Tìm hiểu về hệ thống ERP Opensource (Open ERP) và ERP in Cloud
Trong thời đại công nghệ số, việc áp dụng các giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa để nâng cao năng suất và lợi nhuận. Hệ thống ERP Opensource (Open ERP) và ERP in Cloud nổi lên như một xu thế, là một trong những lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp muốn tìm kiếm ưu điểm vượt trội về chi phí, tính linh hoạt và đa dạng nền tảng khi sử dụng. Tuy nhiên bất kỳ sản phẩm nào bên cạnh ưu điểm cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về đặc điểm của 2 dạng phần mềm này.
1. Hệ thống ERP Opensource (Open ERP)
Hệ thống ERP Opensource, hay còn gọi là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mã nguồn mở, là các ứng dụng cho phép tải về và cài đặt trên máy chủ của người dùng để sử dụng theo nhu cầu riêng. Điểm khác biệt chính so với
hệ thống ERP truyền thống là mã nguồn của phần mềm được công khai, cho phép người dùng tự do tùy chỉnh, sử dụng và phát triển.
1.1. Ưu điểm của Hệ thống: Hệ thống ERP mã nguồn mở cũng có khả năng cung cấp các tính năng phân hệ đầy đủ như hệ thống ERP mã nguồn đóng. Tuy nhiên so với ERP mã nguồn đóng, lợi ích nổi bật của ERP mã nguồn mở là tiết kiệm chi phí.
- Không mất chi phí bản quyền khi triển khai;
- Chi phí bảo trì, nâng cấp hệ thống thấp hoặc gần như không mất vì doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện.
- Độ linh hoạt, tùy chỉnh cao: Dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp.
- Lợi ích từ cộng đồng người dùng và nhà phát triển lớn, luôn sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức nên việc tìm kiếm tài liệu liên quan dễ dàng và thuận tiện hơn.
1.2. Nhược điểm: - Doanh nghiệp chỉ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng hoặc thuê những bên cung cấp dịch vụ triển khai/hỗ trợ phần mềm, sẽ không có sự hỗ trợ từ nhà cung cấp.
- Hệ thống phức tạp việc tự triển khai và điều chỉnh cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ IT có chuyên môn.
- Vấn đề về an toàn và bảo mật kém so với hệ thống ERP bản quyền, vậy nên doanh nghiệp cần phải thường xuyên tự cập nhật và vá lỗi cho hệ thống.
1.3. Các hệ thống Open Source ERP uy tín hiện nay Hầu hết
phần mềm ERP mã nguồn mở hiện nay đang sử dụng tại Việt Nam đều có nguồn gốc từ nhà cung cấp nước ngoài. Sự hỗ trợ về mặt ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, tuy nhiên đây đều là những nhà cung cấp uy tín nên vấn đề về an toàn bảo mật cũng được chứng minh phần nào.
Odoo là một trong những giải pháp Open Source ERP được ưa chuộng nhất hiện nay. Phần mềm này cung cấp nhiều modules như quản lý dự án, kế toán, quản lý hàng tồn kho, thanh toán, mua hàng và sản xuất. Các modules này có thể liên kết và trao đổi thông tin với nhau một cách hiệu quả và liền mạch. Giao diện của Odoo rất thân thiện với người dùng, hiển thị đơn giản chỉ các chức năng mà người dùng cần.
Tryton hướng đến mọi quy mô doanh nghiệp và cung cấp nhiều modules khác nhau bao gồm kế toán, bán hàng, lập hóa đơn, quản lý dự án, phân tích và quản lý tồn kho. Hệ thống cho phép người dùng lựa chọn và cài đặt các modules phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
ERPNext được thiết kế dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống này bao gồm các phần hành kế toán, quản lý tồn kho, bán hàng, mua hàng và quản lý dự án. Toàn bộ ứng dụng này đều đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng có thể yêu cầu sử dụng bản demo trước khi tải xuống hoặc đăng ký dịch vụ được lưu trữ.
2. Hệ thống ERP in Cloud
Hệ thống ERP trên Cloud, hay còn gọi là Cloud ERP, là giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp được cung cấp qua môi trường điện toán đám mây. Thay vì cài đặt và vận hành phần mềm trên máy chủ riêng, doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP trên Cloud thông qua kết nối Internet.
2.1. Ưu điểm hệ thống: - Tiết kiệm chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu thấp, Chi phí vận hành thấp.
- Triển khai nhanh chóng và dễ dàng: Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống ngay sau khi đăng ký tài khoản và cấu hình.
- Khả năng truy cập mọi lúc mọi nơi: chỉ cần có kết nối internet và thiết bị truy cập
- Nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp phần mềm có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp về tất cả những vấn đề liên quan đến phần mềm trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ như nâng cấp, cập nhật phiên bản mới; hướng dẫn sử dụng; khắc phục sự cố;…
2.2. Nhược điểm: - Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ: Nếu nhà cung cấp dịch vụ gặp sự cố, doanh nghiệp có thể không truy cập được hệ thống và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Khả năng kiểm soát, tùy chỉnh hạn chế: Doanh nghiệp không có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với dữ liệu của mình bởi toàn bộ hệ thống được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, gây ra những rủi ro về lưu trữ dữ liệu mà doanh nghiệp khó có thể chủ động xử lý.
- Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư khi sử dụng Cloud ERP.
2.3. Các hệ thống ERP in Cloud Phần lớn các nhà cung cấp ERP hiện nay đều dịch chuyển theo định hướng phát triển
ERP in Cloud để bắt nhịp với xu thế phát triển chung. Nổi bật trong việc dẫn đầu xu thế có các nhà cung cấp sau:
Oracle hiện đang giữ vị trí thứ hai về thị phần (sau SAP) nhưng lại dẫn đầu thị trường với hai dịch vụ đám mây. Oracle đã tự phát triển sản phẩm Fusion Cloud ERP là một nền tảng rộng lớn có thể đáp ứng nhu cầu của những doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Doanh nghiệp đánh giá Fusion Cloud ERP là sản phẩm dẫn đầu trên thị trường ERP lấy sản phẩm làm trung tâm.
Là thương hiệu có doanh thu dẫn đầu thị trường ERP, đã có lịch sử phát triển lâu đời cùng kinh nghiệm triển khai cho nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên doanh thu từ hệ thống ERP tại chỗ (on-premises) vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn ERP in Cloud trong doanh thu của SAP.
Microsoft gia nhập thị trường ERP với dòng sản phẩm Dynamics đa dạng, nhắm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các phiên bản có sẵn tại chỗ hoặc trên Cloud. Lợi thế của Microsoft là khả năng tích hợp các quy trình kinh doanh ERP với các công cụ khác của Microsoft như Office, Teams, Outlook, Power BI, và cơ sở dữ liệu SQL Server.
3. Doanh nghiệp nên lựa chọn hệ thống ERP Opensource hay ERP in Cloud
Lựa chọn hệ thống ERP phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ngân sách, nguồn lực IT và khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng loại hình ERP bạn đọc sẽ biết được doanh nghiệp mình nên chọn sản phẩm nào?
Những doanh nghiệp có đặc điểm dưới đây thì nên chọn ERP Opensource - Ngân sách hạn hẹp, nhưng vẫn cần phải tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu riêng.
- Doanh nghiệp muốn tự kiểm soát hệ thống và bảo mật dữ liệu.
- Doanh nghiệp có đội ngũ IT có chuyên môn để chỉnh sửa, cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống.
Nên chọn ERP trên Cloud nếu doanh nghiệp: - Muốn tiết kiệm chi phí ban đầu cho phần cứng.
- Cần triển khai hệ thống nhanh chóng.
- Đặc thù Doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống mọi lúc mọi nơi qua Internet.
- Doanh nghiệp không có đội ngũ IT hoặc muốn giảm tải công việc cho đội ngũ IT.
Ngoài 2 hình thức ERP Opensource và ERP in Cloud vừa phân tích trên đây thì hình thức ERP có bản quyền triển khai dạng
On-premise vẫn chiếm ưu thế tại thị trường Doanh nghiệp Việt. Bởi tính năng mà loại hình ERP này mang lại vừa tích hợp được các ưu điểm vừa khắc phục được những hạn chế của các hệ thống ERP Opensource và ERP trên Cloud.
Nổi bật phải kể đến sản phẩm Phần mềm BRAVO (ERP-VN). Đây là một hệ thống ERP bản quyền sở hữu toàn bộ ưu điểm của một phần mềm ERP tại chỗ như:
- Khách hàng có toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý dữ liệu;
- Cơ chế bảo mật vô cùng chặt chẽ;
- Tính độc lập cao, chủ động trong việc truy cập và sử dụng;
- Tính linh hoạt tùy chỉnh theo mọi yêu cầu đặc thù của khách hàng.
Bên cạnh đó
BRAVO ERP được thiết cấu trúc mở phân lớp vẫn cho phép khai báo và chỉnh sửa dễ dàng theo yêu cầu của từng user của từng doanh nghiệp. Phần mềm cũng có khả năng Ứng dụng trên Đa nền tảng (Win, Web, Mobile) cho phép người dùng truy cập hệ thống ở mọi lúc mọi nơi chỉ với một thiết bị cầm tay có kết nối internet.
BRAVO (ERP-VN) là một sản phẩm tương thích cao với các doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và lớn, khi khối lượng dữ liệu cần xử lý lớn, nghiệp vụ quản lý đặc thù và yêu cầu về tính bảo mật cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các yếu tố về ngành nghề, quy mô doanh nghiệp khi quyết định lựa chọn hình thức ERP nào để đạt mức độ phù hợp và hiệu quả cao nhất.
Bạn đọc có thể tham khảo Giải pháp BRAVO ERP theo ngành nghề tại đây.