Voucher mua tặng nhân viên trong dịp đi nghỉ mát

  • Thread starter Kara Hudson
  • Ngày gửi
K

Kara Hudson

Trung cấp
8/5/10
149
13
18
TP.HCM
Anh chị cho em hỏi, công ty mua 1 số voucher để nhân viên bốc thăm trong dịp đi nghĩ mát và tặng thêm quà cho mỗi nhân viên, khoản này có được xem là khoản chi có tính chất phúc lợi không ạ? Khoản chi phí này để được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì phải xuất hóa đơn đầu ra có đúng không? Ngoài ra có cần thêm các chứng từ gì khác bổ sung cho hợp lý không ạ? Em cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Y

yyo.phuong

Dạy thiết kế đồ họa tại Hà Nội 0976447691
14/4/16
1
0
1
41
hocdohoa.org
Mình cũng đang thắc mắc, không biết có ai chia sẻ không vậy
 
hoalan04

hoalan04

Guest
20/6/16
75
8
8
35
Anh chị cho em hỏi, công ty mua 1 số voucher để nhân viên bốc thăm trong dịp đi nghĩ mát và tặng thêm quà cho mỗi nhân viên, khoản này có được xem là khoản chi có tính chất phúc lợi không ạ? Khoản chi phí này để được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì phải xuất hóa đơn đầu ra có đúng không? Ngoài ra có cần thêm các chứng từ gì khác bổ sung cho hợp lý không ạ? Em cảm ơn!
1. Theo quy định của thuế

a. Thuế TNDN

Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Chương I, Điều 1 quy định như sau:

“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

……

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. „

Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 22 quy định về hiệu lực thi hành như sauu:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày15 tháng 11 năm 2014.

Riêng quy định tại Chương I Thông tư này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014.

Căn cứ theo các quy định trên thì khoản chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ và tổng mức chi các khoản có tính chất phúc lợi cho trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Những khoản chi này phải đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật và được quy định tại một trong các hồ sơ sau:

- Hợp đồng lao động;

- Thỏa ước lao động tập thể;

- Quy chế tài chính của Công ty

Các chứng từ để chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ.

- Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát ( nếu chi bằng tiền)

- Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát

- Quyết định của Giám đốc về việc đi nghỉ mát, phê duyệt kinh phí.

- Các hóa đơn tiền phòng, ăn uống, hóa đơn GTGT nếu công ty thuê công ty dịch vụ du lịch ....

- Chứng từ thanh toán khác

b. Thuế GTGT

Căn cứ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điểm 14, Khoản 1 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“1.Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp dùng tiền để chi cho các hoạt động phúc lợi của công ty như chi nghỉ mát thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ liên quan đến hoạt động phúc lợi này không được khấu trừ đầu vào do không liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ .

c. Thuế TNCN

Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 2, Điểm đ quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

"đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế."

Căn cứ theo quy định trên, trường hợp công ty tổ chức tham quan du lịch, nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên:

+ Nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng hoặc chi bằng tiền mặt cho cá nhân thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

+ Nếu khoản chi phí tham quan du lịch khi chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể cán bộ công nhân viên chi phí tham quan du lịch, nghỉ mát thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

2. Hạch toán kế toán.

- Căn cứ vào bảng kê chi tiền cho nhân viên nghỉ mát:

Nợ TK 642

Có TK 111, 112,

Có TK 3335 : (Nếu chi bằng tiền mặt tới mức chịu thuế )

- Căn cứ vào chứng từ chi cho nghỉ mát, kế toán hạch toán :

Nợ TK 642: ( Bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 111, 112
 
K

Kara Hudson

Trung cấp
8/5/10
149
13
18
TP.HCM
1. Theo quy định của thuế

a. Thuế TNDN

Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Chương I, Điều 1 quy định như sau:

“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

……

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. „

Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 22 quy định về hiệu lực thi hành như sauu:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày15 tháng 11 năm 2014.

Riêng quy định tại Chương I Thông tư này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014.

Căn cứ theo các quy định trên thì khoản chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ và tổng mức chi các khoản có tính chất phúc lợi cho trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Những khoản chi này phải đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật và được quy định tại một trong các hồ sơ sau:

- Hợp đồng lao động;

- Thỏa ước lao động tập thể;

- Quy chế tài chính của Công ty

Các chứng từ để chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ.

- Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát ( nếu chi bằng tiền)

- Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát

- Quyết định của Giám đốc về việc đi nghỉ mát, phê duyệt kinh phí.

- Các hóa đơn tiền phòng, ăn uống, hóa đơn GTGT nếu công ty thuê công ty dịch vụ du lịch ....

- Chứng từ thanh toán khác

b. Thuế GTGT

Căn cứ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điểm 14, Khoản 1 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“1.Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp dùng tiền để chi cho các hoạt động phúc lợi của công ty như chi nghỉ mát thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ liên quan đến hoạt động phúc lợi này không được khấu trừ đầu vào do không liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ .

c. Thuế TNCN

Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 2, Điểm đ quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

"đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế."

Căn cứ theo quy định trên, trường hợp công ty tổ chức tham quan du lịch, nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên:

+ Nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng hoặc chi bằng tiền mặt cho cá nhân thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

+ Nếu khoản chi phí tham quan du lịch khi chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể cán bộ công nhân viên chi phí tham quan du lịch, nghỉ mát thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

2. Hạch toán kế toán.

- Căn cứ vào bảng kê chi tiền cho nhân viên nghỉ mát:

Nợ TK 642

Có TK 111, 112,

Có TK 3335 : (Nếu chi bằng tiền mặt tới mức chịu thuế )

- Căn cứ vào chứng từ chi cho nghỉ mát, kế toán hạch toán :

Nợ TK 642: ( Bao gồm cả thuế GTGT)

Có TK 111, 112
Dạ, em cảm ơn bài viết của chị. Chi phí du lịch bên e thuê tour và làm theo ý chị nói, ý em hỏi phát sinh thêm về việc tặng quà trong kỳ nghĩ mát thì thế nào í chị?
 
N

ngotrungbinh

Guest
16/8/09
6
0
1
TP.HCM
Công ty mình dự định sẽ mua voucher du lịch để thưởng cho nhân viên và hạch toán chi phí như là khoản chi phúc lợi
Chứng từ hạch toán chi phí như sau
-hợp đồng kinh tế (cty mình và cty du lịch)
-hóa đơn mua voucher (của công ty du lịch)
-danh sách nhân viên nhận voucher có chữ ký đã nhận voucher
-phê duyệt kinh phí của Ban Giám Đốc

Tuy nhiên vì là voucher có thời hạn sử dung lâu và nhân viên tùy ý muốn sử dung lúc nào cũng được nên sau khi phát voucher cho nhân viên, công ty không theo dõi để lấy các hóa đơn tiền phòng, ăn uống nữa.

Cho mình hỏi
- không có hóa đơn của tiền phòng tiền ăn uống --> chi phí có được tính hợp lý hợp lệ không?
- nhân viên nhận voucher có bị tính thuế TNCN không?

Xin cảm ơn
 
Helen_Mai

Helen_Mai

Sơ cấp
30/6/20
2
0
1
31
Chị ơi, bên chị xử lý món này thế nào rồi ạ?
 
K

kt_kt

Guest
4/8/16
5
0
1
33
- bên mình nhân viên nhận voucher bị tính thuế TNCN
- bên mình tặng voucher xong thì chi phí này hạch toán vào chi phí phúc lợi của nhân viên, ko theo dõi các hóa đơn sử dụng voucher này nữa
-nếu lấy hóa đơn sử dụng bằng các voucher này thì phải xuất hóa đơn đầu ra=>> vì là quà tặng; còn với voucher thì ko phải xuất hóa đơn
 
Helen_Mai

Helen_Mai

Sơ cấp
30/6/20
2
0
1
31
Chị ơi tức là nếu lấy hđ đầu vào cho voucher thì khi cho nhân viên phải xuất hóa đơn đầu ra cho nhân viên à chị? GTGT 10% ạ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA