Định khoản vay thấu chi ngân hàng BIDV

  • Thread starter cauthi
  • Ngày gửi
C

cauthi

Guest
14/4/16
5
4
3
38
Các anh/chị cho em hỏi chút.
Công ty em vay thấu chi ngân hàng BIDV 100tr (hình thức thế chấp hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn)
Hợp đồng ký xong, không hề có số tiền nào chuyển vào tài khoản (VD như tài khoản của CTy em đang có số dư nợ là 1tr).
Ngân hàng thông báo đã xong thủ tục, bên e có tể đến rút tiền.
Em đi rút 100tr để nhập vào quỹ tiền mặt -> ngân hàng sẽ trừ đi 100tr trong tài khoản -> Lúc này số dư = 1tr - 100tr = 99tr.
Em không hiểu phải hạch toán như nào.
Em biết là khi rút tiền gửi về nhập vào quỹ tiền mặt sẽ là
Nợ 111: 100Tr
Có 112: 100Tr

Thế còn TK 341 thì hạch toán kiểu gì khi tiền vay không hề chuyển vào TK.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các anh/chị cho em hỏi chút.
Công ty em vay thấu chi ngân hàng BIDV 100tr (hình thức thế chấp hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn)
Hợp đồng ký xong, không hề có số tiền nào chuyển vào tài khoản (VD như tài khoản của CTy em đang có số dư nợ là 1tr).
Ngân hàng thông báo đã xong thủ tục, bên e có tể đến rút tiền.
Em đi rút 100tr để nhập vào quỹ tiền mặt -> ngân hàng sẽ trừ đi 100tr trong tài khoản -> Lúc này số dư = 1tr - 100tr = 99tr.
Em không hiểu phải hạch toán như nào.
Em biết là khi rút tiền gửi về nhập vào quỹ tiền mặt sẽ là
Nợ 111: 100Tr
Có 112: 100Tr

Thế còn TK 341 thì hạch toán kiểu gì khi tiền vay không hề chuyển vào TK.
Theo hệ thống kế toán các nước thì TK TGNH sẽ có dư Có 99 và khi lên báo cáo thì đưa vào phần vay và nợ ngắn hạn thôi, không cần chuyển qua TK Vay.

Theo TT 200 thì phần thấu chi sẽ không được ghi âm trên số dư TK TGNH mà phản ánh như khoản tiền vay.
 
  • Like
Reactions: Nam 47 and HaiTam
C

cauthi

Guest
14/4/16
5
4
3
38
Theo hệ thống kế toán các nước thì TK TGNH sẽ có dư Có 99 và khi lên báo cáo thì đưa vào phần vay và nợ ngắn hạn thôi, không cần chuyển qua TK Vay.

Theo TT 200 thì phần thấu chi sẽ không được ghi âm trên số dư TK TGNH mà phản ánh như khoản tiền vay.

Nếu như you nói thì sẽ chỉ: Nợ 111/ Có 112. Nhưng đến khi tài khoản có tiền và doanh nghiệp trả tiền thì trên TK 112 chỉ 1 phát trừ luôn 99 triêu. Vậy khi đó định khoản kiểu gì tiếp theo?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Like
Reactions: Nam 47
T

trinhauditor

Trung cấp
2/10/14
56
16
8
31
Khoản thấu chi xem như khoản nợ hạch toán vào 341
 
  • Like
Reactions: Nam 47
nalethanh88

nalethanh88

Cao cấp
9/3/10
244
7
18
Lâm Đồng
Các anh/chị cho em hỏi chút.
Công ty em vay thấu chi ngân hàng BIDV 100tr (hình thức thế chấp hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn)
Hợp đồng ký xong, không hề có số tiền nào chuyển vào tài khoản (VD như tài khoản của CTy em đang có số dư nợ là 1tr).
Ngân hàng thông báo đã xong thủ tục, bên e có tể đến rút tiền.
Em đi rút 100tr để nhập vào quỹ tiền mặt -> ngân hàng sẽ trừ đi 100tr trong tài khoản -> Lúc này số dư = 1tr - 100tr = 99tr.
Em không hiểu phải hạch toán như nào.
Em biết là khi rút tiền gửi về nhập vào quỹ tiền mặt sẽ là
Nợ 111: 100Tr
Có 112: 100Tr

Thế còn TK 341 thì hạch toán kiểu gì khi tiền vay không hề chuyển vào TK.

Ngân hàng thông báo xong thủ tục nghĩa là tiền có trong tài khoản rồi chứ, dùng chuyển khoản luôn hay rút tiền mặt là tùy DN bạn.
Phát sinh khoản nợ thì phải hạch toán nợ chứ, khoản vay thấu chi có thời hạn tối đa là 12 tháng, nó chính là 1 khoản vay ngắn hạn -> dùng TK 311
Bạn ghi Nợ 112/Có 311 100tr khi nhận được thông báo.
Rút tiền mặt: Nợ 111/Có 112
Trả nợ: Nợ 311/Có 112
Trả lãi: Nợ 635/Có 112
 
  • Like
Reactions: Nam 47
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu như you nói thì sẽ chỉ: Nợ 111/ Có 112. Nhưng đến khi tài khoản có tiền và doanh nghiệp trả tiền thì trên TK 112 chỉ 1 phát trừ luôn 99 triêu. Vậy khi đó định khoản kiểu gì tiếp theo?
Theo mình thì để đơn giản có thể hạch toán thẳng: Nợ 111/Có 112: 100

Nếu đến cuối kỳ chưa thanh toán khoản thấu chi thì hạch toán: Nợ 112/Có 341 để chuyển số dư thấu chi thành khoản vay.

Ngoài ra bạn có thể mở TK 341 để theo dõi chi tiết khoản thấu chi. Khi nào TK 112 hết số dư Nợ thì khoản rút tiền ra được ghi Có 341, và khi nào hết số dư Có 341 lại chuyển thành Nợ 112. Cách làm này phức tạp hơn và không cần thiết vì cách làm ở trên vẫn đảm bảo báo cáo đúng trên Bảng cân đối kế toán (có người cho rằng báo cáo dòng tiền không đúng vì chưa phản ánh đúng khoản vay và trả, tuy nhiên theo mình chỉ cần báo cáo khoản vay thấu chi theo số thuần là được, không cần theo dõi số vay và trả qua tài khoản thấu chi đã biến động trong kỳ).
 
  • Like
Reactions: Nam 47
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Em chào cả nhà ạ!

Cả nhà cho em hỏi hạch toán khoản thấu chi ngân hàng ạ: HĐ thấu chi được ký ngày 22/11/2016: giá trị hạn mức: 1,9 tỷ

-Ngày 26/11/2016: số dư ngày tk 112: 200 triệu
-Ngày 27/11/2016: bên em tiến hành thanh toán cho khách hàng: 1,2 tỷ - số dư ngày: (1 tỷ)
-Ngày 02/12/2016: có khoản tiền về: 100 triệu - số dư ngày (900 triệu)
-Ngày 05/12/2016: có khoản tiền về: 2 tỷ - số dư ngày 1,1 tỷ

Mình phải hạch toán như thế nào? em cảm ơn
 
  • Like
Reactions: Nam 47
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em chào cả nhà ạ!

Cả nhà cho em hỏi hạch toán khoản thấu chi ngân hàng ạ: HĐ thấu chi được ký ngày 22/11/2016: giá trị hạn mức: 1,9 tỷ

-Ngày 26/11/2016: số dư ngày tk 112: 200 triệu
-Ngày 27/11/2016: bên em tiến hành thanh toán cho khách hàng: 1,2 tỷ - số dư ngày: (1 tỷ)
-Ngày 02/12/2016: có khoản tiền về: 100 triệu - số dư ngày (900 triệu)
-Ngày 05/12/2016: có khoản tiền về: 2 tỷ - số dư ngày 1,1 tỷ

Mình phải hạch toán như thế nào? em cảm ơn
Bạn xem các comment trên của mình. Cách hạch toán đơn giản nhất: Cứ hạch toán trên 112 bình thường, đến cuối kỳ chuyển số dư Có sang 341 (nếu có).
 
  • Like
Reactions: lapbitas and Nam 47
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Vi tài khoản thấu chi bản chất là vay. Vậy em cứ hạch toán trên 341, đếu cuối kỳ nếu dư nợ thi kết chuyển 112 được không bác ?
 
The Hoang

The Hoang

Kế Toán Dạo
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
11/8/05
2,416
286
83
Sài Gòn - Phan Thiết
Vi tài khoản thấu chi bản chất là vay. Vậy em cứ hạch toán trên 341, đếu cuối kỳ nếu dư nợ thi kết chuyển 112 được không bác ?
Bạn làm vậy cũng được. Quan trọng là làm thế nào để tiện theo dõi, đối chiếu là được
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Khoản thấu chi: về bản chất là một khoản vay, nhưng mang tính chất đặc biệt. Dù mình được hạn mức là 100 triệu nhưng khi nào mình rút tiền ra và rút ra bao nhiêu thì ngân hàng mới tính lãi trên phần rút ra đó. Không rút, không tính lãi, chỉ tính phí để mở khoản vay thấu chi.
- Nên khi ngân hàng thông báo đã mở xong cho bạn, bạn có thể rút tiền nhưng chưa rút thì không hạch toán gì cả
- Khi rút tiền, trong tài khoản của bạn làm gì có tiền mà rút, bạn rút là rút từ khoản vay và khoản vay này bắt đầu có hiệu lực:
Lúc này định khoản: Nợ TK 111 - Có TK 341. Khi kiểm tra số dư trên sổ phụ sẽ bằng số dư 112 trên sổ cộng số dư trên TK 341, nợ theo nợ, có theo có.
- Khi chuyển trả tiền cho khách, tiền chuyển đi là tiền vay chứ không phải là tiền trong tài khoản ngân hàng nên định khoản Nợ TK 331- Có TK 341
- Khi chuyển tiền vào, nhưng không trả thì ghi nhận Nợ TK 112 - Có TK 111 bình thường, lúc làm thủ tục trả (nếu không tự động trừ) thì ghi nợ TK 341 - có TK 112
- Lãi phát sinh cho các khoản trả của thấu chi thường tính theo ngày = lãi suất năm /365 tuỳ ngân hàng. Số tiền này định khoản Nợ TK 635 - Có Tk 112
- Nếu có nhiều khoản vay thì phải tách tài khoản 341 ra chi tiết để tiện theo dõi
Trên đây là toàn bộ nội dung bạn có thể tham khảo
Thinh - KTT công ty Bor Yueh
 
Linh Duyenn

Linh Duyenn

Sơ cấp
21/11/22
1
0
1
22
Khoản thấu chi: về bản chất là một khoản vay, nhưng mang tính chất đặc biệt. Dù mình được hạn mức là 100 triệu nhưng khi nào mình rút tiền ra và rút ra bao nhiêu thì ngân hàng mới tính lãi trên phần rút ra đó. Không rút, không tính lãi, chỉ tính phí để mở khoản vay thấu chi.
- Nên khi ngân hàng thông báo đã mở xong cho bạn, bạn có thể rút tiền nhưng chưa rút thì không hạch toán gì cả
- Khi rút tiền, trong tài khoản của bạn làm gì có tiền mà rút, bạn rút là rút từ khoản vay và khoản vay này bắt đầu có hiệu lực:
Lúc này định khoản: Nợ TK 111 - Có TK 341. Khi kiểm tra số dư trên sổ phụ sẽ bằng số dư 112 trên sổ cộng số dư trên TK 341, nợ theo nợ, có theo có.
- Khi chuyển trả tiền cho khách, tiền chuyển đi là tiền vay chứ không phải là tiền trong tài khoản ngân hàng nên định khoản Nợ TK 331- Có TK 341
- Khi chuyển tiền vào, nhưng không trả thì ghi nhận Nợ TK 112 - Có TK 111 bình thường, lúc làm thủ tục trả (nếu không tự động trừ) thì ghi nợ TK 341 - có TK 112
- Lãi phát sinh cho các khoản trả của thấu chi thường tính theo ngày = lãi suất năm /365 tuỳ ngân hàng. Số tiền này định khoản Nợ TK 635 - Có Tk 112
- Nếu có nhiều khoản vay thì phải tách tài khoản 341 ra chi tiết để tiện theo dõi
Trên đây là toàn bộ nội dung bạn có thể tham khảo
Thinh - KTT công ty Bor Yueh
Vậy nếu tiền trong TKTT tự động trừ chuyển sang TKTC với nội dung Kết chuyển từ TKTT sang TKTC thì mình hạch toán ntn ah? Hạch toán như khoản trả nợ vay vào TK 341 hay chỉ là bút toán chuyển tiền thông thường giữa 2 TK ngân hàng ah?
 
T

Trang Phong

Sơ cấp
15/11/22
7
0
1
27
Vậy nếu tiền trong TKTT tự động trừ chuyển sang TKTC với nội dung Kết chuyển từ TKTT sang TKTC thì mình hạch toán ntn ah? Hạch toán như khoản trả nợ vay vào TK 341 hay chỉ là bút toán chuyển tiền thông thường giữa 2 TK ngân hàng ah?
E cũng thắc mắc ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA