Thuế VAT âm liên tiếp

  • Thread starter WhoamI
  • Ngày gửi
W

WhoamI

Cao cấp
Bên công ty mình là doanh nghiệp XD lên chuyện khai thuế VAT âm liên tiếp là chuyện đương nhiên. Thế nhưng CBQL thuế lại chẳng thèm hiểu điều đó, hạch sách DN đến mệt : Phô tô hóa đơn đầu vào, Phô to hợp đồng, photo Quyết toán công trình....tốn thời gian vô ích. Bạn nào có kinh nghiệm cho mình hỏi trong trường hợp này quyền hạn của Thuế đến đâu và mình nên xử lý như thế nào. :pepsi:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

kaizentv

Trung cấp
2/6/04
128
0
16
47
HOT - Hà Nội
Truy cập trang
Chào WhoamI,

Như nói trên thì chắc cậu có vẻ A Kay (cú) lắm nhỉ. Nhưng việc này thật khó và ... tế nhị. Còn nhiều cái củ chuối hơn cơ.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Nói chung tôi nghĩ làm gì Thuế người ta không hiểu VAT âm đối với các DN xây lắp là chuyện bình thường, có 2 khả năng một là họ có cái gì đó nghi ngờ, hai là họ muốn hành 1 chút để lấy oai DN và một số vấn đề tế nhị khác... Cách giải quyết là hết sức bình tĩnh, không nên cay cú, tìm đúng nguyên nhân để tìm biện pháp hợp lý. Không nhún nhường quá nhưng cũng đừng rắn quá nhỉ... Vài lời thế chẳng biết có giúp được gì cho bạn WhoamI không?

Về chuyện photo, yêu cầu tài liệu để kiểm tra và lưu giữ Thuế hoàn toàn có quyền bạn à. Theo tôi được biết thì chưa có quy định nào cho phép DN từ chối không cung cấp tài liệu hay trả lời cho cơ quan Thuế cả, mặc dù theo suy nghĩ cá nhân tôi, có khối thứ mà thuế cũng chẳng có quyền biết.
 
N

namtt

Guest
Xin chao,

Thực tế, Thuế làm nhu vậy rất đúng, bở bạn có công nhận không rất nhiều doanh nghiệp nhat la doanh nghiệp xây dựng thông thường thường mua hoá đơn đầu vào (kinh nghiệm cho thấy, quan hệ cấp trên và các "chủ nhiệm công trình" theo kiểu cho vay/hoặc cấp vốn theo số đầu vào - "chủ nhiệm công trình" cần có vốn nên cứ kiếm hoá đơn để báo khống khối lượng/hoặc xin cấp vốn), hiểu rỗ điều này Thuế đã làm như vậy nhằm: (i) kiểm soát khối lượng thực tế thực hiện, và(ii) xác định lại số hàng hoá mua vao co hơp lý không, theo đó kiểm soát phần VAT vào. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần kiểm soát lnhư vậy để tránh mấy cái vụ ông chủ nhiệm công trình xin hoá đơn để rút vốn láo

Tuy nhien bay gio co Chuan muc "Hop dong xay dung" thi doanh thu phai xuat theo giai doan/hoac theo KL nghiem thu nhu vay khong con cai vu chi co dau vao ma khong co dau ra nua, theo do không còn vụ VAT âm nhiều như bạn nói nữa đâu.

Hy vọng rằng, ban cũng hiểu cho công việc của Thuế và công việc cần phải làm của Doang nhiệp.
 
W

WhoamI

Cao cấp
:thank Cảm ơn mọi người đã quan tâm và chỉ bảo cho mình.
Nhưng mình chưa nhất trí với quan điểm của bạn namtt.
Mình thấy nhiều luật định rất cứng nhắc, chưa hợp lý, và chồng chéo:
VD: Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu. Thì Dt được xác định khi Hàng hóa được xác định là đã chuyển quyền sở hữu hoặc là khi xuất hóa đơn. Nhưng theo Thông tư số 94/2003/TTLT/BTC-BTM-BCA quy định (hàng hoá không phân biệt là hàng hoá sản xuất trong nước, hay hàng hoá nhập khẩu của các cơ sở kinh doanh, đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, đã hay đang còn trong kho đều phải có hoá đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra. Như thế theo mình hiểu là ngưòi bán bắt buộc phải xuất hóa đơn khi bán hàng và phải kèm theo hàng bán bất kể là có thu được tiền hay chưa. Nhưng điều này trong thực tế nhiều khi là không thể. Nhưng làm đúng luật, đảm bảo chứng từ đúng tiến độ công trình thì bị âm thuế. Âm thuế thì bị thuế gọi lên soi, hạch sách, "giải thích" thế nào cũng không chịu "thông cảm"
Vậy nên Luật mới chỉ là quy định thôi, nhưng chưa quan tâm xem khó khăn, vướng mắc và những mâu thuẫn, bất cập khi thực hiện.
Công ty mình là công ty tư nhân, quản lý trực tiếp các đội thi công, vì thế không có quan hệ cấp vốn nên Thuế khỏi cần phải lo DN bị "rút vốn láo",
Tuy nhien bay gio co Chuan muc "Hop dong xay dung" thi doanh thu phai xuat theo giai doan/hoac theo KL nghiem thu nhu vay khong con cai vu chi co dau vao ma khong co dau ra nua, theo do không còn vụ VAT âm nhiều như bạn nói nữa đâu
Các công trình ở bên mình chủ yếu là giá trị thấp thôi, nhưng lại kéo dài vì thế không có doanh thu theo giai đoạn. mặt khác lại không hề có ý định Hoàn thuế VAT. Nên theo mình hiểu, vụ này chắc chỉ có tên là " Tế nhị" như bạn kaizentv và iso nói thôi và cần giải quyết theo kiểu "tế nhị". Cái này thì mình lại càrốt nhất đấy! Hai năm rồi vẫn chưa rút ra được tí kinh nghiệm nào cả.... :pepsi:
 
N

namtt

Guest
To whoamI,

Thực ra kinh nghiệm ở một số doanh nghiệp mà tớ biết, cho dù công trình gì đi chăng nữa cũng vẫn phải có giai đoạn xây lắp riêng (ngay cả cái nhà nhỏ nó cũng có phần móng, phần thô, phần mái..) do đó kiểu gì thì vẫn có VAT ra (nếu bạn ghi nhận lại doanh thu theo chuẩn mực mới.

mặt khác, nếu bạn làm kế toán đã "khá đầy đủ" theo quy định của NN thì việc "sờ gáy" của Thuế cũng ít hơn và cũng chẳng có gì đáng lo ngại cả.

Mình nghĩ, những ý kiến đưa ra ở đây chỉ nên tập trung vào vấn đề chuyên môn để làm sao mình có thể làm tốt công việc được giao. Cho dù văn bản của NN đúng hay sai, nhưng đã là văn bản thì ai cũng phải làm theo, mà nếu VB có sai thì đâu có ai dám làm trái.

Còn mấy cái vụ "tế nhị" kia không nên bàn cãi nhiều ở đây. Nó là "tế nhị" mà.

Hy vọng vấn đề thắc mắc của bạn được giải quyết.
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Tôi thấy việc kiểm tra của CQ thuế là có lý do của họ, và họ được quyền làm như vậy.
Trong xây dựng tôi thấy việc âm thuế VAT là chuyện thường vì có nhiều công trình cùng thực hiện trong cùng một giai đoạn và thời gian thường kéo dài. Bắt đầu từ năm 2004 thì tôi thấy việc tăng thuế suất lên 10% đối với các công trình xây dựng thì việc âm thuế VAT sẽ ít xẩy ra nếu xét trên 1 công trình vì :
1 - Vật liệu đầu vào có phần VAT lớn nhất cũng chỉ là 10% không tính đến những loại 5% và hóa đơn trực tiếp . mà Tổng Nguyên liệu, và các chi phí khác đầu vào < Đầu ra do vậy. việc âm thuế sẽ không có nếu không có các công trình khác làm trong cùng 1 thời gian.
2 - Việc thanh toán với các chủ vật tư, thầu phụ không kịp thời vì vậy việc họ cung cấp hóa đơn tài chính ngay khi xuất hàng đôi khi không có. vì vậy nên khi bàn giao viết hóa đơn đầu ra cho công trình đó thì tại thời điểm xuất hóa đơn sẽ bị dương phần VAT

Vì vậy việc âm VAT quá lớn trong 1 thời gian dài sẽ tạo cho người ta nghi ngờ về vấn đề nào đó vì vậy họ kiểm tra các thời điểm thi ccông các công trình trên Hợp đồng, số nguyên vật liệu cần thiết đã và sẽ sử dụng cho các công trình theo dự toán và quyết toán, từ đó họ so sánh với hóa đơn đầu vào để xem xét tính hợp lý của nó.

Trong trường hợp này chắc người ta cũng có nghi ngờ gì rồi..... tốt hơn là bạn nên xem xét lại phần đầu vào của mình.
Đây là tôi nhận xét chung, bạn có thể nói rõ hơn về trường hợp của bạn !
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Ở cái lĩnh vực mà bạn đang hoạt động thì có vô vàn kinh nghiệm thực tế và có khi cũng lại chẳng có tý chút vốn liếng kinh nghiệm nào áp dụng được cả, vấn đề là bạn nên khéo léo điều tiết hóa đơn đầu vào hàng tháng, cái đó mới thể hiện tài năng của người làm kế toán. Một số điều mình có thể góp ý khi bạn làm kế toán xây dựng:

Kê nộp thuế GTGT theo các khoản tạm ứng của bên A: hầu hết các công trình xây dựng đều có thỏa thuận bên A thanh toán tạm ứng cho bên B theo một vài thời điểm nào đó: khi tiền về tài khoản của Doanh nghiệp, bạn kê tạm nộp 10% giá trị trên số tiền thu về này (trước sau cũng phải nộp). Và đến khi công trình hoàn thành xuất hóa đơn thì chỉ phải kê nộp phần chênh lệch còn lại.

Lấy hóa đơn GTGT đầu vào cho nguyên vật liệu: tùy theo phương thức nhưng bạn lên tách riêng phần vật tư xuất dùng cho từng công trình ra khỏi việc lấy hóa đơn GTGT, vật liệu lên trung chuyển qua kho và làm phiếu xuất khi đưa vào công trình, như vậy bạn có thể chủ động lấy hóa đơn GTGT đầu vào một cách chủ động hơn, phân bổ vật tư theo khối lượng trong dự toán quyết toán một cách chính xác mà không phụ thuộc vào hóa đơn, đến khi bóc tách khối lượng để kiểm duyệt cũng dễ dàng.

Ngoài ra còn nhiều thứ khác nữa, mình không làm trực tiếp kế toán xây dựng lên chưa có nhiều kinh nghiệm.
 
N

namtt

Guest
To HyperVN,

Tớ chẳng hiểu cậu mọc ở đâu ra mà đưa ra cái ý tưởng kỳ quái vậy? Chuẩn mực kế toán nào cho phép bạn kê khai và tạm tính thuế 10% khi tạm ứng hợp đồng?

Bạn phải nhớ rằng, việc ứng trước giá trị HĐ chỉ là ứng trước vốn cho nhà thầu để thực hiện xây dựng, và khoản này được thu hồi dần trong quá trình thanh toán khi nhà thầu thực hiện được 30% khối lượng xây lắp và cho đến khi đạt 80% khối lượng xây lắp thì thu hồi hết (đấy là nội dung của TT 135 hướng dẫn thanh quyết toán vốn NSNN và cũng là quy trình chung khi thanh toán)

Mặt khác việc ứng trước giá trị HĐ chưa thể coi là phần khối lượng đã thực hiện, theo đó làm gì có giá trị thực hiện để kê khai và xác định thuế GTGT đầu ra.

Thực trạng tại một số Cục thuế địa phương bắt DN trính 10% số tiền chuyển về coi như trả trước VAT, nhưng cũng có Cục thuế lại đòi hỏi DN phải có HĐơn đầu ra mới được kê khai VAT ra, chính vì thế, mình không thể căn cứ vào ý kiến chủ quan của một vài cán bộ ở cơ quan thuế mà hạch toán. Cái cốt lõi ở đây là phải thực hiện theo Chuẩn mực kế toán - đó là cái cao nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện và tuân theo khi thực hiện công tác kế toán.

Nếu bạn chưa rõ về VAT liên quan đến DN xây lắp có thể hỏi trực tiếp mình, chí ít mình cũng đã kiểm toán và xử lý vài DN xây lắp cỡ lớn của VN về cái đó rồi (xin lỗi bạn khi đã nói ra như vậy)
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Em cũng chưa nghe phải tạm nộp trên khoản tiền thu về cả, nếu bác nào có công văn gì liên quan đến vấn đề này thì gửi giúp em 1 bản hoặc đưa vào cho mọi người cùng xem. Còn em nghĩ việc chủ đầu tư ứng ra một khoản tiền để bên B có thể thi công cũng chưa chắc đó là khoản doanh thu của bên B vì vậy việc tạm thu thuế trên số tiền này có vẻ hơi ác !
:bia
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Tớ chẳng hiểu cậu mọc ở đâu ra mà đưa ra cái ý tưởng kỳ quái vậy? Chuẩn mực kế toán nào cho phép bạn kê khai và tạm tính thuế 10% khi tạm ứng hợp đồng?


Mọc ở cơ quan thuế chứ ở đâu, cậu liếc lại phần cuối bài viết của chính cậu xem sao, và đó là việc xử lý trong trường hợp DN âm thuế liên tục, đặc điểm của Doanh thu trong ngành xây dựng là thường kéo dài, nói dại nhé, một công trình kéo dài 10 năm và đến năm cuối cùng mới kê khai nộp thuế theo hóa đơn giá trị gia tăng thì chết toi mất chứ còn gì, vậy thì việc san thuế phải nộp ra theo các khoản tạm ứng hoặc cứ khi nào có tiền chuyển về ngân hàng là phải kê khai nộp thuế đâu phải là việc không hay, có lợi cho cả hai bên: nhà nước và doanh nghiệp?????? Khoan hãy nói tới chuyện chuẩn mực kế toán ở đây đã, đây là câu chuyện rất thực tế do vậy trước mắt giải quyết chúng một cách thật thực tế.

Nói đến chuyện tiền ứng trước hoặc tạm ứng từng đợt của công trình chưa phải là khối lượng công việc thực hiện, thì thuế GTGT tạm nộp cũng chưa chính thức là khoản thuế phải nộp cho công trình đó, tớ thấy chẳng có gì không đúng ở đây cả??????? Và thực tế đang diễn ra như vậy. Mời các bác tiếp tục.
 
N

namtt

Guest
To hyper,

Buồn cho cậu thật đấy, tớ nói là cơ quan Thuế ở một số nơi làm như vậy, ta không bàn ở đây về mục đích của thuế, nhưng cái cốt lõi cậu có chứng minh được đó là khoản doanh thu của cậu không, đã có giá trị gia tăng chưa?. đó là thực trạng của các năm từ 2003 về trước. Sang năm 2004, khi có Chuẩn mực kế toán về Hợp đồng xây dựng thì vấn đề này không còn nữa, từ đó thống nhất trong việc xử lý giữa các doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Tớ vẫn muốn nhắc lại, nếu cậu là kế toán nên quan tâm đến nghiệp vụ của mình, đừng đưa ý kiến của Thuế làm cơ sở để giải quyết vấn đề. nếu như vậy chúng ta không học được gì đâu.

Quay lại câu hỏi ban đầu của bạn gì đó, tớ đưa ra lý giải cho thuế làm việc đó, nhưng đồng thời tớ cũng đưa ý kiến xử lý theo chuẩn mực kế toán.

Còn nếu cậu đưa ý kiến xử lý của cá nhân hay thiểu số các đơn vị thực hiện thì cũng hơi buồn đấy.

Hy vọng lần sau, nếu có thiện trí với diễn đàn bạn nên nêu cái nguyên lý, thực tế áp dụng và ý kiến của riêng cậu.

Thế nhé
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Originally posted by HyperVN@Jul 16 2004, 08:22 AM
Tớ chẳng hiểu cậu mọc ở đâu ra mà đưa ra cái ý tưởng kỳ quái vậy? Chuẩn mực kế toán nào cho phép bạn kê khai và tạm tính thuế 10% khi tạm ứng hợp đồng?


Doanh thu trong ngành xây dựng là thường kéo dài, nói dại nhé, một công trình kéo dài 10 năm và đến năm cuối cùng mới kê khai nộp thuế theo hóa đơn giá trị gia tăng thì chết toi mất chứ còn gì, vậy thì việc san thuế phải nộp ra theo các khoản tạm ứng hoặc cứ khi nào có tiền chuyển về ngân hàng là phải kê khai nộp thuế đâu phải là việc không hay, có lợi cho cả hai bên: nhà nước và doanh nghiệp??????
10 năm ăn thua gì, có khi còn kéo dài vài chục năm ấy chứ, qua bao nhiều lần thay đổi chế độ kế toán và thuế ấy chứ. Nhưng mà HPVN ơi, ta phải cố gắng làm theo đúng nguyên lý kế toán chứ, chế độ có thể thay đổi nhưng bản chất của kế toán không bao giờ thay đổi. Hiện nay có chuẩn mực HDXD rồi, dù sao nó cũng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chúng ta không thể cứ làm theo thói quen (của chính chúng ta và thói quen tận thu của thuế), cần phải biết khi nào được ghi doanh thu và kê khai nộp thuế chứ. Không phải cứ chuyển tiền là nộp thuế đâu, có khi tiền chưa chuyển vẫn phải nộp như thường.

Thế nhé,

Bye
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bác bác cứ phân tích cái sai trong việc tạm nộp thuế GTGT ở chỗ này đi, đã gọi là tạm nộp thì tiền thuế đó chưa quyết toán, về phần hạch toán thì nó cũng mới chỉ được ghi nhận như một khoản trả trước tiền thuế chứ đã có gì liên quan tới doanh thu, thực sự là có sai với chuẩn mực kế toán? Và nếu sai thì nó sai ở chỗ nào???? Đúng là có trường hợp tiền chưa chuyển mà vẫn phải nộp thuế như thường việc này cũng đâu phải là có chuẩn mực rồi nó mới thế, nguyên lý sơ khởi về ghi nhận doanh thu cũng đã có rồi.

Còn về việc chứng minh hay không chứng minh khoản tiền thu về có phải là khoản doanh thu của mình không, đương nhiên đó là một khoản thu, mọi nguồn tài sản du nhập vào doanh nghiệp đều chính là một khoản doanh thu, chỉ có điều nó được phản ánh thời điểm nào, một khoản tiền giời ơi nào đó chui vào tài khoản ngân hàng của DN mà lại không bị xem xét thì thật là buồn cười!? Namttt nhìn nhận vấn đề quá cứng nhắc, có thể bác đang làm kiểm toán và đã có kinh nghiệm với một vài công ty xây dựng, nhưng đồng chí đã ở trong ruột của họ chưa, đã xem xét những vướng mắc thực tế mà họ đang vướng phải? hay chỉ mới đem vài cái nguyên tắc ra mà nạt họ, tôi không chỉ đưa ý kiến của cơ quan thuế vào đây, mà theo tôi, nó phù hợp với tình hình của ngành xây dựng, dân kế toán chúng tôi làm gì thì làm cũng phải đặt lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu, mọi thao tác nghiệp vụ chỉ tránh sao cho không phạm luật, nào các bác hãy phân tích chỗ vi phạm chuẩn mực kế toán ở việc tạm nộp thuế GTGT theo tiền thu về hộ cái.
 
H

hong hot

Cao cấp
Tôi đọc qua diễn đàn và thấy rất băn khoăn về cái vụ nộp thuế GTGT trên số tiền ứng trước. Có bác nói rằng khoản ứng trước này tính ra thúê rồi tạm nộp là đúng và có lợi cho cả đôi bên, tôi e rằng vấn đề này cần phải bàn thêm.

Trước hết, các bác ngó lại cho cái định nghĩa về giá trị gia tăng, việc ứng trước tiền chỉ là thanh toán thuần túy, chẳng tạo ra cái gì gọi là gia tăng cho các bên cũng như cho nền kinh tế xét trên phạm vi xã hội. vậy, hỏi các bác, đạo lý của VAT là gì mà lại đánh thuế ở khâu này?

Ở đây tôi không nói đến cung cách làm ăn tùy tiện của một số cơ quan thuế (đặc biệt là ở các tỉnh lẻ, nơi mà trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế) hoặc vì chạy theo kế hoạch thu nộp NS. Cái đó không có gì là mẫu mực để chúng ta dựa vào đó mà bàn luận.

Cho nên, tôi không tán thành với ý kiến về nộp thuế trên giá trị tạm ứng.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Originally posted by HyperVN@Jul 16 2004, 09:10 AM
... mới chỉ được ghi nhận như một khoản trả trước tiền thuế chứ đã có gì liên quan tới doanh thu, thực sự là có sai với chuẩn mực kế toán? Và nếu sai thì nó sai ở chỗ nào???? ...

... chỉ có điều nó được phản ánh thời điểm nào, một khoản tiền giời ơi nào đó chui vào tài khoản ngân hàng của DN mà lại không bị xem xét thì thật là buồn cười!? ... nào các bác hãy phân tích chỗ vi phạm chuẩn mực kế toán ở việc tạm nộp thuế GTGT theo tiền thu về hộ cái...
Thối, bác Hóng hớt trả lời hộ rồi nhé. Tôi chỉ nói thêm khi nào có doanh thu thực hiện mới có giá trị gia tăng, khi đó mới có căn cứ tính thuế. Còn tiền chuyển vào tài khoản chỉ là tiền tạm ứng mà thôi, nó có quy định trong hợp đồng không phải là khoản giời ơi đất hỡi.

Xin lỗi nhé tớ chán phải tranh luận với bác rồi, bác không chịu hiểu nguyên lý kế toán thì thôi vậy, tớ cũng chịu


P/S: thử bật lại thuế xem sao nhé
 
N

namtt

Guest
To Hyper,

To thanh that phai xin lỗi cậu, cậu chẳng biết cái cóc khô gì cả, chỉ cãi cùn thôi, tớ có thể giải thích lần cuối cùng như sau:

- Thứ nhất, xin mời đọc kỹ chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung
- Thứ hai, tớ đang dặt vào DN đây, tớ đưa ra cái chuẩn để DN chống lại thuế, cậu đừng cãi cùn theo cách đã làm, cậu chỉ ra xem có doanh nghiệp nào dư tiền đến mức đi nộp trước thuế GTGT đầu ra không? đành rằng nộp trước VAT ra là tốt, nhưng hoạ có thằng DN "điên" mới làm như thế, thêm vào đó, như đã nói ở trên khoản trả trước chỉ là điều khoản tạm ứng trước vốn để DN thực hiện HĐ (theo điều khoản HĐ), lúc đó chưa hề có phát sinh bất cứ hoạt động XL nào nẩy sinh ra doanh thu, vậy hỏi tìm ở đâu ra Dthu để kê khai và nộp thuế VAT? có cái con con như vậy thôi mà cũng không cái được với Thuế.

Thành thực mà nói, tớ thấy buồn khi cậu phát biểu DN xây dựng nào cũng muốn làm đúng PL, cậu viết ra như thế mà không thấy tự xấu hổ khi đã từng làm kế toán xây dựng, kinh nghiệm làm KT của cậu vứt đi đâu hết rồi hay chỉ làm ông thống kê của đội (xin lỗi đã quá lời). Ở đây CM không nói là nộp trước thuế là sai, CM chỉ đưa ra các nguyên tắc trong việc ghi nhận Dthu, chi phí theo đó thì mới có nghĩa vụ thuế với NN.

Cậu cứ cân nhắc và xem xét kỹ, nếu có gì chưa rõ xin mail theo địa chỉ namtt@justice.com để trao đổi. Tớ không muốn dùng diễn đàn để cãi nhau mà nên dùng để chia xẻ kinh nghiệm
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Mẹ ơi, vừa lên cãi nhau với bọn thuế, giờ về ngó lại cái diễn đàn mà đau đầu quá trời luôn, hình như các bác có một bồ kiến thức trong đầu nhưng không biết có tý tẹo kinh nghiệm thực tế nào không đây?

cậu chỉ ra xem có doanh nghiệp nào dư tiền đến mức đi nộp trước thuế GTGT đầu ra không? đành rằng nộp trước VAT ra là tốt, nhưng hoạ có thằng DN "điên" mới làm như thế

Thưa với bác là đâu đã phải nộp thuế, bác ngó cái chủ đề đang bàn xem là thực sự kê khai như vậy DN có phải nộp thuế hay không? hay nó chỉ phân bổ một cách hợp lý thuế đầu vào đầu ra phát sinh.

Còn bác Hóng hớt, tôi đã nói rằng quá trình xây dựng là một quá trình kéo dài, nếu không san sẻ phân bổ tiền nộp thuế thì với lưng vốn cỏn con và cái đầu chẳng chút hiểu biết về kế toán thuế thì chủ doanh nghiệp có chịu được việc một ngày đẹp trời nào đó hắn phải chìa ra hàng tỷ để nộp thuế trong khi trước đó nhân viên kế toán của hắn lên lên xuống xuống với cơ quan thuế để hoàn và đã từng có lúc hắn vui sướng với cục tiền hoàn được?????? Bác nói về chuyện vĩ mô rằng số tiền tạm ứng chưa tạo ra một giá trị gia tăng nào cho xã hội, vậy bác biết không, trong xây dựng nhiều khi giá trị đã thực sự được tạo ra, nghĩa là công trình đã bàn giao sử dụng mà đâu đã có đồng thuế nào được nộp, đâu đã có khoản giá trị gia tăng nào được ghi nhận, và chuyện tạm nộp xét về tổng thể cũng chẳng đi sai lại với tính chất của thuế GTGT, nó thực sự không mang tên thuế GTGT thưa bác, cũng giông giống như việc khách hàng ứng trước gì đó.

Các bác cho tôi là cãi cùn, cho tôi là ở tỉnh lẻ, đúng đó, tôi ở tỉnh lẻ và hay cãi cùn (với những người có một bồ lý thuyết như các bác), nhưng cái gì có lợi cho Doanh nghiệp thì tôi cứ cãi, cái gì tôi thấy nó hợp lý thì tôi cứ làm, diễn đàn không mưu cầu hay giao giảng lý thuyết xuông hay cái gì đó quá vĩ mô, webketoan nhằm phục vụ cho những người đang hành nghề kế toán, chia sẻ những kinh nghiệm để họ làm tốt công việc, sân chơi về trao đổi - nghiên cứu mới được tạo dựng, nhưng có lẽ với những cách nghĩ như các bác thì thôi, có lẽ lên dẹp cho xong.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA