Chi phí tiền lương chủ sở hữu là giám đốc công ty TNHH MTV

  • Thread starter caochienpy
  • Ngày gửi
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Tiền lương chủ sở hữu là giám đốc công ty TNHH MTV có được tính vào chi phí khi xác định thuế TNDN ?
Hiện nay có 2 quan điểm
1 : Có được tính
2 : Không được tính
Quan điểm của mình là có được tính vào chi phí xác đinh thuế TNDN khi thòa mãn các điều kiên khác .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Le tuyet bay

Trung cấp
2/4/13
189
48
28
Thanh Hoa
- Nếu như người đó trực tiếp điều hành công ty thì được tính.
- Nếu như người đó không trực tiếp điều hành công ty thì không được tính
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Bạn có thể nói rõ hơn về các điều kiện khác được không?

Vì theo thông tư 78 ở điểm d khoản 2.5 điều 6 thì có nói rõ là Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì không được tính chi phí được trừ.

Ngoài ra trong năm nay cũng có công văn số 727/TCT-CS của Tổng cục thuế gửi cục thuế Đà Nẵng ngày 03/03/2015. Trong đó có nêu rõ "khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điêu hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tai tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.", theo mình hiểu tức là kể cả chủ DN này có hay không tham gia trực tiếp điều hành kinh doanh thì chi phí lương cũng không được trừ.
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Trước tiên mình cảm ơn bạn đã tham ra thảo luận :
Nhưng theo quan điểm của mình
Vì theo thông tư 78 ở điểm d khoản 2.5 điều 6 thì có nói rõ là Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì không được tính chi phí được trừ.
TT 78 ghi rõ " Mà những người này không trực tiếp...."
Theo mình hiểu đó là điều kiện để xác định . Nếu những người đó tham ra hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ không bị chi phối bởi điểm d khoản 2.5 điều 6 TT 78/2014 .
Công văn bạn chích dẫn là văn bản dưới luật hướng dẫn thông tư . Như bạn đã biết văn bản giá trị pháp lý thấp hơn nếu phủ nhận văn bản giá trị pháp lý cao hơn thì nó vô hiệu .
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Lại nói về vấn đề luật và văn bản dưới luật, mình mong bạn không nhầm lẫn ở đây. Công văn không phải là văn bản dưới luật. Theo quy định pháp quy về các loại hình văn bản thì công văn được liệt vào dạng văn bản hành chính chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật, và mục đích của công văn chủ yếu mang tính hướng dẫn giải thích, có ràng buộc giữa đối tượng ban hành và đối tượng tiếp nhận, nói chung nó mang tính cá biệt, nên mới có trường hợp cùng 1 vấn đề mà các cục thuế có công văn hướng dẫn khác nhau. Ví dụ như về vấn đề này năm ngoái cục thuế Bắc Ninh và cục thuế Nam Định có hướng dẫn khác nhau, cục thuế Đà Nẵng cũng đã hỏi lên Tổng cục thuế để xin hướng dẫn cụ thể.

Mình dẫn công văn này do đây là của Tổng cục thuế ban hành, cũng là một cơ sở để tham khảo để có hướng xử lý cho riêng mình để tránh rắc rối liên quan đến pháp lý sau này. Mình cũng cho rằng, nếu mình có đủ lý lẽ thì hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ chính kiến của mình đến cùng.

Tuy nhiên ở trường hợp này mình lại không cùng quan điểm với bạn. Lý do là trong câu trên có sử dụng dấu chấm phẩy (;). Việc sử dụng dấu câu trong văn bản quy phạm pháp luật cũng phải phù hợp với quy tắc sử dụng tiếng Việt. Mà theo quy tắc sử dụng tiếng Việt được học chính thống trong sách giáo khoa lớp 7 thì dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

Dựa trên kiến thức sử dụng văn bản đã được học thì ở đây mình hiểu dấu chấm phẩy đã kết thúc 1 ý liệt kê rồi, tức là cụm từ "mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh" chỉ ngụ ý đến sáng lập viên, thành viên hội đồng thành viên, hội đồng quản trị thôi. Như vậy chỉ cần là giám đốc (chủ sở hữu) của công ty TNHH MTV thì mình hiểu sẽ không được tính chi phí lương vào chi phí được trừ.

Đây thuộc vấn đề đọc hiểu và vận dụng. Mỗi người một cách hiểu khác nhau. Mình tôn trọng và rất có thành ý trao đổi với bạn. Mình cũng mong mỗi người đều có cách xử lý an toàn nhất cho chính bản thân doanh nghiệp mình đang phục vụ. Xin lỗi vì phải trình bày quá dài!
 
  • Like
Reactions: diemnguyenou
W

Win8

Sơ cấp
4/9/15
30
5
8
37
trong thông tư 96 cũng nhắc lại một lần nữa, chi phí lương của giám đốc cty tnhh mtv ko phải là chi phí hợp lý. còn cái câu tham gia vào điều hành là dùng cho cổ đông sáng lập đó
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
TT 96 cũng nhắc lại đoạn này y như TT 78 bạn ạ. Nên nếu bạn caochienpy hiểu như bạn ấy nói ở trên thì vẫn không có gì thay đổi sau khi đọc xong TT 96 cả.
 
  • Like
Reactions: Win8
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Lại nói về vấn đề luật và văn bản dưới luật, mình mong bạn không nhầm lẫn ở đây. Công văn không phải là văn bản dưới luật. Theo quy định pháp quy về các loại hình văn bản thì công văn được liệt vào dạng văn bản hành chính chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật, và mục đích của công văn chủ yếu mang tính hướng dẫn giải thích, có ràng buộc giữa đối tượng ban hành và đối tượng tiếp nhận, nói chung nó mang tính cá biệt, nên mới có trường hợp cùng 1 vấn đề mà các cục thuế có công văn hướng dẫn khác nhau. Ví dụ như về vấn đề này năm ngoái cục thuế Bắc Ninh và cục thuế Nam Định có hướng dẫn khác nhau, cục thuế Đà Nẵng cũng đã hỏi lên Tổng cục thuế để xin hướng dẫn cụ thể.

Mình dẫn công văn này do đây là của Tổng cục thuế ban hành, cũng là một cơ sở để tham khảo để có hướng xử lý cho riêng mình để tránh rắc rối liên quan đến pháp lý sau này. Mình cũng cho rằng, nếu mình có đủ lý lẽ thì hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ chính kiến của mình đến cùng.

Tuy nhiên ở trường hợp này mình lại không cùng quan điểm với bạn. Lý do là trong câu trên có sử dụng dấu chấm phẩy (;). Việc sử dụng dấu câu trong văn bản quy phạm pháp luật cũng phải phù hợp với quy tắc sử dụng tiếng Việt. Mà theo quy tắc sử dụng tiếng Việt được học chính thống trong sách giáo khoa lớp 7 thì dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

Dựa trên kiến thức sử dụng văn bản đã được học thì ở đây mình hiểu dấu chấm phẩy đã kết thúc 1 ý liệt kê rồi, tức là cụm từ "mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh" chỉ ngụ ý đến sáng lập viên, thành viên hội đồng thành viên, hội đồng quản trị thôi. Như vậy chỉ cần là giám đốc (chủ sở hữu) của công ty TNHH MTV thì mình hiểu sẽ không được tính chi phí lương vào chi phí được trừ.
Đây thuộc vấn đề đọc hiểu và vận dụng. Mỗi người một cách hiểu khác nhau. Mình tôn trọng và rất có thành ý trao đổi với bạn. Mình cũng mong mỗi người đều có cách xử lý an toàn nhất cho chính bản thân doanh nghiệp mình đang phục vụ. Xin lỗi vì phải trình bày quá dài!
Đúng đây cũng là cũng là vấn đề cốt lõi mình muốn hướng tới để mọi người thảo luận .
Chúng ta mới đề cập đến vấn đề luật quy định như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiều tại sao lại quy định như thế .
Mình đã nói :
Tiền lương chủ sở hữu là giám đốc công ty TNHH MTV có được tính vào chi phí khi xác định thuế TNDN?
Hiện nay có 2 quan điểm
1 : Có được tính
2 : Không được tính
Vậy 2 quan điểm ở đây là gì ? 2 quan điểm khác nhau ở đây là quan điểm giữa đại diên doanh nghiệp và đại diện quản lý thuế .mình sẽ trình bày lại :
1: Có được tính : Là quan điểm của doanh nghiệp vì bản chất chi phí tiền lương của chủ DNTN và GD là CSH công ty TNHH MTV nếu có đủ chứng từ hợp lệ . Thì theo nguyên tắc ghi chép kế toán phải được đưa vào chi phí hợp lý cơ quan thuế không có quyền loại nó ra khỏi chi phí khi xác định thuế TNDN và mình ủng hộ quan điểm này .
2 : Không được tính : Là quan điểm của nhà thuế nhà thuế cho rằng việc CSH công ty TNHH MTV chi phối trả lương cho chính ông ta làm giám đốc là bất hợp lý . Việc ông ta ký giấy chi tiền đồng thời nhận tiền là không minh bạch ,lương của giám đốc...là số chi phí khá lớn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến số thuế phải nộp nên phải loại trừ . Việc xác định khoản lương này có phát sinh thực tế hay không là rất khó vì khoản này hợp lý hóa chi phí là quá dễ "không kiểm soát được thì cấm "đấy là đạo lý trong trường hợp này đối với nhà thuế và mình không ủng hộ quan điểm này .
Vậy kết luận Lương CSH là giám đốc công ty TNHH MTV ,doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tham ra hoạt động SX kinh doanh bản chất là chi phí hợp lý của doanh nghiệp nhưng bị loại ra khỏi chi phí khi xác định thuế TNDN .
Còn về dấu (;) bạn nhắc đến đấy là vấn đề văn phong của người viết luật có thể nói đó là sự quan liêu....Về nguyên tắc luật viết ra để mọi người đọc có thể dễ hiểu nhất và làm theo luật chứ không phải là dễ hiểu lầm dẫn tới hành động trái luật . Tạo tác động ngược lại với mục tiêu của luật .
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: SnowAOF
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Thực ra ngay từ ban đầu mình đã hiểu như ý mình trình bày (mình nghĩ rằng đó cũng là quan điểm của thuế) và cũng hơi bất ngờ vì lúc trao đổi với mọi người thì có một số người có suy nghĩ như bạn.

Quan điểm của bạn mình cũng ghi nhận và mình thấy đúng. Xét trên quan điểm của thuế thì họ sẽ cố gắng thu hẹp mọi kẽ hở mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để giảm trừ số thuế phải nộp. Tuy nhiên mình thấy hiện nay thuế cũng đã có đổi mới ở chỗ, lợi nhuận mà chủ DN được chia từ lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH MTV sẽ không phải đóng thuế TNCN như từ năm 2014 trở về trước nữa!
 
To Nhu Ngoc

To Nhu Ngoc

Cao cấp
13/4/15
325
75
28
41
Hai Phong
Mình đồng ý với quan điểm thứ nhất.Là chủ DN nhưng họ cũng trực tiếp làm việc lên tiền lương của họ không được coi là chi phí hợp lý là không công bằng.
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Thực ra ngay từ ban đầu mình đã hiểu như ý mình trình bày (mình nghĩ rằng đó cũng là quan điểm của thuế) và cũng hơi bất ngờ vì lúc trao đổi với mọi người thì có một số người có suy nghĩ như bạn.

Quan điểm của bạn mình cũng ghi nhận và mình thấy đúng. Xét trên quan điểm của thuế thì họ sẽ cố gắng thu hẹp mọi kẽ hở mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để giảm trừ số thuế phải nộp. Tuy nhiên mình thấy hiện nay thuế cũng đã có đổi mới ở chỗ, lợi nhuận mà chủ DN được chia từ lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH MTV sẽ không phải đóng thuế TNCN như từ năm 2014 trở về trước nữa!
Hiện nay nước ta đang hội nhập , ký các hiệp định quốc tế,...như TTP...bắt buộc luật pháp phải thay đổi theo hướng phù hợp với các điều luât ,thông lệ quốc tế . Nên sắp tới sẽ có rất nhiều thay đổi bạn ạ .
Điều mà bạn nhắc tới "lợi nhuận mà chủ DN được chia từ lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH MTV sẽ không phải đóng thuế TNCN"
là nguyên tắc " không đánh thuế 2 lần đối với 1 khoản thu nhập " .
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Cái nguyên tắc bạn nói đó, trước ngày 01/01/2015 bạn vẫn phải nộp cả thuế TNCN đó. Sau ngày 01/01/2015 theo luật 71 mới không phải nộp. Đó là cái mới, và đã "công bằng" hơn rồi.

Còn nếu bạn đã nhắc đến chuyện "không đánh thuế 2 lần đối với 1 khoản thu nhập", thì mình cũng nhắc lại với bạn, 1 cái là đánh thuế TNDN với đối tượng nộp thuế là công ty và 1 cái là đánh thuế TNCN với đối tượng nộp thuế là cá nhân.

Mình thì kinh nghiệm chưa có nhiều, nên cũng cần phải học hỏi và cập nhật nhiều lắm. Đôi khi mình cũng chưa hiểu được đầy đủ tư duy và lý lẽ của Thuế hay của những người làm luật, nên nếu có cơ hội để trao đổi và đối thoại thì mình cũng nêu ra để được người khác bổ sung hay góp ý. Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi có lợi cho DN hơn.

Mình tôn trọng quan điểm của bạn. Quan điểm của mình không thay đổi, còn việc có công bằng hay không thì hiện tại thực tế là như vậy, mình cũng biết hướng xử lý của bên Thuế sẽ là như vậy, thì mình nên tuân theo. Lúc nào có dự thảo sửa đổi luật thì nên tham gia nêu ý kiến để phát huy vai trò xây dựng của doanh nghiệp. Nếu gặp khách hàng giống như bạn mình cũng sẽ đưa recommend như này, khách hàng có thể nghe theo mình hoặc không, nhưng ít ra chúng ta cũng đã có những luận điểm rất rõ ràng, và chúng ta lường trước được những rủi ro có thể xảy ra khi lựa chọn xử lý vấn đề của mình. Mình cũng đã từng gặp cùng một vấn đề mà có khách hàng bị thuế phạt, có khách hàng thì thuế không phạt được. Luật thì có, quan trọng ở việc lý lẽ bạn sử dụng lập luận như thế nào để bảo vệ quan điểm của mình. Ngay cả khi bị thuế phạt, nếu không phục thì bạn vẫn còn một lựa chọn là kiện ra tòa cơ mà!

Mình rất cảm ơn vì đã được trao đổi với bạn @caochienpy , mình có theo dõi và thấy bạn rất chịu khó tìm tòi, đặc biệt đều dựa vào văn bản để nói. Sau này chắc chắn mình còn nhiều điều cần học hỏi ở bạn! Mong bạn giúp đỡ.
 
  • Like
Reactions: Win8 and caochienpy
L

levinhtu

Tập Làm Kế Toán
5/7/12
114
21
28
33
Khoái Châu - Hưng Yên
thuế thì tìm mọi cách để bóc tách các hóa đơn để giảm chi của doanh nghiệp để phạt, để bắt đóng thuế,để ... việc chi tiền cho chủ sở hưu em nghĩ thuế sẽ loại vì nó không minh bạch ông tự trả lương cho ông nghe cũng vô lý phết nhỉ @_@ ( em hiểu vậy và nghĩ vậy chứ không khẳng định nhé )
 
To Nhu Ngoc

To Nhu Ngoc

Cao cấp
13/4/15
325
75
28
41
Hai Phong
thuế thì tìm mọi cách để bóc tách các hóa đơn để giảm chi của doanh nghiệp để phạt, để bắt đóng thuế,để ... việc chi tiền cho chủ sở hưu em nghĩ thuế sẽ loại vì nó không minh bạch ông tự trả lương cho ông nghe cũng vô lý phết nhỉ @_@ ( em hiểu vậy và nghĩ vậy chứ không khẳng định nhé )
Đương nhiên là thuế chỉ muốn DN đóng thuế nhiều rồi. Người ta trực tiếp làm việc thì lương của họ cũng là chi phí của DN vậy có gì là vô lý? Nhưng quy bất mãn thì vẫn phải làm theo thôi vì nó là quy định rồi mà.
 
tamnt07

tamnt07

Sống đơn giản, lấy nụ cười làm căn bản!
21/3/07
5,632
623
113
The Capital
Một ông chỉ ném tiền vào khác với một ông vừa ném tiền vừa ném công sức vào chứ nhỉ, ném công sức vào thì tiền lương của ông ấy phải là chi phí hợp lý hợp lệ mới đúng. Nhưng quy định vậy rồi, muốn lách thì đi thuê giám đốc vậy hì hì...
 
L

levinhtu

Tập Làm Kế Toán
5/7/12
114
21
28
33
Khoái Châu - Hưng Yên
Một ông chỉ ném tiền vào khác với một ông vừa ném tiền vừa ném công sức vào chứ nhỉ, ném công sức vào thì tiền lương của ông ấy phải là chi phí hợp lý hợp lệ mới đúng. Nhưng quy định vậy rồi, muốn lách thì đi thuê giám đốc vậy hì hì...
chuẩn làm hợp đồng cho ông ăn mày ký thuê làm giám đốc rồi trả lương cho nó rồi cho vào chi phí như thế là hợp lệ phết nhỉ
 
L

levinhtu

Tập Làm Kế Toán
5/7/12
114
21
28
33
Khoái Châu - Hưng Yên
Em chốt cho các bác nè,
công ty 1 thành viên thì không được phép tự trả lương cho giám đốc vì vậy không có chuyện cho vào chi phí còn muốn cho vào cho phí bác thuê 1 ông ăn mày làm phó giám đốc rồi trả lương cho ông ta thì sẽ hợp lệ
còn công ty 2 thành viên trở lên thì được phép trả lương và cho vào chi phí ạ "_"
theo ngu ý của em ạ !_!
 
S

SnowAOF

Sơ cấp
31/10/13
48
11
8
Từ Liêm, Hà Nội
Đúng đây cũng là cũng là vấn đề cốt lõi mình muốn hướng tới để mọi người thảo luận .
Chúng ta mới đề cập đến vấn đề luật quy định như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiều tại sao lại quy định như thế .
Mình đã nói :
Tiền lương chủ sở hữu là giám đốc công ty TNHH MTV có được tính vào chi phí khi xác định thuế TNDN?
Hiện nay có 2 quan điểm
1 : Có được tính
2 : Không được tính
Vậy 2 quan điểm ở đây là gì ? 2 quan điểm khác nhau ở đây là quan điểm giữa đại diên doanh nghiệp và đại diện quản lý thuế .mình sẽ trình bày lại :
1: Có được tính : Là quan điểm của doanh nghiệp vì bản chất chi phí tiền lương của chủ DNTN và GD là CSH công ty TNHH MTV nếu có đủ chứng từ hợp lệ . Thì theo nguyên tắc ghi chép kế toán phải được đưa vào chi phí hợp lý cơ quan thuế không có quyền loại nó ra khỏi chi phí khi xác định thuế TNDN và mình ủng hộ quan điểm này .
2 : Không được tính : Là quan điểm của nhà thuế nhà thuế cho rằng việc CSH công ty TNHH MTV chi phối trả lương cho chính ông ta làm giám đốc là bất hợp lý . Việc ông ta ký giấy chi tiền đồng thời nhận tiền là không minh bạch ,lương của giám đốc...là số chi phí khá lớn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến số thuế phải nộp nên phải loại trừ . Việc xác định khoản lương này có phát sinh thực tế hay không là rất khó vì khoản này hợp lý hóa chi phí là quá dễ "không kiểm soát được thì cấm "đấy là đạo lý trong trường hợp này đối với nhà thuế và mình không ủng hộ quan điểm này .
Vậy kết luận Lương CSH là giám đốc công ty TNHH MTV ,doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tham ra hoạt động SX kinh doanh bản chất là chi phí hợp lý của doanh nghiệp nhưng bị loại ra khỏi chi phí khi xác định thuế TNDN .
Còn về dấu (;) bạn nhắc đến đấy là vấn đề văn phong của người viết luật có thể nói đó là sự quan liêu....Về nguyên tắc luật viết ra để mọi người đọc có thể dễ hiểu nhất và làm theo luật chứ không phải là dễ hiểu lầm dẫn tới hành động trái luật . Tạo tác động ngược lại với mục tiêu của luật .
B ơi vậy đã có trường hợp nào mình đưa vào chí phí dc trừ nhưng mà cuối cùng vẫn bị thuế loại ra chưa ạ? Đọc các bài thấy bác hình như rất am về luật, cho e cái mail được ko ạ, có gì e tiện hỏi nhờ bác giải đáp với ạ :rolleyes:, thank ạ :)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA