Bù trừ công nợ

  • Thread starter chudinhxinh
  • Ngày gửi
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
+ Bù trừ công nợ có nghĩa giữa hai đơn vị giao dịch mua bán với nhau và cung cấp hàng hóa lẫn nhau khi đó các đối tượng vừa là người bán đồng thời cũng là người mua = > lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ cho nhau
- Bảng công nợ chi tiết đã thanh toán và còn nợ của khách hàng
- Hợp đồng kinh tế ( có ghi rõ phương thức thanh toán nếu chưa có quy định thanh toán bù trừ công nợ thì ký phụ lục hợp đồng bổ sung phương thức thanh toán bù trừ công nợ0
- Thanh lý hợp đồng
- Biên bản giao hàng hay nghiệm thu, xuất kho
- Bản đối chiếu công nợ có ký tá xác nhận của hai bên
- Các chứng từ đã từng thanh toán của hai bên: phiếu chi, ủy nhiệm chi, …….
- Hóa đơn GTGT hoặc thông thường
- Biển bản bù trừ công nợ có ký tá xác nhận của hai bên
- Phần chênh lệch nếu phải trả phải chuyển khoản qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
= > Gói lại một cục làm căn cứ giải trình với cơ quan thuế sau này

+Hoạch toán kế toán:

Căn cứ hoá đơn lập cho hàng hoá, dịch vụ giao nhận theo hợp đồng mua-bán, đơn vị hạch toán:
1. Hạch toán hàng hoá dịch vụ bán ra:
Nợ TK 131/ Có TK 511,33311
Nợ TK 632/ Có TK 152,154,155,156
2. Hạch toán hàng hoá dịch vụ mua vào:
Nợ TK 152,153,156,241,142,242…..
Nợ TK 1331
Có TK 331
3. Hạch toán bù trừ Công nợ:
Nợ TK 331/ Có TK 131
Ví dụ: Doanh nghiệp A mua của Doanh nghiệp B tiền sắt thép có tổng giá trị tiền hàng là 100 triệu, tiền thuế 5 triệu, tổng giá thanh toán: 105.000.000 đ; đồng thời Doanh nghiệp A bán cho Doanh nghiệp B 150.000.000 đồng tiền xi măng tiền thuế là 7.500.000 đồng tổng giá thanh toán: 157.500.000 đ. Hai bên thông nhất bù trừ tiền hàng cho nhau là: 105.000.000 đồng, số tiền chênh lệch mua-bán còn lại Doanh nghiệp B còn phải trả cho Doanh nghiệp A là:
157.500.000 đồng – 105.000.000 đồng = 52.500.000 đồng
Doanh nghiệp A hạch toán như sau:
1. Hạch toán mua sắt: Nợ TK 156: 100.000.000 đồng
Nợ TK 133: 5.000.000 đồng
Có TK 331: 105.000.000 (chi tiết công nợ phải trả cho DN B)
2. Hạch toán nghiệp vụ bán xi măng:
Nợ TK 131: 157.500.000 đồng (Chi tiết công nợ phải thu cho DN B)
Có TK 511: 150.000.000 đ
Có TK 33311: 7.500.000 đ

3. Căn cứ hợp đồng hoạch toán bù trừ công nợ:
Nợ TK 331: 105.000.000
Có tK 131: 105.000.000
4. Chệnh lệch còn lại trên tK 131 Doanh nghiệp A phải thu của Doanh nghiệp B là: 157.500.000 – 105.000.000 = 52.500.000 đồng
Doanh nghiệp B phải thanh toán qua Ngân hàng cho Doanh nghiêp A thì Doanh nghiệp B mới được khấu trừ thuế GTGT tương ứng là:
52.500.000/1,05 = 2.500.000 đồng


Các văn pháp lý làm căn cứ:
+Căn cứ 01:
Điều kiện khấu trừ thuế - TT 129/2008/TT-BTC :
Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừgiữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng màcác phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồngcũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào

+Căn cứ 02:
Theo điều 15, Thông tư 06/2012 của BTC quy định:
“Các trường hợp được coi là thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
d.1) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
d.2) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
d.3) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào”.

+Căn cứ 03:
NGHỊ ĐỊNH Số: 209/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ không dùng tiền mặt của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

+Căn cứ 04:
THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.

+Căn cứ 05:
THÔNG TƯ
Số: 26/2015/TT-BTC
HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2015/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT VỀ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2014/TT-BTC NGÀY 31/3/2014 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.


+Bản chất kế toán:

TK 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có
TK 131 phải thu khách hàng

TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu
TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả
TK 331 phải trả người bán
TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu
TK 331 số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả
Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này công ty nhà nước hay làm còn tư nhân thì hay bỏ qua bước này
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Z

zuzutit

Cao cấp
4/6/13
421
32
28
hà nội
Anh Ơi, e hiểu thế này:

t6/14: A bán cho B: 100tr. t 2/15: B bán cho A 150tr.

Do các tháng 2 công ty đều chưa thanh toán ck nhưng đã khấu trừ thuế rồi nên mình ché giấy tờ:

Đến tháng 3/15 : làm hd của 2 bên: thỏa thuận bán hàng cho nhau, và bù trừ công nợ trong vòng 1 năm. Sau đó làm thêm 1 bản bù trừ công nợ, nội dung: ngày tháng 2 thằng bán cho nhau. Sau đó chốt lại đến t3/2015: 2 bên bù trừ công nợ cho nhau: 100tr. A nợ B 50tr.

Vậy hoặc là a ck B: 50tr để hợp lý khấu trừ và chi phí; hoặc A được bù trừ nọ tiếp với B trong vòng 1 năm.

E nghĩ vậy đúng 0 anh @chudinhxinh
 
T

tan.binh237

Guest
23/6/15
4
0
1
Đánh dấu ngâm cứu
 
N

Nga Hoàng 22

Cao cấp
3/10/15
747
140
43
32
Anh cho em hỏi, vậy khi ghi hóa đơn, mình có cần ghi phương thức thanh toán là bù trừ công nợ không, hay vẫn ghi TM/Ck bình thường ạ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA