Vai trò của Công đoàn trong xử lý kỷ luật lao động?

  • Thread starter nguyenquocbao2795
  • Ngày gửi
N

nguyenquocbao2795

Guest
20/6/16
19
3
3
28
Công đoàn, với chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đang đóng vai trò tương đối quan trọng trong các quan hệ lao động bao gồm cả vấn đề xử lý kỷ luật lao động.

Tại sao phải đặt ra việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi người lao động bị xử lý kỷ luật lao động?

Xử lý kỷ luật là một vấn đề được đặt ra khi người lao động vi phạm nội quy lao động. Về mặt bản chất, nhằm duy trì hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác nhau theo luật định. Tuy vậy, cần nhìn nhận rằng khi vấn đề xử lý kỷ luật chưa được đặt ra, người lao động đã ở một vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Vậy thì khi phát sinh căn cứ để xử lý kỷ luật lao động, sự chênh lệch về mặt vị thế này còn lớn đến mức nào? Thực tiễn cho thấy, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động đã lợi dụng việc xử lý kỷ luật lao động và sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động để áp dụng các hình thức kỷ luật lao động vượt quá mức độ vi phạm của họ hoặc các chế tài khác không được pháp luật quy định để xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bản thân người lao động.

Sự cần thiết của Công đoàn trong vấn đề xử lý kỷ luật lao động.

Tổ chức công đoàn cấp cơ sở đóng một vai trò tối quan trọng trong việc xử lý luật lao động, điều này cũng đã được ghi nhận tại Điều 123 của Bộ luật lao động 2012. Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của xử lý kỷ luật lao động đó chính là phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động (Công đoàn).

Như đã phân tích ở trên, với những “ưu thế” quá lớn của mình so với người lao động, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể xâm phạm quyền lợi hợp pháp của những người lao động. Chính bởi lẽ đó, sự xuất hiện của tổ chức Công đoàn sẽ giúp cho người lao động có tiếng nói hiệu quả hơn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Trong phiên họp xử lý kỷ luật lao động, Công đoàn có quyền đưa ra ý kiến của mình đối với hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mức độ lỗi, mức độ thiệt hại và hình thức xử lý. Vai trò của công đoàn được thể hiện cao nhất nếu người lao động phải chịu hình thức kỷ luật sa thải.

Trước khi thi hành quyết định xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải đối với người lao động thì người sử dụng lao động phải thảo luận nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Như vậy, có thể hiểu rằng sự tham gia của tổ chức Công đoàn ở đây có tiếng nói tác động đến quyền lợi của NLĐ. Trường hợp không có sự nhất trí từ phía Công đoàn, NSDLĐ không có quyền đơn phương áp dụng các hình thức kỷ luật lao động đối với NLĐ.

Vậy nên, có thể nói rằng, Công đoàn làm cân bằng vị thế của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình xử lý kỷ luật lao động ở một mức độ nhất định.

Nguồn: http://congdong.thukyluat.vn/posts/t629-Vai-tro-cua-Cong-doan-trong-viec-xu-ly-ky-luat-lao-dong
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA