Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến Thông tư 200: Hạch toán, tài khoản kế toán

  • Thread starter vuquyen10693
  • Ngày gửi
V

vuquyen10693

Guest
5/2/13
12
2
3
Hưng Yên
Em chào cả nhà,

Hiện tại thông tư 200 ra đời, chắc tất cả mọi người cũng có rất nhiều thắc mắc xung quanh thông tư này, nhưng những topic này bị loãng quá nên em xin phép được lập topic này để tổng hợp các câu hỏi xung quanh đến:
- Hệ thống tài khoản thông tư 200
- Cách hạch toán thông tư 200...
---------------------------------------------------------------------
Em xin phép được bắt đầu:
Câu 1. Về việc hạch toán tỷ giá thực tế
Thông tư 200 ở tài khoản 413 quy định: Khi ghi nhận nợ phải trả ghi theo tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm phát sinh. Hiểu như vậy ví dụ mình mua 1 tài sản cố định giá 1000 USD:
- Nếu ta trả tiền luôn ngoại tệ:
Nợ 211
Nợ 1331
Có 1122 --> cái này dùng ngoại tệ thanh toán luôn thì Nợ 211 sẽ ghi theo tỷ giá mua vào của ngân hàng nơi doanh nghiệp thanh toán
- Nếu ta ghi nợ phải trả:
Nợ 211
Nợ 1331
Có 331 --> cái này thì mình ko thanh toán, theo ý em hiểu thì thông tư quy định sẽ ghi Nợ 211 kia theo tỷ giá bán ra của NHTM mà công ty em định giao dịch trả lại
--Phát sinh vấn đề: Trường hợp em trả trước 500 USD, 500 USD em ghi nợ phải trả thì sẽ hạch toán Nợ 211 theo tỷ giá nào bây giờ ạ?
Mong cả nhà giúp đỡ ạ :)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Like
Reactions: amtich
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

vuquyen10693

Guest
5/2/13
12
2
3
Hưng Yên
Xin phép admin cho em được viết tiêu đề như hiện tại ạ, nếu như có vấn đề cần chỉnh sửa xin thông báo để em sửa luôn ạ.
-----
Cả nhà cứ update các câu hỏi để mọi người cùng thảo luận nhé, vì mục tiêu 1 tháng tới em thạo việc với thông tư 200 này ạ :))
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,711
1,389
113
51
TP.HCM
Xin phép admin cho em được viết tiêu đề như hiện tại ạ, nếu như có vấn đề cần chỉnh sửa xin thông báo để em sửa luôn ạ.
-----
Cả nhà cứ update các câu hỏi để mọi người cùng thảo luận nhé, vì mục tiêu 1 tháng tới em thạo việc với thông tư 200 này ạ :))
Nội dung liên quan đến tỷ giá thì nên để tiêu đề liên quan tỷ giá.
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,711
1,389
113
51
TP.HCM
Câu 1. Về việc hạch toán tỷ giá thực tế, thông tư 200 ở tài khoản 413 quy định: Khi ghi nhận nợ phải trả ghi theo tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm phát sinh. Hiểu như vậy ví dụ mình mua 1 tài sản cố định giá 1000 USD:
- Nếu ta trả tiền luôn ngoại tệ:
Nợ 211
Nợ 1331
Có 1122 --> cái này dùng ngoại tệ thanh toán luôn thì Nợ 211 sẽ ghi theo tỷ giá mua vào của ngân hàng nơi doanh nghiệp thanh toán
Thanh toán luôn thì tỷ giá đã xác định => Gọi là tỷ giá giao dịch thực tế. Dùng tỷ giá bán của NH giao dịch tại thời điểm thanh toán để ghi nhận khoản thanh toán.

- Nếu ta ghi nợ phải trả:
Nợ 211
Nợ 1331
Có 331 --> cái này thì mình ko thanh toán, theo ý em hiểu thì thông tư quy định sẽ ghi Nợ 211 kia theo tỷ giá bán ra của NHTM mà công ty em định giao dịch trả lại
--Phát sinh vấn đề: Trường hợp em trả trước 500 USD, 500 USD em ghi nợ phải trả thì sẽ hạch toán Nợ 211 theo tỷ giá nào bây giờ ạ?
Mong cả nhà giúp đỡ ạ :)
USD500 trả trước => Ghi nhận theo tỷ giá bán của ngân hàng giao địch tại thời điểm thanh toán.
USD500 trả sau (Ghi nhận nợ) => Sử dụng tỷ giá bán của NH giao dịch tại thời điểm xác định công nợ. Sau này, khi thanh toán, cũng dùng tỷ giá bán của NH tại thời điểm thanh toán và ghi nhận chênh lệch tỷ giá nếu phát sinh.
 
  • Like
Reactions: drkain
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Câu 1. Về việc hạch toán tỷ giá thực tế
Thông tư 200 ở tài khoản 413 quy định: Khi ghi nhận nợ phải trả ghi theo tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm phát sinh. Hiểu như vậy ví dụ mình mua 1 tài sản cố định giá 1000 USD:
- Nếu ta trả tiền luôn ngoại tệ:
Nợ 211
Nợ 1331
Có 1122 --> cái này dùng ngoại tệ thanh toán luôn thì Nợ 211 sẽ ghi theo tỷ giá mua vào của ngân hàng nơi doanh nghiệp thanh toán

Chiếu theo TT 200 thì bạn ghi nhận tỷ giá như vậy là OK.
Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

Bên Có 1122 ghi theo tỷ giá ghi sổ bình quân của 1122 nên có thể có chênh lệch tỷ giá, chênh lệch ghi Nợ 635 hoặc Có 515.

- Nếu ta ghi nợ phải trả:
Nợ 211
Nợ 1331
Có 331 --> cái này thì mình ko thanh toán, theo ý em hiểu thì thông tư quy định sẽ ghi Nợ 211 kia theo tỷ giá bán ra của NHTM mà công ty em định giao dịch trả lại

OK. Không có chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên các giao dịch không phải xuất nhập khẩu thì phải thanh toán bằng đồng Việt Nam chứ không được sử dụng ngoại tệ (Thông tư 32/2013/TT-NHNN).


--Phát sinh vấn đề: Trường hợp em trả trước 500 USD, 500 USD em ghi nợ phải trả thì sẽ hạch toán Nợ 211 theo tỷ giá nào bây giờ ạ?
Mong cả nhà giúp đỡ ạ

Tham chiếu hướng dẫn hạch toán TK 156 (tương tự cho 211):

- Trường hợp mua hàng hóa có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị hàng mua tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị hàng mua bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua hàng.


Như vậy trong trường hợp này thì 500 sẽ tính theo tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước, 500 sẽ tính theo tỷ giá (bán của ngân hàng) tại ngày nhập tài sản.

Vấn đề là tại ngày ứng trước ghi Nợ 331 theo tỷ giá nào? Thông tư 200 không nói rõ vấn đề này.
Về bản chất việc ứng trước là tăng khoản phải thu của người bán (Nhưng phải thu bằng hàng chứ không phải bằng tiền) và theo TT 200:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh

Như vậy có thể hiểu theo điều này là khi ứng trước cho người bán ghi:

Nợ 331: Tỷ giá mua của ngân hàng
Có 1122: Tỷ giá ghi sổ bình quân
Có 515/Nợ 635: Chênh lệch

Tuy nhiên ở phần hướng dẫn hạch toán nhận ứng trước của người mua TT 200 lại quy định:

Trường hợp nhận ứng trước bằng ngoại tệ thì bên Có TK 131 ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận tiền ứng trước (tỷ giá mua của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch)

Về bản chất khoản nhận ứng trước của người mua là khoản làm tăng nợ phải trả người mua (nhưng Nợ phải trả này không phải bằng tiền mà bằng hàng)
.
Trong khi đó phần Nguyên tắc kế toán TK 413 lại quy định:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

Đối chiếu và suy luận thì có thể xem là khi ứng trước cho người bán sẽ ghi theo tỷ giá bán của ngân hàng tại thời điểm ứng trước. Điều này cũng hợp logic với việc nhập hàng chưa thanh toán thì ghi tăng hàng và phải trả người bán theo tỷ giá bán của ngân hàng tại thời điểm nhập hàng.

EDIT: Đọc kỹ lại quy định của TK 331 thì TT200 quy định là ứng trước cho người bán là theo tỷ giá bán của ngân hàng, đúng theo suy luận trên của mình.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
@Hien: Em cũng thắc mắc sao TT 200 không quy định cụ thể tỷ giá mua hay bán mà chỉ ghi chung chung là "tỷ giá thực tế" khi liên quan tới khoản ứng trước này (Nợ TK 331), trong khi nhận trước (Có TK 131) thì vẫn ghi, :(.
Em vẫn thấy có điểm này chưa hợp lý trong TT 200, đó là sự khác nhau giữa tỷ giá ghi nhận một khoản thanh toán ngay và thanh toán chậm:

"- Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

- Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán."


Như vậy đối với một khoản phải thu hoặc thu tiền ngay thì cùng ghi nhận chung một tỷ giá là tỷ giá mua của NH nơi thực hiện giao dịch, nhưng đối với một khoản phải trả hoặc trả tiền ngay thì ghi nhận theo 2 tỷ giá khác nhau.

Theo đoạn trích dẫn ở trên khi trả tiền ngay, em thấy việc ghi nhận theo tỷ giá mua của NH cũng không thuyết phục. Có lẽ theo TT 200 thay vì trả tiền ngay, nếu DN ko trả mà bán ra ngoài thì cũng chỉ thu được ngoại tệ theo tỷ giá mua, nên ghi nhận theo tỷ giá này. Nhưng quan điểm khác, thay vì có sẵn ngoại tệ để trả tiền ngay, nếu DN ko có ngoại tệ thì phải mua ngoại tệ của NH (hoặc có những để dự phòng ngoại tệ), và do đó phải ghi nhận theo tỷ giá bán của NH. Hơn nữa giả sử DN ko có sẵn ngoại tệ, mà mua của NH và thanh toán ngay cho người bán trong cùng một ngày, như vậy phải ghi nhận ngoại tệ mua vào theo tỷ giá bán - và ghi nhận tài sản nhận về theo tỷ giá mua!?

Cũng chính vì sự khác nhau này nên đối với một khoản trả trước người bán bằng ngoại tệ, vận dụng đoạn trích dẫn ở trên thì xem như một phần khoản thanh toán đã được thanh toán ngay, do đó ghi nhận theo tỷ giá mua của NH nơi phát sinh giao dịch mới hợp lý (theo cái đoạn trích dẫn trên). Ngoài ra nếu vận dụng tỷ giá ghi nhận một khoản phải thu để áp dụng trong trường hợp này không thật sự chính xác, vì như anh nói rõ là phải thu về hàng hóa, dịch vụ chứ không phải ngoại tệ.

Nói chung đọc cách ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá trong TT 200 vẫn khá phức tạp.
 
Sửa lần cuối:
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,711
1,389
113
51
TP.HCM
Mình thì cứ như vậy cho đon giản và dễ nhớ :
- Ghi nhận khoản phải thu - đã thu bằng ngoại tệ : USD sẽ thu được vào TK. Mà vào TK thì hầu hết sẽ bị NH thu mua theo quy định của NHNN VN => Sử dụng tỷ giá mua CK của NH.
- Ghi nhận khoản phải trả - đã trả : Ngược lại => Sử dụng tỷ giá bán CK của NH.
 
  • Like
Reactions: huylt and amtich
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Mình thì cứ như vậy cho đon giản và dễ nhớ :
- Ghi nhận khoản phải thu - đã thu bằng ngoại tệ : USD sẽ thu được vào TK. Mà vào TK thì hầu hết sẽ bị NH thu mua theo quy định của NHNN VN => Sử dụng tỷ giá mua CK của NH.
- Ghi nhận khoản phải trả - đã trả : Ngược lại => Sử dụng tỷ giá bán CK của NH.
Vâng nếu thế thì dễ hiểu, nhưng theo TT 200 thì ghi nhận khoản đã trả (trả tiền ngay) lại theo tỷ giá mua của NH chị ạ. Nên em mới suy luận ghi nhận khoản trả trước cũng theo tỷ giá này.
 
  • Like
Reactions: Viet Huong
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@Hien: Em cũng thắc mắc sao TT 200 không quy định cụ thể tỷ giá mua hay bán mà chỉ ghi chung chung là "tỷ giá thực tế" khi liên quan tới khoản ứng trước này (Nợ TK 331), trong khi nhận trước (Có TK 131) thì vẫn ghi, :(.
Em vẫn thấy có điểm này chưa hợp lý trong TT 200, đó là sự khác nhau giữa tỷ giá ghi nhận một khoản thanh toán ngay và thanh toán chậm:

"- Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

- Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán."


Như vậy đối với một khoản phải thu hoặc thu tiền ngay thì cùng ghi nhận chung một tỷ giá là tỷ giá mua của NH nơi thực hiện giao dịch, nhưng đối với một khoản phải trả hoặc trả tiền ngay thì ghi nhận theo 2 tỷ giá khác nhau.

Theo đoạn trích dẫn ở trên khi trả tiền ngay, em thấy việc ghi nhận theo tỷ giá mua của NH cũng không thuyết phục. Có lẽ theo TT 200 thay vì trả tiền ngay, nếu DN ko trả mà bán ra ngoài thì cũng chỉ thu được ngoại tệ theo tỷ giá mua, nên ghi nhận theo tỷ giá này. Nhưng quan điểm khác, thay vì có sẵn ngoại tệ để trả tiền ngay, nếu DN ko có ngoại tệ thì phải mua ngoại tệ của NH (hoặc có những để dự phòng ngoại tệ), và do đó phải ghi nhận theo tỷ giá bán của NH. Hơn nữa giả sử DN ko có sẵn ngoại tệ, mà mua của NH và thanh toán ngay cho người bán trong cùng một ngày, như vậy phải ghi nhận ngoại tệ mua vào theo tỷ giá bán - và ghi nhận tài sản nhận về theo tỷ giá mua!?

Cũng chính vì sự khác nhau này nên đối với một khoản trả trước người bán bằng ngoại tệ, vận dụng đoạn trích dẫn ở trên thì xem như một phần khoản thanh toán đã được thanh toán ngay, do đó ghi nhận theo tỷ giá mua của NH nơi phát sinh giao dịch mới hợp lý (theo cái đoạn trích dẫn trên). Ngoài ra nếu vận dụng tỷ giá ghi nhận một khoản phải thu để áp dụng trong trường hợp này không thật sự chính xác, vì như anh nói rõ là phải thu về hàng hóa, dịch vụ chứ không phải ngoại tệ.

Nói chung đọc cách ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá trong TT 200 vẫn khá phức tạp.

Mình cũng thấy các quy định của TT 200 là khá phức tạp và không có một quy tắc tuyệt đối nào để suy luận và nhớ.

Nếu các ngoại tệ mà không có biến động tỷ giá lớn thì biên độ tỷ giá mua - bán của ngân hàng nói chung khá thấp, và do vậy hạch toán theo tỷ giá mua hay bán không quá trọng yếu. Tuy nhiên trong một số trường hợp biên độ chênh lệch tỷ giá mua - bán khá lớn và hạch toán, báo cáo theo tỷ giá mua - bán rất ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

Với các nghiệp vụ làm tăng tiền và phải thu: Ghi nhận bên Nợ TK Tiền, Phải thu theo tỷ giá mua của ngân hàng thì một lý do có thể giải thích như của Viet Huong. Ngoài ra cũng có thể giải thích là theo nguyên tắc thận trọng của kế toán thì không ghi nhận cao giá trị của tài sản, doanh thu và doanh thu cũng được ghi nhận theo tỷ giá mua.

Với các nghiệp vụ làm tăng nợ phải trả: Ngoài lý do như Viet Huong thì có thể giải thích là theo nguyên tắc thận trọng của kế toán: Không được đánh giá thấp của nợ phải trả.

Tuy nhiên các quy tắc về ghi nhận tài sản, chi phí phát sinh liên quan đến ngoại tệ sẽ dẫn đến sự không nhất quán trong tính giá gốc của tài sản hay chi phí:

- Nếu tài sản hay chi phí thanh toán tiền ngay: Ghi theo tỷ giá mua của ngân hàng;

- Nếu tài sản hay chi phí chưa thanh toán: Ghi theo tỷ giá bán của ngân hàng.

Điều này có thể giải thích qua nguyên tắc giá gốc: Nếu thanh toán bằng tiền ngay thì ghi tăng tài sản hay chi phí theo tỷ giá đã sử dụng để ghi tăng tiền và phải thu; nếu chưa trả tiền thì ghi tăng theo tỷ giá dùng để ghi tăng nợ.

Tóm lại là các quy định này khá phức tạp, đành chấp nhận nó thôi.
Đối với khoản ứng trước cho người bán thì lập luận như của amtich cũng có vẻ hợp lý. Dù ghi theo tỷ giá nào thì khoản ứng trước này không được đánh giá lại vào cuối kỳ mà nó chỉ ảnh hưởng đến giá trị của tài sản hay chi phí khi nhận chúng thôi.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Câu hỏi 2: Ghi nhận khoản phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà chưa nhận được hóa đơn, chưa thanh toán:

Theo nội dung TT 200 thì:
Điều 54. Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.
Điều 51. Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán

1. Nguyên tắc kế toán
đ) Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

=> Vậy túm lại thì đưa vào TK 331 hay 335 nhỉ, đọc 2 đoạn trên thấy nó hao hao giống nhau. Chỉ khác nhau là TK 335 thì có thêm "chưa chi trả" còn TK 331 không thấy đoạn này. Nhưng thường mình thấy hàng hóa thì ít khi được trích trước mà sẽ nhập kho theo giá tạm tính nếu chưa có hóa đơn (còn đã chi trả hay chưa cũng vậy), còn dịch vụ thì hay sử dụng TK 335 nếu chưa có hóa đơn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Đúng là các quy định này cũng không thật sự rõ ràng.

Theo quy tắc về hoá đơn ở Việt Nam (Thông tư 39):

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền

Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hìnhvới người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Nếu đối chiếu với các quy tắc này của thuế thì hầu như không có việc nhận hàng hoá mà chưa có hoá đơn. Trường hợp người bán giao hàng mà chưa giao hoá đơn cũng phải xuất hoá đơn và ghi ngày lập hoá đơn là ngày giao hàng (khi đó bên mua có thể yêu cầu bên bán cung cấp bản hoá đơn photo để hạch toán và kê khai thuế). Trong thực tế cũng có trường hợp người bán không cho photo hoá đơn thì trong trường hợp này theo mình căn cứ vào giá cả thoả thuận trong hợp đồng để ghi nhận nợ phải trả người bán.

Khoản nợ người bán nên được ghi nhận khi xác định chính xác đối tượng nợ. Do đó trong trường hợp nhận hàng hoá, dịch vụ (như điện, nước,...) mà chưa có hoá đơn cũng nên ghi Có 331.

Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng có phát sinh các khối lượng công việc đã thực hiện do thuê các nhà thầu, thuê mướn nhân công nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa nhận được hoá đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán để xác nhận nghĩa vụ phải thanh toán với từng đối tượng thì khi đó căn cứ vào dự toán để trích chi phí và ghi nhận chi phí phải trả cả 1 cục (không theo từng người phải trả).
Như vậy theo quan điểm này thì khoản nợ ghi vào chi phí phải trả là những khoản nợ mà không xác định được nghĩa vụ nợ theo từng chủ nợ chính xác.
 
  • Like
Reactions: heocoi220411
V

vuquyen10693

Guest
5/2/13
12
2
3
Hưng Yên
Câu 3: Việc ghi tỷ giá khi hạch toán

- Theo thông tư 200 quy định bên có tài khoản ngoại tệ sẽ ghi theo tỷ giá bình quân gia quyền di động, em muốn hỏi chút: đương nhiên là tài khoản 1112 và 1122 phải tách nhau rồi. Nhưng 1122 sẽ có nhiều ngân hàng thì mỗi ngân hàng ta sẽ áp dụng bình quân gia quyền di động với từng loại ngoại tệ đúng không ạ? Chứ không theo dạng là bình quân gia quyền với mọi USD của tất cả ngoại tệ của tất cả ngân hàng đúng không ạ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Câu 3: Việc ghi tỷ giá khi hạch toán
- Theo thông tư 200 quy định bên có tài khoản ngoại tệ sẽ ghi theo tỷ giá bình quân gia quyền di động, em muốn hỏi chút: đương nhiên là tài khoản 1112 và 1122 phải tách nhau rồi. Nhưng 1122 sẽ có nhiều ngân hàng thì mỗi ngân hàng ta sẽ áp dụng bình quân gia quyền di động với từng loại ngoại tệ đúng không ạ? Chứ không theo dạng là bình quân gia quyền với mọi USD của tất cả ngoại tệ của tất cả ngân hàng đúng không ạ?
Cái này là đương nhiên rồi mà bạn. Khi hạch toán trên phần mềm bạn phải mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng và khi đó phần mềm nó cũng tự tính tỷ giá xuất ngoại tệ bình quân liên hoàn theo từng ngân hàng. Khi làm thủ công thì bạn cũng phải mở chi tiết theo từng ngân hàng.
 
V

vuquyen10693

Guest
5/2/13
12
2
3
Hưng Yên
@Hien em cảm ơn anh nhé, anh Hiền ơi, em muốn tóm gọn một vài vấn đề của hạch toán tỷ giá theo thông tư 200 với ví dụ dưới, mong cả nhà góp ý ạ:
- Ngày 1/1: Công ty ứng trước 300 USD cho nhà cung cấp để mua tài sản cố định (giá 1000 USD):
Nợ 331:300*X tỷ giá nào ạ vì mình trả tiền trực tiếp tiền mặt luôn chứ ko qua ngân hàng ạ? . Trường hợp trả bằng tiền gửi NH thì sẽ ghi theo tỷ giá mua của NHTM nơi thanh toán đúng không ạ?
Có 1112: bình quân gia quyền di động
- Ngày 5/1: Công ty nhận tài sản cố định, công ty trả thêm 200 USD nữa, còn nợ 500 USD:
Nợ 211: 1000 đô (Trong đó: 200 đô ghi theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi thanh toán + 300 đô tỷ giá bên trên + 500 đô tỷ giá bán ra của vietcom, như vậy chênh lệch tỷ giá phát sinh 515-636 bản chất xuất phát từ 200 USD đúng không ạ?)
Có 331: 300*X (bằng cái bên trên)
Có 1112: 200 đô tỷ giá bình quân di động
Có 331: 500 đô còn thiếu (tỷ giá bán ra của vietcombank nơi mình định trả tiền, theo thông tư 200?? có đúng không ạ?)
- Ngày 10/1: Thanh toán nốt 500 USD còn thiếu:
Nợ 331: ghi theo số trên, tuy nhiên: nếu mình không thanh toán bằng vietcombank nữa mà lại xài techcom để gửi trả thì sẽ thế nào ạ?
Có 1112:
---
Em nghĩ đây là một ví dụ cũng khá tổng quát trường hợp xảy ra, mong anh chị góp ý với ạ, em cảm ơn :)
 
V

vuquyen10693

Guest
5/2/13
12
2
3
Hưng Yên
Câu 4: Về việc hạch toán tỷ giá 131

4.1 Em muốn hỏi trường hợp nhận ứng trước khách hàng thì mình nhìn nhận khoản này là nợ phải trả rồi, thế thì mình sẽ ghi theo tỷ giá bán ra của ngân hàng đúng không ạ? Và ngân hàng đó là ngân hàng Vietcombank khách hàng vừa bắn tiền cho mình luôn đúng không ạ, vì mình không có bước chuyển trả tiền bằng ngân hàng nào khác để ghi theo đúng kiểu tỷ giá bán ra của ngân hàng mình chuyển trả :)
----
4.2 Bây giờ có tình huống là thế này, khách hàng A nợ mình 1000 USD (200 USD lần 1 với tỷ giá 1, 300 USD lần 2 tỷ giá 2, và 500 USD lần 3 tỷ giá 3) Thông tư 200 thì ghi có 131 theo tỷ giá đích danh ban đầu ghi nhận cho khoản nợ hoặc bình quân gia quyền di động nếu khách nợ qua nhiều lần giao dịch. Như vậy khoản nợ sẽ ghi nhận là: Nợ 1000 USD tỷ giá trung bình của 3 tỷ giá trên. Lúc khách hàng trả, khách hàng lại trả nhiều lần thì mình cứ ghi theo tỷ giá bình quân kia luôn phải không ạ. Lần cuối khách hàng trả thì mình sẽ coi như là trừ nốt phần còn thiếu?

Em ngồi chằng biết làm gì nên nghĩ ra tình huống hơi oái oăm tí ạ, mong anh chị giúp đỡ :)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
@Hien em cảm ơn anh nhé, anh Hiền ơi, em muốn tóm gọn một vài vấn đề của hạch toán tỷ giá theo thông tư 200 với ví dụ dưới, mong cả nhà góp ý ạ:
- Ngày 1/1: Công ty ứng trước 300 USD cho nhà cung cấp để mua tài sản cố định (giá 1000 USD):
Nợ 331:300*X tỷ giá nào ạ vì mình trả tiền trực tiếp tiền mặt luôn chứ ko qua ngân hàng ạ? . Trường hợp trả bằng tiền gửi NH thì sẽ ghi theo tỷ giá mua của NHTM nơi thanh toán đúng không ạ?
Có 1112: bình quân gia quyền di động

Hôm qua chưa đọc kỹ TK 331 nên đưa ra các nhận định mang tính suy đoán từ 131 nhưng hôm nay đọc kỹ TK 331 thì như thế này:

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;


- Ngày 5/1: Công ty nhận tài sản cố định, công ty trả thêm 200 USD nữa, còn nợ 500 USD:
Nợ 211: 1000 đô (Trong đó: 200 đô ghi theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi thanh toán + 300 đô tỷ giá bên trên + 500 đô tỷ giá bán ra của vietcom, như vậy chênh lệch tỷ giá phát sinh 515-635 bản chất xuất phát từ 200 USD đúng không ạ?)
Có 331: 300*X (bằng cái bên trên)
Có 1112: 200 đô tỷ giá bình quân di động
Có 331: 500 đô còn thiếu (tỷ giá bán ra của vietcombank nơi mình định trả tiền, theo thông tư 200?? có đúng không ạ?)
Làm sao mà một giao dịch với người bán mà lại thực hiện với nhiều ngân hàng thế. Nếu chắc chắn khoản nợ người bán đó được trả ở VCB và VCB cũng là ngân hàng thường xuyên giao dịch thì tăng nợ người bán theo tỷ giá VCB. Nói chung thì tỷ giá mua chuyển khoản giữa các ngân hàng không có chênh lệch nhiều nên việc xác định dùng tỷ giá tại ngân hàng nào cũng không quá trọng yếu.

- Ngày 10/1: Thanh toán nốt 500 USD còn thiếu:
Nợ 331: ghi theo số trên, tuy nhiên: nếu mình không thanh toán bằng vietcombank nữa mà lại xài techcom để gửi trả thì sẽ thế nào ạ?
Có 1112:
---
Đã ghi sổ Có 331 theo tỷ giá nào thì khi thanh toán ghi Nợ 331 theo tỷ giá đó thôi. Nếu khoản nợ đó đã được đánh giá lại cuối kỳ trước thì kỳ này thanh toán ghi giảm theo tỷ giá đã đánh giá lại.
 
  • Like
Reactions: amtich
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Câu 4: Về việc hạch toán tỷ giá 131

4.1 Em muốn hỏi trường hợp nhận ứng trước khách hàng thì mình nhìn nhận khoản này là nợ phải trả rồi, thế thì mình sẽ ghi theo tỷ giá bán ra của ngân hàng đúng không ạ? Và ngân hàng đó là ngân hàng Vietcombank khách hàng vừa bắn tiền cho mình luôn đúng không ạ, vì mình không có bước chuyển trả tiền bằng ngân hàng nào khác để ghi theo đúng kiểu tỷ giá bán ra của ngân hàng mình chuyển trả

Nhận ứng trước của khách hàng là tăng nợ phải trả nhưng không bằng tiền nên không áp dụng quy tắc tăng nợ phải trả.

TT 200 quy định rõ: Nhận ứng trước khách hàng ghi theo tỷ giá mua của ngân hàng tại ngày giao dịch (tất nhiên là ngân hàng mà mình có phát sinh giao dịch này); Trả trước cho người bán ghi theo tỷ giá bán của ngân hàng tại ngày giao dịch.


4.2 Bây giờ có tình huống là thế này, khách hàng A nợ mình 1000 USD (200 USD lần 1 với tỷ giá 1, 300 USD lần 2 tỷ giá 2, và 500 USD lần 3 tỷ giá 3) Thông tư 200 thì ghi có 131 theo tỷ giá đích danh ban đầu ghi nhận cho khoản nợ hoặc bình quân gia quyền di động nếu khách nợ qua nhiều lần giao dịch. Như vậy khoản nợ sẽ ghi nhận là: Nợ 1000 USD tỷ giá trung bình của 3 tỷ giá trên. Lúc khách hàng trả, khách hàng lại trả nhiều lần thì mình cứ ghi theo tỷ giá bình quân kia luôn phải không ạ. Lần cuối khách hàng trả thì mình sẽ coi như là trừ nốt phần còn thiếu?

Nếu trên hợp đồng đã quy định thanh toán riêng từng hoá đơn và thực tế thanh toán riêng từng hoá đơn đó thì khi thanh toán cứ theo tỷ giá đích danh của Invoice được thanh toán để ghi giảm nợ phải thu thôi.

Nếu việc thanh toán không đích danh từng món nợ thì ghi giảm Nợ phải thu sẽ theo tỷ giá bình quân gia quyền của khoản phải thu, và tất nhiên lần cuối thì cũng theo tỷ giá trung bình nhưng để tránh các sai lệch do làm tròn thì số tiền quy ra tiền Việt chính là số dư 131 bằng tiền Việt của khách hàng đó.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Hôm qua chưa đọc kỹ TK 331 nên đưa ra các nhận định mang tính suy đoán từ 131 nhưng hôm nay đọc kỹ TK 331 thì như thế này:

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;
Nếu vậy thì rõ ràng TT 200 bị mâu thuẫn giữa việc sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán một khoản ứng trước và một khoản thanh toán tiền ngay rồi anh Hiền. Vì bản chất TT 200 xem việc ứng trước cũng là mua trước 1 phần giá trị hàng hóa, dịch vụ theo tỷ giá tại thời điểm đó; tuy nhiên nếu chỉ mua trước 1 phần thì hạch toán theo tỷ giá bán, còn mua toàn bộ 1 lần (thanh toán ngay 100%) thì lại hạch toán theo tỷ giá mua!?

Em cũng suy nghĩ như anh là vận dụng nguyên tắc trọng yếu nên dù sao thì chênh lệch tỷ giá mua - bán không đáng kể tới BCTC của DN.
 
N

nguyennam0411

Sơ cấp
27/8/09
5
0
1
tphcm
Cho mình hỏi : tỷ giá khi viết hóa đơn thương mại, hóa đơn xuất khẩu (được gia hạn sử dụng tiếp) thì mình theo tỷ giá nào ? (tỷ giá thực tế theo TT26 hướng dẫn TT200 hay TT39) vì:
1/ Theo TT 39/2014/TT-BTC: Đồng tiền ghi trên hóa đơn, thì hướng dẫn:
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
2/ Theo TT 26/2015/TT-BTC:
+ Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
* Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
* Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
+ Điều 4. Hiệu lực thi hành
Bãi bỏ các nội dung liên quan đến
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra và các nội dung quy định về tỷ giá khi xác định doanh thu, giá tính thuế tại:
Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
Vậy thì phần " đồng tiền ghi trên hóa đơn " trong Thông Tư 39/2014 có còn hiệu lực ko ?
Nếu viết theo tỷ giá trên tờ khai xuất khẩu cũng không được, vì tỷ giá trên tờ khai xuất khẩu hiện nay không còn sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng mà áp dụng theo Nghị Định 08/2015/NĐ-CP (Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần)
 
V

vuquyen10693

Guest
5/2/13
12
2
3
Hưng Yên
Câu 5: Hạch toán các khoản tạm ứng:
Em hỏi một chút về việc hạch toán tạm ứng ạ, theo chuẩn thông tư 200 cũng như QD15 thì:
"Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, ...
Có TK 141 - Tạm ứng."
--
Như vậy chỉ sau khi "xong công việc" lúc đấy ms ghi nhận giả sử là chi phí thì ghi sai kỳ thì sao ạ? Ý em là giả sử tạm ứng tiền mua tài sản cố định hay gì đó năm 2014, nhưng đến 2015 ms "xong việc" thì lúc đó hạch toán vào chi phí 2015 sao ạ? Mong anh chị giải đáp ạ.

Câu 6: Tài sản cố định đem đi cầm cố có trích khấu hao không? nếu đã hạch toán ghi giảm 211, vậy hạch toán khấu hao Nợ 642/Có 214 có hợp lý không ạ?

Em cảm ơn cả nhà :)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA