@Hien:
1. Về lựa chọn lợi nhuận kế toán hay lợi nhuận tính thuế thì em vẫn không đồng tình việc sử dụng LN tính thuế (TNDN) khi tính thuế TNCN được, bởi vì:
- Nếu cá nhân này đầu tư dài hạn, không chuyển nhượng vốn, thì hằng năm cũng chỉ nhận được cổ tức bằng tiền, cổ phiếu, hoặc tăng vốn góp từ LN kế toán, do đó một khoản chênh lệch giữa LN tính thuế và LN kế toán cứ treo mãi trên đầu họ lơ lửng từ năm này qua năm khác vậy, nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
- Và chỉ đến khi nào họ chuyển nhượng vốn, thì mới tính ra lợi tức chênh lệch giữa LN tính thuế và LN kế toán tích lũy hàng năm (do mỗi năm đều có chênh lệch), và cộng dồn các năm từ khi họ đầu tư cho đến khi họ chuyển nhượng vốn, để tính thuế TNCN đầu tư vốn trên khoản chênh lệch này. Nếu thời gian này kéo dài, ví dụ 5-10 năm, nó sẽ ra một giá trị lớn so với khoản đầu tư của họ, và đương nhiên họ chẳng hề nhận được khoản này, nó cũng không có giá trị gì khi chuyển nhượng vốn cả. Cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ, họ chỉ biết tham gia góp vốn vào DN, họ không tham gia điều hành và quản lý trực tiếp, trong khi lại bị tính Thuế trên khoản thu nhập trên trời mà họ không hề được hưởng, thậm chỉ không hề biết tới. Hơn nữa bản chất thuế TNCN đánh trên phần thu nhập thực lĩnh của cá nhân, những khoản thu nhập này thực tế họ không nhận được.
Như vậy rất vô lý!
Đối với các cty cổ phần, các cty lớn, tỉ lệ chi phí bị loại tuy thấp hơn nhiều các DN tư nhân, nhưng nó cũng là một con số đáng kể, nhất là giai đoạn còn khống chế chi phí 15%, đặc biệt khi cộng dồn qua các năm thì nó sẽ là số lớn.
Ngoài ra thủ tục tính thuế và kiểm soát của Cơ quan Thuế khi kiểm tra sẽ phức tạp, vì sẽ phải lôi quyết toán thuế TNDN tất cả các năm từ khi cá nhân này đầu tư ra, rồi tách phần chênh lệch...vv...
2. Về khoản lợi nhuận giữ lại, nếu hiểu theo logic ý nghĩa của câu: "g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn" thì có thể hiệu ý sau tương tự ý trước nhưng áp dụng đối với công ty TNHH, vì Cty TNHH tăng vốn từ LN giữ lại thì cũng tương tự như Cty CP tăng vốn từ cổ tức bằng cổ phiếu. Như anh nói từ "ghi tăng vốn" sẽ có ý nghĩa nhất định, nó là một cách chính thức tăng vốn góp của cá nhân trong đó, bằng việc thay đổi GPKD và tăng Vốn điều lệ về mặt pháp lý. Tuy nhiên em vẫn công nhận nếu thật sự rõ ràng thì có lẽ phải tách phần lợi tức này ra (dù đã tăng vốn hay vẫn đang là LN giữ lại) để tính thuế TNCN đầu tư vốn khi chuyển nhượng vốn, nhưng với điều kiện phải được bù trừ lãi - lỗ của 2 hoạt động này. Em lấy ví dụ:
Cá nhân A góp vốn vào DN B là 1 tỷ đồng, phần Lợi nhuận giữ lại (chưa phân phối) của DN B phân bổ cho cá nhân A này tại thời điểm chuyển nhượng là 200tr. Cá nhân A thực hiện chuyển nhượng toàn bộ lợi ích này với các mức giá sau:
- Là 1,2 tỷ đồng => 200tr chịu thuế suất đầu tư vốn 5%, 0 tr chịu thuế suất chuyển nhượng vốn 20%. Trong khi nếu toàn bộ số này chịu thuế suất chuyển nhượng vốn thì 200tr này sẽ chịu thuế suất 20%, như vậy Nhà nước bị thiệt.
- Là 1,05 tỷ đồng => 200tr chịu thuế suất đầu tư vốn 5% = 10tr; Lãi chuyển nhượng vốn = 850tr - 1 tỷ = âm 150tr. Trong khi nếu tính toàn bộ số này chịu thuế suất chuyển nhượng vốn thì 1,05 tỷ - 1 tỷ = 50tr sẽ chịu thuế suất 20% = 10tr. Như vậy lúc này 2 cách tính bằng nhau, giả sử cá nhân không được quyết toán bù trừ 2 khoản lãi - lỗ trên.
=> Nếu giá chuyển nhượng trên 1,05 tỷ mà áp dụng theo phương pháp tách riêng 2 khoản tính thuế thì Nhà nước thiệt.
- Thấp hơn 1,05 tỷ => Trước mắt sẽ bị tính 5% của 200tr, còn phần chuyển nhượng vốn sẽ bị lỗ. Có vẻ Nhà nước lãi, nhưng em nghĩ khi quyết toán thuế TNCN sẽ bù trừ 2 phần này chứ chả nhẽ chỉ tính thuế phần lãi mà ko được bù cho phần đầu tư bị lỗ! Nếu giá chuyển nhượng chưa hợp lý thì Thuế vẫn có quyền ấn định giá mà.
Hơn nữa nếu bảo mục đích này để ép DN không né tránh việc phân phối lợi nhuận, thì em lại thấy DN phân phối LN xong chỉ bị tính thuế TNCN có 5%, trong khi nếu không giữ lại LN sẽ bị tính thuế TNCN 20% thì Nhà nước vẫn có lợi hơn chứ nhỉ (trừ khi lo cá nhân cố tình chuyển nhượng giá thấp, nhưng lúc này Thuế vẫn có quyền thẩm định và áp giá, hơn nữa việc này thường chỉ xảy ra với các DN nhỏ nên ảnh hưởng có nó ko lớn).