể cung cấp cho em được bất cứ cơ sở trích lập dự phòng nào ngoài hợp đồng (mà thực chất không thể gọi 5% trong điều khoản bảo hành là cơ sở trích lập dự phòng). Trong khi đó thời gian để thực hiện công việc tại khách hàng của bọn em tương đối ngắn (3 đến 4 ngày), và việc thu thập thông tin từ các doanh nghiệp tương đương dường như rất khó khăn do:
(1) khó khăn trong việc xác định công ty có công trình tương tự và xin được dữ liệu từ họ.
(2) Em đã thử tìm đọc báo cáo tài chính của một số công ty xây dựng niêm yết nhưng chưa tìm được doanh nghiệp nào trích dự phòng bảo hành công trình xây lắp. (Chủ yếu dự phòng của họ trích lập cho phải thu khó đòi). Ngoài ra trưởng nhóm của em cho biết trong 10 năm đi làm anh ấy đã tiếp xúc với rất nhiều khách hàng xây dựng nhưng mới có 2 công ty làm dự phòng này và đó là lý do với những thông tin được cung cấp như trên anh ấy không muốn trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, trong trường hợp này việc ghi nhận hay không và ghi nhận với số tiền nào về chi phí dự phòng có ảnh hưởng lớn đến các thông tin trên báo cáo. Vậy anh có thể cho em hỏi, ở trường hợp này liệu có thể sử dụng được thủ tục bổ sung gì không và nếu khách hàng đã trích lập dự phòng như vậy mà mình không thể thực hiện được thủ tục nào khác để kiểm chứng số trích lập dự phòng này thì hướng xử lý nên làm sẽ là như thế nào ạ?

Thêm nữa là việc trích lập này chính là do một trưởng nhóm khác bên em đã tư vấn cho khách hàng và bên thuế đồng ý cho họ hạch toán trích trước chi phí dự phòng này, do vậy họ rất quyết liệt trong việc giữ nguyên bút toán trích lập dự phòng.

Em xin lỗi vì đã phiền anh, nếu có thể, mong anh giới thiệu cho em một số nguồn để tìm hiểu thêm về dự phòng bảo hành này. Em đã có nghiên cứu tuy nhiên các nguồn bằng tiếng Việt không có nhiều và không có ví dụ thực tế, cộng với việc không tìm được người có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề này để thỉnh giảng nên em gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu bản chất và cũng như áp dụng vào thực tế.

Em cảm ơn anh!
 
  • Like
Reactions: Phạm Trung Linh
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu theo khuôn khổ tuân thủ (Thông tư 228) thì họ đã làm đúng và như vậy có thể được chấp nhận là chi phí tính thuế.

Theo khuôn khổ trình bày hợp lý: Cần phải thu thập các bằng chứng để xác minh tính chính xác của ước tính kế toán trên: Đây là việc rất khó và tốn kém nhiều thời gian.

Hướng dẫn xử lý cụ thể em xem VSA 540.

Tham khảo tiếng Anh bạn có thể xem thêm ở đây:

https://www.linkedin.com/grp/post/3997859-5965998993711329284


http://www.slideshare.net/deepthihm/provision-for-warranties
 
H

HUONGCUONG123

Guest
29/1/16
7
0
1
32
Cho em hỏi vần đề liên quan với ạ.
Cty em không trích lập dự phòng cho sản phẩm bảo hành. 2 quý đầu năm có đến 4 máy hư hỏng phải thay thế máy mới cho khách do sp không sửa chữa được. vậy em phải hạch toán sao với sản phẩm thay thế này ạ.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cho em hỏi vần đề liên quan với ạ.
Cty em không trích lập dự phòng cho sản phẩm bảo hành. 2 quý đầu năm có đến 4 máy hư hỏng phải thay thế máy mới cho khách do sp không sửa chữa được. vậy em phải hạch toán sao với sản phẩm thay thế này ạ.
Thì hạch toán vào chi phí của tháng xuất sản phẩm để thay thế thôi.
 
H

HUONGCUONG123

Guest
29/1/16
7
0
1
32
Thì hạch toán vào chi phí của tháng xuất sản phẩm để thay thế thôi.
Dạ vậy em hạch toán nợ 6415
có 1561
Vậy đúng chứ ạ. hàng cty e bảo hành 12thang. Cần chuẩn bị chứng từ gì để đối phó với cơ quan thuế ạ.
Em cảm ơn
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Dạ vậy em hạch toán nợ 6415
có 1561
Vậy đúng chứ ạ. hàng cty e bảo hành 12thang. Cần chuẩn bị chứng từ gì để đối phó với cơ quan thuế ạ.
Em cảm ơn
Sao lại đối phó! Để giải trình với cơ quan thuế thôi chứ.

Các chứng từ, tài liệu cần: Chính sách bảo hành được ban hành và công bố rõ ràng; Phiếu bảo hành; Phiếu xuất kho hàng xuất đổi; Phiếu nhập kho hàng đổi trả.
 
  • Like
Reactions: Truongkt04
H

HUONGCUONG123

Guest
29/1/16
7
0
1
32
Sao lại đối phó! Để giải trình với cơ quan thuế thôi chứ.

Các chứng từ, tài liệu cần: Chính sách bảo hành được ban hành và công bố rõ ràng; Phiếu bảo hành; Phiếu xuất kho hàng xuất đổi; Phiếu nhập kho hàng đổi trả.
Dạ để giải trình ạ :)).

Em chân thành cảm ơn!!!
 
M

maianlh

Guest
27/8/11
4
0
1
36
ha noi
Sao lại đối phó! Để giải trình với cơ quan thuế thôi chứ.

Các chứng từ, tài liệu cần: Chính sách bảo hành được ban hành và công bố rõ ràng; Phiếu bảo hành; Phiếu xuất kho hàng xuất đổi; Phiếu nhập kho hàng đổi trả.
Anh Hiền ơi, cho em hỏi chút ạ, e cũng đang dính vụ kế toán cũ trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm anh ạ, khoản gần 2 tỷ, với mục đích cho xong việc, giảm lợi nhuận, còn mọi vấn đề khác đều chưa có gì chứng minh cho khoản đó a ah, bên em sắp chuẩn bị quyết toán, và e đang không biết phải giải trình thế nào với thuế khoản đó đây ah, em cũng chưa biết cần phải chuẩn bị những bằng chứng gì để giải trình đây anh , mong anh hướng dẫn em với ạ, em cảm ơn anh rất nhiều
 
M

maianlh

Guest
27/8/11
4
0
1
36
ha noi
bên em là đại lý cấp một về vật liệu xây dựng, lâu nay chưa có chính sách hay bất cứ phiếu bảo hành sp nào cả anh ạ,
 
B

bíchvcu96

Guest
23/5/17
7
0
1
27
dạ anh ơi anh cho e hỏi thêm một chút ạ. Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa 600, mà thực tế chi phí trong kỳ phát sinh là 620 vậy cuối kỳ khi kết chuyển doanh thu, chi phí thì chỗ này có phát sinh thuế hoãn lại k ạ? Em cảm ơn anh ạ!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh Hiền ơi, cho em hỏi chút ạ, e cũng đang dính vụ kế toán cũ trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm anh ạ, khoản gần 2 tỷ, với mục đích cho xong việc, giảm lợi nhuận, còn mọi vấn đề khác đều chưa có gì chứng minh cho khoản đó a ah, bên em sắp chuẩn bị quyết toán, và e đang không biết phải giải trình thế nào với thuế khoản đó đây ah, em cũng chưa biết cần phải chuẩn bị những bằng chứng gì để giải trình đây anh , mong anh hướng dẫn em với ạ, em cảm ơn anh rất nhiều
Cái này gay đây!

Thông tư 228 quy định lập dự phòng không quá 5% doanh thu nhưng về nguyên tắc phải dựa trên kinh nghiệm và ước tính của công ty chứ không lập bừa được. Nếu chưa có quyết định thì tự hoàn nhập dự phòng, kê khai bổ sung, nộp tiền phạt nộp chậm. Nếu đã có quyết định thanh kiểm tra thồi thì đợi thuế ra bản dự thảo biên bản kiểm tra rồi tùy cơ ứng biến.
 
  • Like
Reactions: pavenlv
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
dạ anh ơi anh cho e hỏi thêm một chút ạ. Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa 600, mà thực tế chi phí trong kỳ phát sinh là 620 vậy cuối kỳ khi kết chuyển doanh thu, chi phí thì chỗ này có phát sinh thuế hoãn lại k ạ? Em cảm ơn anh ạ!
Không có thuế hoãn lại gì ở đây cả. Luật thuế VN cho phép tính chi phí bảo hành ước tính vào chi phí được trừ khi tính thuế. Nếu có chênh lệch thì xử lý bình thường vào năm sau vì đây là ước tính kế toán.
 
  • Like
Reactions: pavenlv
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Nghiệp vụ trích lập dự phòng bảo hành nên tính hàng tháng chứ đừng có bụp 1 cục. Bụp 1 cục cũng vẫn bị quy về cái lỗi làm chậm nghĩa vụ thuế như thường.
Tháng 1 doanh thu là 100.000.000.000
Cuối tháng 1 trích lập dự phòng 5% = 5.000.000.000 Nợ 641 có 335
Giả sử hàng hóa bảo hành 6 tháng. Thì tới tháng 7 mà bạn không tốn đồng nào chi phí bảo hành, thì không trích lập thêm chi phí tháng 7. Phải định hình bạn trích lập là 1 chuyện nhưng chứng từ để ghi nhận là chi phí hợp lý (lương nhân viên bảo hành thuê thêm, phụ tùng mua để thay thế bảo hành, hóa đơn phải thuê đơn vị ngoài sửa chữa...) tập hợp chi phí này giả sử hết 4.000.000.000, thì tới tháng 7 doanh số của tháng là 5.000.000.000 thì bạn chỉ được trích lập thêm 4.000.000.000 (vì còn dư 1 tỷ mà hết trách nhiệm bảo hành cũ).
Nên việc trích lập thì nằm ở một quy định, nhưng chi phí đó thực sự hơp lý hay không lại là quy định khác.
Phần trích đó phải hoàn nhập dự phòng. Nhưng hoàn nhập mà thuế họ thấy không hợp lý thì họ bắt đóng khoản trả chậm và lãi trả chậm
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Nghiệp vụ trích lập dự phòng bảo hành nên tính hàng tháng chứ đừng có bụp 1 cục. Bụp 1 cục cũng vẫn bị quy về cái lỗi làm chậm nghĩa vụ thuế như thường.
Tháng 1 doanh thu là 100.000.000.000
Cuối tháng 1 trích lập dự phòng 5% = 5.000.000.000 Nợ 641 có 335
Giả sử hàng hóa bảo hành 6 tháng. Thì tới tháng 7 mà bạn không tốn đồng nào chi phí bảo hành, thì không trích lập thêm chi phí tháng 7. Phải định hình bạn trích lập là 1 chuyện nhưng chứng từ để ghi nhận là chi phí hợp lý (lương nhân viên bảo hành thuê thêm, phụ tùng mua để thay thế bảo hành, hóa đơn phải thuê đơn vị ngoài sửa chữa...) tập hợp chi phí này giả sử hết 4.000.000.000, thì tới tháng 7 doanh số của tháng là 5.000.000.000 thì bạn chỉ được trích lập thêm 4.000.000.000 (vì còn dư 1 tỷ mà hết trách nhiệm bảo hành cũ).
Nên việc trích lập thì nằm ở một quy định, nhưng chi phí đó thực sự hơp lý hay không lại là quy định khác.
Phần trích đó phải hoàn nhập dự phòng. Nhưng hoàn nhập mà thuế họ thấy không hợp lý thì họ bắt đóng khoản trả chậm và lãi trả chậm

Sai cơ bản quá
dự phòng mà hạch toán 335?
Thời điểm trích lập và hoàn nhập là cuối năm lập BCTC, trích đầu năm rồi giữa năm hết hoàn nhập thì trích làm gì cho mệt? xem chừng ko hiểu bản chất của trích lập rồi
Thuế phạt làm chậm nghĩa vụ ngân sách không phải là do hoàn nhập, nguyên tắc trích đưa vào chi phí năm trích, hoàn nhập tính vào doanh thu, hoặc bù trừ hoàn nhập năm mới. Nên cuối năm chỉ cần đánh giá các khoản cần phải trích lập thêm, và các khoản đã trích lập hết cần hoàn nhập để bù trừ ra số năm mới. Nên nếu cơ sở để trích lập các khoản bảo hành ko hợp lý, thì sẽ phải điều chỉnh lại lãi lỗ thuế tndn năm trích, dẫn đến phát sinh tăng giảm thuế và chậm nộp thuế.
 
  • Like
Reactions: pavenlv
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Sai cơ bản quá
dự phòng mà hạch toán 335?
Thời điểm trích lập và hoàn nhập là cuối năm lập BCTC, trích đầu năm rồi giữa năm hết hoàn nhập thì trích làm gì cho mệt? xem chừng ko hiểu bản chất của trích lập rồi
Thuế phạt làm chậm nghĩa vụ ngân sách không phải là do hoàn nhập, nguyên tắc trích đưa vào chi phí năm trích, hoàn nhập tính vào doanh thu, hoặc bù trừ hoàn nhập năm mới. Nên cuối năm chỉ cần đánh giá các khoản cần phải trích lập thêm, và các khoản đã trích lập hết cần hoàn nhập để bù trừ ra số năm mới. Nên nếu cơ sở để trích lập các khoản bảo hành ko hợp lý, thì sẽ phải điều chỉnh lại lãi lỗ thuế tndn năm trích, dẫn đến phát sinh tăng giảm thuế và chậm nộp thuế.
Xin lỗi, lộn 352. Mình đang nói về chi phí liên quan tới bảo hành thôi. Mình cũng xin lỗi khi ghi nó khác thời điểm được quyền trích lập.
Mấu chốt nó nằm ở thời điểm kết thúc kỳ nào đó, chứ không phải là thích trích là trích. Và số tiền trích cũng phải hợp lý. Trích cho đã rồi xài không hết số tiền đó là bị thuế họ quay ra tính
Doanh thu 1.000.000.000.000. Trích lập dự phòng 50.000.000.000 nhưng mà xài có 20 tỷ, mà lại không có căn cứ giải trình hợp lý. Thì 30 tỷ đó là một nghĩa vụ thanh toán thuế TNDN ở thời kỳ báo cáo. Khi đó có thể phát sinh khoản nợ nộp chậm liên quan tới nó
 
B

bíchvcu96

Guest
23/5/17
7
0
1
27
Không có thuế hoãn lại gì ở đây cả. Luật thuế VN cho phép tính chi phí bảo hành ước tính vào chi phí được trừ khi tính thuế. Nếu có chênh lệch thì xử lý bình thường vào năm sau vì đây là ước tính kế toán.
dạ vầng ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA