Vốn điều lệ

  • Thread starter dontrang
  • Ngày gửi
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
Gấp gấp mọi người tư vấn giúp mình với:
Công ty mình ban đầu có vốn điều lệ 2.340.000.000 đồng tới tháng 08/2014 công ty tăng vốn điều lệ lên 18 tỷ thì hạch toán vào tiền mặt thì cao quá do chưa hạch toán tiền mặt đã tồn 11 tỷ rùi. (Mình đã tự loại chi phí lãi vay)
Mình đang xử lý bằng cách cho số vốn điều lệ tăng lên 15.660.000.000 đồng vào tài sản vô hình có được không ạ hay xử lý thế nào em đang làm lại báo cáo tài chính 2014
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

Ketoan_247

Guest
17/3/16
18
4
3
43
Gấp gấp mọi người tư vấn giúp mình với:
Công ty mình ban đầu có vốn điều lệ 2.340.000.000 đồng tới tháng 08/2014 công ty tăng vốn điều lệ lên 18 tỷ thì hạch toán vào tiền mặt thì cao quá do chưa hạch toán tiền mặt đã tồn 11 tỷ rùi. (Mình đã tự loại chi phí lãi vay)
Mình đang xử lý bằng cách cho số vốn điều lệ tăng lên 15.660.000.000 đồng vào tài sản vô hình có được không ạ hay xử lý thế nào em đang làm lại báo cáo tài chính 2014

Bạn không hiểu gì về kế toán cả!

Xử lý tạm vào TK 138

Bước 1: Thu đủ vốn điều lệ bằng tiền mặt

Bước 2: Cho mượn tiền
Nợ 138/C111
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
Trèo vào tài khoản đó thì để lâu sợ thuế sờ ý bạn là đ
Bạn không hiểu gì về kế toán cả!

Xử lý tạm vào TK 138

Bước 1: Thu đủ vốn điều lệ bằng tiền mặt

Bước 2: Cho mượn tiền
Nợ 138/C111
Ý bn lá Nợ Tk 111: 15.660.000.000
Có TK 411: 15.660.000.000
Sau đó định khoản Nợ TK 1388: 15.660.000.000
Có TK 111: 15.660.000.000
Như vậy phải không ạ coi như mình cho ai vay ngoài cách này có cách nào không ạ
 
X

Xuân Trường Võ

Trung cấp
13/10/15
52
12
8
60
DN tự đeo gông vào cổ đó bạn vì vốn ảo sau này vay NH không được trừ lãi vay ( xin lỗi trước ) nếu tình huống xấu dẫn đến phá sản mà không giải quyết được các khoản nợ thì sẽ mời ông nào ứng 1388 phải đưa tiền trả nợ là chết chắc .
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
DN tự đeo gông vào cổ đó bạn vì vốn ảo sau này vay NH không được trừ lãi vay ( xin lỗi trước ) nếu tình huống xấu dẫn đến phá sản mà không giải quyết được các khoản nợ thì sẽ mời ông nào ứng 1388 phải đưa tiền trả nợ là chết chắc .
mìh biết nhưng giờ đã nâng vốn lên rùi mình phải xử lý thui để vào tiền mặt thì cao quá mà đe vào 1388 thì nhiêu thì ghi là cho vay k lấy lãi ak bn
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
Có ai giúp mình với giờ chỉ có cách treo vào tài khoản 1388 cho thành viên vay không lấy lãi ak hay có cách nào nữa không ạ
 
N

Nga Hoàng 22

Cao cấp
3/10/15
747
140
43
32
tạm thời chưa có cách nào thì khi mua hàng bên bạn lấy HD tiền mặt hết đi. thanh toán qua TK cá nhân. Cho vay 1 ít. Kiểu như hỗ trợ cho nhân viên vay khi có thành tích tốt chẳng hạn. mỗi cách 1 ít đi bạn ơi. Nhưng mà mình tò mò sao bên bạn tăng vốn điều lệ nhiều quá vậy???
Vốn điều lệ ban đầu có hơn 2 tỉ mà số dư tiền mặt tới 11 tỉ --> kì vậy o_O
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
tạm thời chưa có cách nào thì khi mua hàng bên bạn lấy HD tiền mặt hết đi. thanh toán qua TK cá nhân. Cho vay 1 ít. Kiểu như hỗ trợ cho nhân viên vay khi có thành tích tốt chẳng hạn. mỗi cách 1 ít đi bạn ơi. Nhưng mà mình tò mò sao bên bạn tăng vốn điều lệ nhiều quá vậy???
Vốn điều lệ ban đầu có hơn 2 tỉ mà số dư tiền mặt tới 11 tỉ --> kì vậy o_O

Có gì mà kỳ đâu bạn ngoài vốn điều lệ 2 tỷ thì còn bao nhiêu nguồn vỗn khác DN đang sử dụng nữa. Tuy nhiên khi tăng vốn điều lệ phải có DS góp vốn, góp vốn = gì? lúc đó kế toán mới có căn cứ HT tăng cái gì lên chứ.
 
N

Nga Hoàng 22

Cao cấp
3/10/15
747
140
43
32
Có gì mà kỳ đâu bạn ngoài vốn điều lệ 2 tỷ thì còn bao nhiêu nguồn vỗn khác DN đang sử dụng nữa. Tuy nhiên khi tăng vốn điều lệ phải có DS góp vốn, góp vốn = gì? lúc đó kế toán mới có căn cứ HT tăng cái gì lên chứ.
Em biết vậy nhưng mà bằng tiền mặt mà số tiền lớn vậy thì thấy...
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Em biết vậy nhưng mà bằng tiền mặt mà số tiền lớn vậy thì thấy...

Muốn biết Tiền tồn quĩ có phù hợp không thì phải xem thời điểm và kế hoạch T/C của DN ở tháng, quí đó thế nào.
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
tạm thời chưa có cách nào thì khi mua hàng bên bạn lấy HD tiền mặt hết đi. thanh toán qua TK cá nhân. Cho vay 1 ít. Kiểu như hỗ trợ cho nhân viên vay khi có thành tích tốt chẳng hạn. mỗi cách 1 ít đi bạn ơi. Nhưng mà mình tò mò sao bên bạn tăng vốn điều lệ nhiều quá vậy???
Vốn điều lệ ban đầu có hơn 2 tỉ mà số dư tiền mặt tới 11 tỉ --> kì vậy o_O
do bên em vay vốn chị ak nên quỹ tiền mặt cao
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
Có gì mà kỳ đâu bạn ngoài vốn điều lệ 2 tỷ thì còn bao nhiêu nguồn vỗn khác DN đang sử dụng nữa. Tuy nhiên khi tăng vốn điều lệ phải có DS góp vốn, góp vốn = gì? lúc đó kế toán mới có căn cứ HT tăng cái gì lên chứ.
em xem cái biên bản góp vốn không có nói góp bằng gì ạ chắc chỉ tiền mặt thui ạ
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
em xem cái biên bản góp vốn không có nói góp bằng gì ạ chắc chỉ tiền mặt thui ạ

Danh sách, BB góp vốn phải ghi rõ: Mỗi thành viên góp bao nhiêu, góp = gì chứ mập mờ thì kế toán làm sao có căn cứ để HT.
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh
Vấn đề 01: Hạch toán vốn góp bị phạt như sau: Căn cứ: Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (có hiệu lực 01/01/2014)
Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh
Hai: theo dõi theo vốn góp thực tế
-Phản án vốn góp đủ theo giấy phép

Nợ TK 111/ Có TK 411
-Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
Nợ TK 1388/ Có TK 111
-Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388
Ưu : che dấu việc góp thiếu, che đậy bằng cho mượn, ko bị phạt theo luật
Thời hạn gốp vốn:
+Từ 2014 trở về trước áp dụng Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 36 tháng = 03 năm
+Từ 2015 trở đi áp dụng Luật doanh nghiệp mới nhất số 68/2014/QH13 bao gồm một số điểm sửa đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh
CHI PHÍ LÃI VAY KHI GÓP VỐN ĐIỀU LỆ CÒN THIẾU HAY CÒN TỒN NHIỀU MÀ ĐI VAY
Giai đoạn từ 2013 trở về trước cách tính như sau:
Căn cứ:
THÔNG TƯ 130 /2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
2.15.
Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.16.
Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Theo Công văn 2826/TCT-CS 2014 chi trả lãi tiền vay liên quan đến vốn góp
Tại Điểm 2.16 Điều 6 Chương 2 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.”
Giai đoạn từ 2014 trở đi
Căn cứ:
NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.18.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Kết luận: góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng khộng được chấp nhận là chi phí hợp lý. Chú ý khi Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu làm tăng thu nhập tính thuế

- Nếu tiền mặt + tiền gửi ngân hàng còn nhiều mà không chứng minh được nhu cầu sử dụng vốn vay hợp lý thì cũng đều bị loại chi phí lãi vay và cũng bị xuất toán chi phí
Với thuế:
= > Nếu kế toán tự xác định xuất toán chi phí khi quyết toán thì việc để tiền tồn nhiều hay ít thì không còn là vấn đề quan tâm nữa, vì đã xuất toán tự xác định đó là chi phí không hợp lý, đã tự xác định nó là thu nhập tính thuế
Với kiếm toán, sở khdt:
= > Việc để tiền nhiều mà thực tế không có thì bị phạt, cho việc không trung thực trong việc ghi nhận vốn góp
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
Danh sách, BB góp vốn phải ghi rõ: Mỗi thành viên góp bao nhiêu, góp = gì chứ mập mờ thì kế toán làm sao có căn cứ để HT.
thế mới khổ chị ạ tăng nhiều quá thấy choáng
 
D

dontrang

Trung cấp
1/2/15
113
0
18
31
Hai: theo dõi theo vốn góp thực tế
-Phản án vốn góp đủ theo giấy phép

Nợ TK 111/ Có TK 411
-Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại
Nợ TK 1388/ Có TK 111
-Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn
Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388
Ưu : che dấu việc góp thiếu, che đậy bằng cho mượn, ko bị phạt theo luật
Thời hạn gốp vốn:
+Từ 2014 trở về trước áp dụng Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 36 tháng = 03 năm
+Từ 2015 trở đi áp dụng Luật doanh nghiệp mới nhất số 68/2014/QH13 bao gồm một số điểm sửa đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày
em cảm ơn anh ạ
 
S

Siro Le Pham

Guest
3/4/16
1
0
1
51
Các bạn cho mình hỏi: Cty TNHHMTV vốn điều lệ là 1ty8. Cty thành lập T12/2014. BCTC 2015: TK 411: 550.000.000 thì có đươc không? Có bị sai chỗ nào không?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA