1/ Đọc (Read)
Bước này là đương nhiên phải có rồi, không có nhiều điều để bàn. Tôi chỉ thêm vài ý nhỏ:
– Nên đọc giới thiệu sách.
– Nên đọc giới thiệu tác giả.
– Nếu thích cuốn sách đó thì tìm thêm sách từ cùng tác giả đó để đọc.
2/ Ghi chép (Record/Note)
– Đọc tới đâu ghi chú tới đó (nên sử dụng phần mềm lưu các ghi chú lại trên cloud kiểu như Evernote.com)
– Khi ghi chú thì nên ghi rõ từ nguồn tác giả nào, cuốn sách nào, trang nào.
– Nên copy một số đoạn mà bạn tâm đắc, ghi bên cạnh suy nghĩ của bạn về đoạn này. Thông thường 1 cuốn sách không có quá nhiều đoạn hay. Bạn ghi lại các đoạn bạn thích thì sau này bạn chỉ mất vài phút để đọc lại tất cả những đoạn bạn thích từ một cuốn sách bạn đã từng đọc. Khi bạn đọc lại, bạn sẽ sống lại cảm xúc của lần đầu đọc sách.
3/ Tóm tắt sách (Summarize)
Một cuốn sách hay cần được tóm tắt lại thành khoảng 5-20 trang, tùy theo bạn muốn tóm tắt sâu tới mức nào. Mục tiêu là sau này bạn đọc lại tóm tắt là bạn nhớ lại toàn bộ cuốn sách. Kết hợp với các đoạn ghi chú nêu ở bước trên thì bạn sẽ nhớ lại gần như toàn bộ cuốn sách cực kỳ nhanh. Tóm tắt sách cũng giúp bạn sắp xếp lại kiến thức mình học được một cách có trật tự và logic trước khi ứng dụng kiến thức. Bước này cũng đảm bảo cho việc bạn không bỏ sót lý luận hay kiến thức quan trọng nào trong cuốn sách.Bước này là đương nhiên phải có rồi, không có nhiều điều để bàn. Tôi chỉ thêm vài ý nhỏ:
– Nên đọc giới thiệu sách.
– Nên đọc giới thiệu tác giả.
– Nếu thích cuốn sách đó thì tìm thêm sách từ cùng tác giả đó để đọc.
2/ Ghi chép (Record/Note)
– Đọc tới đâu ghi chú tới đó (nên sử dụng phần mềm lưu các ghi chú lại trên cloud kiểu như Evernote.com)
– Khi ghi chú thì nên ghi rõ từ nguồn tác giả nào, cuốn sách nào, trang nào.
– Nên copy một số đoạn mà bạn tâm đắc, ghi bên cạnh suy nghĩ của bạn về đoạn này. Thông thường 1 cuốn sách không có quá nhiều đoạn hay. Bạn ghi lại các đoạn bạn thích thì sau này bạn chỉ mất vài phút để đọc lại tất cả những đoạn bạn thích từ một cuốn sách bạn đã từng đọc. Khi bạn đọc lại, bạn sẽ sống lại cảm xúc của lần đầu đọc sách.
3/ Tóm tắt sách (Summarize)
4/ Ứng dụng sách (Apply)
Cuốn sách bạn thích chắc chắn có nhiều kiến thức mà bạn muốn ứng dụng trong cuộc sống. Tuy vậy phần lớn chúng ta đều không đưa các kiến thức này vào cuộc sống ngay và sau một thời gian thì quên mất các kiến thức cần thiết đã đọc được. Kiến thức không ứng dụng và kể cả có ứng dụng mà thiếu rèn luyện liên tục thì thời gian chúng ta đọc sách đó đã trôi qua lãng phí. Tôi hay nói là 1000 cuốn sách trong đầu mà không biết ứng dụng thì chỉ là đống rác trong đầu, 1000 cuốn sách biết ứng dụng thì là mỏ vàng.
5/ Chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo kết quả (Report/Share)
Có câu nói của Gandhi “Bạn hãy là sự thay đổi mà bạn muốn trong thế giới của mình.” Bạn muốn thế giới của bạn thay đổi? Việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chính mình, sau đó là chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. Kinh nghiệm của bạn luôn luôn duy nhất và độc đáo (unique), vì thế sẽ có rất nhiều người muốn học từ kinh nghiệm của bạn. Ví dụ NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) không phải là môn học mà Adam Khoo nghĩ ra, NLP đã được nghĩ ra từ khi Adam Khoo chào đời. Tuy vậy do kinh nghiệm học NLP và ứng dụng vào cuộc sống của Adam Khoo rất đặc biệt, ông ấy đã viết cuốn best-seller tại Singapore “Tôi tài giỏi và bạn cũng thế” (hình như cả ở VN cũng là best-seller) và ông ấy trở thành triệu phú sau đó càng làm nhiều người muốn học từ ông ấy hơn. Bạn chắc chắn đã đọc nhiều, và cũng ứng dụng nhiều. Bạn có nghĩ bạn nên viết một cuốn sách về kinh nghiệm của bạn trong cuộc sống? Tôi nghĩ rằng ai cũng nên viết cuốn sách của mình. Trong chương trình đào tạo online của tôi, mỗi người sẽ viết ít nhất 1 cuốn sách của mình mỗi năm. Bạn muốn cho cuốn sách đó miễn phí hoặc bạn muốn bán cuốn sách đó tùy ở bạn. Viết ra cũng giúp bạn nhìn lại chính mình, những gì mình trải qua và những bài học mình rút ra được để lần sau không vấp ngã và xác suất thành công cao hơn (nếu kinh nghiệm của bạn là ứng dụng kiến thức không thành công) hoặc thành công mạnh mẽ hơn nữa (trong trường hợp bạn đã ứng dụng thành công kiến thức của mình. Qua việc viết lại, bạn cũng nhìn rõ hơn hoàn cảnh của mình (thuận lợi, bất lợi) và cách mình đã ứng dụng (chiến lược, chiến thuật). Lần tiếp theo bạn ứng dụng kiến thức, có thể bạn không nằm trong hoàn cảnh như lần trước, bạn cần thay đổi cách bạn ứng dụng cho phù hợp hơn. Như các bài viết trước của tôi về cách làm báo cáo, mỗi lần làm báo cáo bạn lại học sâu hơn kinh nghiệm của chính mình.
Trần Xuân Hải