Quan điểm của các nhà làm chính sách thuế trước đây khi không cho trừ toàn bộ chi phí quảng cáo là để tránh tình trạng các doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính mạnh khuyến mại, quảng cáo nhiều làm cho các doanh nghiệp nhỏ không cạnh tranh được. Nếu như vậy thì khi tính thuế TNCN vẫn bám theo đạo lý đó: Anh chi quảng cáo nhiều để cạnh tranh không bình đẳng thì tôi không cho các anh trừ khoản đó khi xác định khoản thu nhập từ đầu tư vốn. Tất nhiên câu chuyện từ 2015 thì khác rồi.
Em nghĩ anh Hiền đang hiểu sai phần này rồi, vì khoản 3, điều 2, TT 111 thì thu nhập từ đầu tư vốn là: "g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.", như em đã trao đổi thì 2 ý này gắn liền với nhau nên lợi tức tăng vốn là đã có quyết định tăng vốn bằng LNST.
Theo khoản 3, điều 10, TT 111 thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là:
b) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
c) Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
Hai ý này cũng đi liền với nhau, như vậy cũng có thể hiểu lợi tức ghi tăng vốn tương đương với cổ tức bằng cổ phiếu, nghĩa là đã có QĐ tăng vốn bằng LNST.
Em có xem tờ khai thuế TNCN thì "Mẫu số:
24/KK-TNCN" vẫn thể hiện 2 phần này gắn liền với nhau. Nếu chưa ghi tăng vốn thì em nghĩ văn bản phải sử dụng câu từ "Lợi nhuận chưa phân phối" mới đúng.
Như vậy phần LNST chưa phân phối sẽ được tính vào giá trị vốn khi chuyển nhượng, tức là tính thuế của Chuyển nhượng vốn. Lúc này thì phần chênh lệch giữa Lợi nhuận tính thuế TNDN hay Lợi nhuận kế toán không có ý nghĩa gì nữa, mà chỉ căn cứ vào giá chuyển nhượng và giá vốn mà thôi (chứng khoán thì chỉ cần căn cứ vào giá chuyển nhượng), điều này em nghĩ cũng phù hợp với thực tế.