Dự thảo sửa đổi TT 200 về chênh lệch tỷ giá - Đơn giản hơn cho người làm kế toán

  • Thread starter Hien
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Thông tư 200 phần về chênh lệch tỷ giá:

Điều 1. Bổ sung Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:


c) Trường hợp tỷ giá bán ngoại tệ không vượt quá 5% so với tỷ giá mua của ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp có giao dịch thì doanh nghiệp được sử dụng tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch nằm trong khoảng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại để hạch toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về tỷ giá hối đoái thực tế áp dụng trên thuyết minh báo cáo tài chính.


http://mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?centerWidth=0%&id=10930&leftWidth=100%&rightWidth=0%&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-state=gusa0x9sl_296&_afrLoop=5400206233841361#@?_afrLoop=5400206233841361&centerWidth=0%25&id=10930&leftWidth=100%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-state=aolnppjuz_4

Thông tư 200 quy định sử dụng tỷ giá mua, bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch để hạch toán các giao dịch liên quan đến ngoại tệ. Quy định này có vẻ đảm bảo ghi nhận đúng dòng tiền mà đơn vị thực thu hay thực chi liên quan đến giao dịch khi chuyển đổi sang/từ đồng tiền ghi sổ nhưng nó làm cho quá trình ghi chép kế toán trở lên phức tạp.

Với sự thay đổi theo dự thảo trên sẽ làm đơn giản cho việc ghi chép của kế toán: Nếu chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua của ngân hàng không quá 5% thì DN lựa chọn tỷ giá trong khoảng giữa tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán để ghi sổ. Điều này làm đơn giản cho việc ghi chép của kế toán vì đa số các ngoại tệ đều có biên độ chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán không quá lớn (trừ một số ngoại tệ trong các giai đoạn mà quốc gia có sự biến động lớn về chính sách tiền tệ, hay chính trị).

Như vậy trong trường hợp xuất nhập khẩu thì đa phần các kế toán có thể sử dụng tỷ giá hải quan (là tỷ giá mua chuyển khoản của VCB cuối thứ 5 tuần trước) để ghi sổ kế toán (Theo Thông tư 200 thì không sử dụng tỷ giá này, tỷ giá này chỉ là cơ sở để tính thuế trong khâu xuất, nhập khẩu). Như tớ đã phân tích trong một số chủ đề khác thì dù áp dụng tỷ giá nào thì ảnh hưởng cuối cùng đến lãi lỗ cũng như nhau (trừ khi liên quan đến TSCĐ thì ảnh hưởng đến nhiều kỳ nhưng không trọng yếu), chỉ khác ở việc phân loại các khoản mục doanh thu, chi phí.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Thông tư 53/2016 sửa đổi Thông tư 200 cho phép biên độ của tỷ giá xấp xỉ hẹp hơn dự thảo nhưng như thế là đủ. Các quy định của TT 53 thực ra là cho phép các DN làm theo thực tế đã làm, và có các hướng dẫn để các DN xử lý các vướng mắc khi ghi giảm khoản mục tiền tệ theo tỷ giá thực tế.
 
GiaHuypg

GiaHuypg

Guest
22/4/17
10
0
1
28
Những ai làm theo TT 200 về hạch toán giao dịch ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá và sửa theo 53 em thấy đúng quá. 53 chỉ là làm cho 200 dễ thở hơn. Những người dễ bị làm sai thì là những người hạch toán theo QD 48 nhưng không biết phải làm theo TT nào 48, 179, 26, 200, 53 để hạch toán tỷ giá, chênh lệch tỷ giá là đúng.

Không biết a Hiền và các anh chị kỳ cựu có nhầm không ??? Khi đánh đồng việc hạch toán PS giao dịch ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá giữa QD 48 và TT 200 .

Những DN hạch toán theo quyết định 48, họ hạch toán PS giao dịch ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng , hạch toán chênh lệch tỷ giá theo TT 179/2012( cũng là một thông tư gây tranh cãi)

Việc TT 26/ 2015 có lẽ bắt nguồn chi sự nhập nhằng này.
+ TT 26 /2015 thực chất là thay đổi điều 27 TT 156 về tỷ giá tính nộp thuế .
+ TT 26 chỉ nói đến thuế, doanh thu (liên quan đến tk thue3331), chi phí(lien quan tk thue1331), giá tính thuế của đồng ngoại tệ khi quy đổi ngoại tệ sang VND phải tính theo TT 200 và sau này là 53.2016

BẮT ĐẦU có các quan điểm khác nhau, tỷ giá tờ khai, tỷ giá giao dịch thực tế, tỷ giá bán, mua..

Quan điểm cá nhân TT 26 này không điều chỉnh hạch toán ngoại tệ mà chỉ là căn cứ tính thuế. Chút nữa em trích lại TT này cho dễ nhìn. Vì hạch toán kế toán và căn cứ tính thuế giờ khá là độc lập. Đến TT 133 mới ra rất chi tiết các khoản hạch toán tỷ giá nhưng ở phần tỷ giá tính thuế họ lại ghi là theo quy định khác của Pháp luật hiện hành * điều 52)

Theo em thì hạch toán theo tỷ giá tờ khai vẫn đúng đến ngày hiệu lực của TT 38 BTC về hải quan 1/4 /2015 khi mà hệ thống hải quan vẫn tính thuế theo tỷ giá liên ngân hàng . Sau này phần mềm hải quan tính theo tỷ giá mua của vietcombank ngày thứ 5.

Hiện tại TT133 ra đã dễ thở hơn.
Phát sinh giao dịch hạch toán theo tỷ giá xấp xỉ trừ TH thanh toán trả trước.
Khi thanh toán hạch toán thích tỷ giá xấp xỉ cũng được mà hạch toán theo tỷ giá xuất quỹ cũng được.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Thông tư 26 lấy quy định tỷ giá của TT 200, mà TT 53 sửa TT 200 nên phần tính thuế vẫn theo kế toán thôi. Đành rằng kế toán và thuế có sự độc lập tương đối nhưng các nhà lập pháp không muốn gây phức tạp qua việc quy đổi tỷ giá để tính thuế và kế toán là khác nhau.

Các DN làm theo QĐ 48 vẫn có thể áp dụng quy định về tỷ giá theo TT 200 và 53, vì Điều 1 Thông tư 200 nói rõ như vậy. Bọn mình đi kiểm nhiều khách hàng họ làm theo kiểu TT 53 từ xưa rồi và cái quy định của TT 200 quá cứng nhắc và không cần thiết.
 
GiaHuypg

GiaHuypg

Guest
22/4/17
10
0
1
28
Thông tư 26 lấy quy định tỷ giá của TT 200, mà TT 53 sửa TT 200 nên phần tính thuế vẫn theo kế toán thôi. Đành rằng kế toán và thuế có sự độc lập tương đối nhưng các nhà lập pháp không muốn gây phức tạp qua việc quy đổi tỷ giá để tính thuế và kế toán

Các DN làm theo QĐ 48 vẫn có thể áp dụng quy định về tỷ giá theo TT 200 và 53, vì Điều 1 Thông tư 200 nói rõ như vậy. Bọn mình đi kiểm nhiều khách hàng họ làm theo kiểu TT 53 từ xưa rồi và cái quy định của TT 200 quá cứng nhắc và không cần thiết.
Bây giờ DN vừa và nhỏ 2017 hạch toán theo 133 dễ thở rồi. Nhưng Ban Quan Trị cũng làm cái tóm tắt phần tỷ giá Thông tư 133 đi cho anh em đỡ post ạ.
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Theo mình thì khi thành lập doanh nghiệp, nên định hình sử dụng thông tư 200. Xét về lâu dài thì TT200 nó hỗ trợ tốt hơn, bao quát về việc phân tích chi phí tốt hơn. Ở bên ngoài thì không nói, nhưng trong phần mềm MISA mình vẫn đang nhũn não với tỷ giá khi cty nhập khẩu hàng hóa đây
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo mình thì khi thành lập doanh nghiệp, nên định hình sử dụng thông tư 200. Xét về lâu dài thì TT200 nó hỗ trợ tốt hơn, bao quát về việc phân tích chi phí tốt hơn. Ở bên ngoài thì không nói, nhưng trong phần mềm MISA mình vẫn đang nhũn não với tỷ giá khi cty nhập khẩu hàng hóa đây
Cứ dùng tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ cả bên tăng và bên giảm các khoản mục tiền tệ cho nó lành (tỷ giá xấp xỉ lấy tỷ giá bình quân cuối tuần/tháng trước).
 
L

loan90

Cao cấp
20/6/10
271
69
28
33
TPHCM
Bên mình xuất khẩu, mình dùng tỷ giá trên web của ngân hàng luôn, lưu lại ở cty, ko biết làm vậy có đúng ko. Chứ tỷ giá giao dịch mà mình hỏi NH chỉ là chốt miệng thôi. Trừ khi mình mua hay bán USD mới có hợp đồng, và lúc nào tỷ giá này cũng cao hơn web.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bên mình xuất khẩu, mình dùng tỷ giá trên web của ngân hàng luôn, lưu lại ở cty, ko biết làm vậy có đúng ko. Chứ tỷ giá giao dịch mà mình hỏi NH chỉ là chốt miệng thôi. Trừ khi mình mua hay bán USD mới có hợp đồng, và lúc nào tỷ giá này cũng cao hơn web.
Chỉ cần lấy tỷ giá theo Web của ngân hàng là OK rồi. Thông tư 133 và 53 còn cho phép dùng cả tỷ giá xấp xỉ thôi mà.
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
mình nhũn não vì tỷ giá hàng nó khác tỷ giá về tax, chứ bên mình gọi lên ngân hàng là chốt ngay tỷ giá trong thời hạn nào đó nên yên tâm chả có gì thay đổi (khách víp nó vậy). Nhưng số liệu kế toán phải gõ tay bên ngoài để điều chỉnh, rất mất công
 
GiaHuypg

GiaHuypg

Guest
22/4/17
10
0
1
28
mình nhũn não vì tỷ giá hàng nó khác tỷ giá về tax, chứ bên mình gọi lên ngân hàng là chốt ngay tỷ giá trong thời hạn nào đó nên yên tâm chả có gì thay đổi (khách víp nó vậy). Nhưng số liệu kế toán phải gõ tay bên ngoài để điều chỉnh, rất mất công
TH này chắc khi nhập khẩu. Nhưng sao phải khổ vậy. Lúc hạch toán hàng dùng tỷ giá nào khi thanh toán dùng tỷ giá mua ngoại tệ nếu mua để thanh toán ngay, tỷ giá xuất quỹ hay chính cả tỷ giá lúc nhập hàng( nếu thời điểm thanh toán sau gần thời điểm nhận hàng) mình thấy vẫn đúng với 53 và 133 mà
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
TH này chắc khi nhập khẩu. Nhưng sao phải khổ vậy. Lúc hạch toán hàng dùng tỷ giá nào khi thanh toán dùng tỷ giá mua ngoại tệ nếu mua để thanh toán ngay, tỷ giá xuất quỹ hay chính cả tỷ giá lúc nhập hàng( nếu thời điểm thanh toán sau gần thời điểm nhận hàng) mình thấy vẫn đúng với 53 và 133 mà
Tỷ giá bên này thì ok hết mà. Ngân hàng, khớp hết chả có vấn đề gì chả có Chi phí tài chính gì ở đây cả. Nhưng ý nói thanh toán hay hợp đồng rồi thông qua ngân hàng chốt tỷ giá toàn bộ là 22.830 VND/USD nhưng khi làm thủ tục kê khai thì hải quan áp tỷ giá 22.780 lệch có chút thôi cũng phát mệt rồi, tính đúng tính chuẩn thì bản thân 2 vấn đề khác nhau mà. Cứ hình dung giả sử hàng chỉ có VAT, và không có phụ phí khi đó giá trị nhập kho bằng với giá CIF, thì VAT theo tiền Việt nó không bằng 10% tiền hàng. chỉ lệch 1 chút xíu nhưng phải gõ tay phần thuế riêng, phần hàng thì nó tự động rồi
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA