Thực tế là trên 200.000đ cán bộ thuế đều yêu cầu phải có hóa đơn.
Phụ cấp lưu trú ở đây có thể hiểu là tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ của người công tác.
Tiền ăn thì lấy lương ra mà ăn. Tiền thuê phòng nghỉ là tiền công tác phí, không gọi là phụ cấp lưu trú! sai bản chất!
Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, vốn ngân sách NN:
1. Đối với các khoản thanh toán khi đi công tác:
Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy định phụ cấp lưu trú như sau: “Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiền tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính quy định về nội dung chi và mức chi công tác phí không có nội dung chi tiếp khách, tiền cơm dọc đường khi đi công tác.
Do vậy, khi đi công tác ngoài các khoản thanh toán tiền phụ cấp lưu trú thì không được thanh toán tiền chi phí tiếp khách. Đối với khoản tiền cơm dọc đường khi đi công tác thì đã được bố trí khi thanh toán tiền phụ cấp lưu trú.
2. Đối với hoá đơn thanh toán tiền thuê phòng nghỉ:
Tại khoản 2 Điều 1 Phần I Thông tư số 97/2010/TT-BTC quy định công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
Căn cứ theo quy định trên khi cán bộ đi công tác thì được thanh toán tiền thuê chỗ ở (không bao gồm tiền nước uống, điện thoại) mức giá thuê phòng ngủ tối đa không quá các mức quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính.