Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của Phần mềm kế toán

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
1. Tính linh hoạt đáp ứng được nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô, cơ cấu tổ chức phòng ban, có nhu cầu về những nghiệp vụ kế toán riêng vì thế tính linh hoạt của phần mềm kế toán là một yếu tố rất quan trọng để có sự phù hợp với từng doanh nghiệp.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều hãng cung cấp phần mềm kế toán nhưng phần lớn các hãng đều chỉ cung cấp phần mềm kế toán đóng gói. Ưu điểm của phần mềm này là cài đặt nhanh chóng, tiện lợi, giá thành rẻ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nghiệp vụ kế toán cơ bản và ít. Đối với những doanh nghiệp vừa và lớn, quy mô công ty, nghiệp vụ kế toán nhiều và phức tạp hơn, phần mềm đóng gói sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thường sẽ sử dụng phần mềm kế toán CUSTOMIZE để xây dựng, hiệu chỉnh phù hợp với nhu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
2. Tính dễ sử dụng.
Yếu tố này giúp cho kế toán viên có thể dễ dàng nắm bắt và ứng dụng phần mềm vào những nghiệp vụ thực tế. Đồng thời để họ có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề khi có sự cố xảy ra.
3. Tính quản trị
Bộ phận kế toán – tài chính đóng vai trò như một bộ nào của doanh nghiệp, cung cấp tài liệu thống kê – báo cáo về dòng tiền, số lượng hàng xuất – tồn kho, theo dõi danh sách khách hàng, công nợ công ty,... để nhà quản trị có sự phân tích, đánh giá, và đưa ra các quyết định quản trị chính xác. Vì thế phần mềm kế toán cần phải có tính quản trị, truy xuất các báo cáo thống kê chính xác.
4. Tính tự động cao.
Những phần mềm kế toán có thể hỗ trợ tự động như vậy sẽ giúp giảm bớt khối lượng, nâng cao độ chính xác trong công việc của các kế toán viên. Ví dụ như tự động định khoản, tính thuế, kết chuyển, phân bổ,....
5. Tính bảo mật.
Dữ liệu xuất ra từ bộ phận kế toán đều là những dữ liệu quan trọng, mang tính quyết định đến sự hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy bảo mật sẽ là yếu tố quan trọng và cần thiết khi kế toán viên sử dụng phần mềm.
6. Về giá cả
Giá cả của một mặt hàng thường phản ảnh giá trị sử dụng mà mặt hàng đó mang lại cho người dùng. Tuy nhiên doanh nghiệp sử dụng một phần mềm kế toán tốt chưa chắc đã tối ưu bằng việc doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán phù hợp. Các nhà lãnh đạo cần xem xét về nhu cầu kế toán, tiềm lực về tài chính, nhân sự để lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp với bản thân doanh nghiệp.
>>> Phần mềm ERP-VN BRAVO – Bí quyết quản trị doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Phần mềm kế toán ưu việt mang tên BRAVO

Trong một doanh nghiệp (DN), tài chính kế toán là vấn đề được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của DN cũng như những quyết định mang tính chiến lược của bộ phận điều hành. Vì vậy, đầu tư một hệ thống quản lý tài chính luôn được đặt lên hàng đầu. Không chỉ đầu tư về nguồn nhân lực, các DN còn phải đầu tư một hệ thống phần mềm quản lý tài chính kế toán chất lượng để giảm thiểu mọi rủi ro.

Quản lý tài chính bằng công nghệ
Các chương trình kế toán tài chính đang chạy đua trong việc nâng cấp phần mềm, hỗ trợ sử dụng cũng như đáp ứng các yêu cầu mà DN đặt ra. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp còn áp dụng những công nghệ mới cho phần mềm nhằm giúp người dùng giảm chi phí, tăng hiệu quả công việc.
Hiện nay, các công nghệ hiện đại liên tục được các nhà cung cấp áp dụng cho "tác phẩm" của mình. Một trong những đơn vị áp dụng tốt công nghệ để phát triển sản phẩm trong lĩnh vực này là Công ty Cổ phần BRAVO với phần mềm quản trị tài chính kế toán BRAVO và giải pháp quản trị doanh nghiệp BRAVO (ERP).
Trong suốt quá trình nhiều năm phần mềm kế toán đồng hành cùng DN Việt Nam, BRAVO đã phát triển và nâng cấp bộ sản phẩm quản trị tài chính kế toán BRAVO với nhiều phiên bản, các phiên bản sau ngày càng hoàn thiện hơn. Sở hữu những ưu điểm của các phiên bản trước đó và được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới nhất, BRAVO có những điểm sáng đáng chú ý.
Trước đây, việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và IT phụ trách quản lý tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Hơn nữa, nếu đã có hệ thống công nghệ thông tin riêng, DN vẫn phải đối mặt với các rủi ro như mất dữ liệu, hư hỏng hệ thống và thông tin bảo mật. Những sự cố "có trời mới biết" luôn khiến DN "đứng ngồi không yên" và chuyện khắc phục để thu hồi dữ liệu bị mất mát cũng hết sức khó khăn.
Thế nhưng khi sử dụng BRAVO, những nỗi lo đó sẽ không còn nữa. Với công nghệ hiện đại giúp bảo mật chương trình và quản trị dữ liệu tốt hơn. Dữ liệu được cài đặt các thông số tự động sao lưu hoặc được thực hiện sao lưu khi có yêu cầu. Thông tin tài chính về DN cũng được BRAVO cam kết giữ bí mật tuyệt đối, không tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào. Hơn nữa, việc phân quyền quản lý trong phần mềm giúp lãnh đạo giám sát, nắm bắt thông tin chặt chẽ. Vì vậy, DN có thể hoàn toàn yên tâm khi dữ liệu của mình vừa tránh được rủi ro vừa được bảo mật an toàn ở mức cao nhất với BRAVO.

Sử dụng đơn giản
Với phương châm: Tối ưu thao tác và đơn giản trong các bước nhập liệu để sử dụng dễ dàng, BRAVO hoàn toàn khác biệt so với các phần mềm kế toán khác. Giao diện của BRAVO được thiết kế đơn giản cùng các phân hệ rõ ràng, người sử dụng không tốn nhiều thời gian để làm quen với phần mềm. Các thao tác sử dụng được tối ưu hóa, không quá phức tạp và không tốn nhiều công sức cho việc đồng bộ dữ liệu.
Bộ phận tư vấn của BRAVO cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ DN trong việc cài đặt, vận hành ban đầu cho đến khi hệ thống đi vào khuôn khổ. Mọi thông tin về phần mềm, các khó khăn khi sử dụng sẽ được nhân viên tư vấn tận tình, chu đáo.

Thương hiệu Việt cho DN Việt
BRAVO là một trong những nhà cung cấp phần mềm tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp có quy mô và uy tín của Việt Nam. Đồng thời, là một trong những công ty đầu tiên chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán cho các doanh nghiệp sản xuất và từng bước hướng tới việc cung cấp giải pháp phần mềm quản lý tổng thể các nguồn lực doanh nghiệp. Sau nhiều năm phát triển, BRAVO liên tục phát triển các phiên bản nâng cấp. Đến nay, số lượng khách hàng sử dụng BRAVO rất nhiều trên toàn quốc. Với khoảng thời gian hợp tác cùng các DN, hiểu môi trường kế toán tài chính Việt Nam, BRAVO luôn là người bạn đồng hành cùng DN trên con đường phát triển.

>> Giải pháp BRAVO 7 đồng hành phát triển cùng ACV
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Những chức năng cơ bản của một phần mềm kế toán tốt

Những chức năng cơ bản của một phần mềm kế toán tốt:
  • Tùy chỉnh hệ thống, chứng từ, tìm kiếm, quản lý tiền tệ
Tạo ra mô hình kế toán tối ưu cho từng đặc thù công ty, quan điểm quản lý và khả năng tổ chức công tác kế toán của khách hàng.
  • Danh mục tài khoản, đối tượng, hợp đồng mở… (cho phép tự thiết lập theo đặc thù doanh nghiệp)
Tùy chỉnh danh mục tài khoản, đối tượng, hợp đồng, tự động với các thông số, tài khoản hạch toán giúp dễ dàng hiệu chỉnh theo đặc thù, theo quan điểm quản lý và theo sự thay đổi của chính sách.
  • Insert dữ liệu từ Excel
Cho phép insert tất cả các phần dữ liệu từ Excel mà không phải nhập liệu nếu khách hàng đang có nguồn dữ liệu. Thực hiện được với hóa đơn bán hàng, bảng kê phiếu nhập, phiếu kế toán.
  • Kết xuất dữ liệu
Kết xuất dữ liệu nhanh và giữ nguyên định dạng (View) từ phần mềm ra Excel, Pdf, Powerpoint, XPS, HTML, XML, Image.
  • Truyền nhận dữ liệu
Truyền nhận một phần hoặc toàn bộ dữ liệu giữa các máy tính cho cùng 1 đơn vị cơ sở hoặc áp dụng trong trường hợp chuyển cơ sở dữ liệu. Có thể lựa chọn chỉ truyền số dư, chỉ truyền 1 loại chứng từ…
  • Backup dữ liệu
Back up tự động và Back up theo chỉ định của người dùng để sau đó có thể khôi phục lại chính xác tới từng phút nhập liệu đã thực hiện.
  • Phục hồi dữ liệu
Phục hồi lại tình trạng dữ liệu tại thời điểm backup nào đó do người dùng chỉ định tới file dữ liệu đã backup.
  • Drill-Down
Truy vấn từ nội dung, số liệu trên báo cáo, sổ kế toán về chi tiết đến chứng từ kế toán, cho phép sửa trực tiếp và đồng bộ lại dữ liệu.
  • In đồng loạt: Chọn và in đồng loạt nhiều hoặc tất cả chứng từ đã lập
  • Đồng bộ dữ liệu
Đồng bộ lại dữ liệu, sổ kế toán, báo cáo sau mỗi thao tác tính giá vốn, tính khấu hao, sửa chứng từ, gộp mã, sửa nội dung và số liệu trên chứng từ kế toán.
  • Kiểm soát lịch sử chứng từ: Theo dõi lịch sử chứng từ từ khi lập, sửa, xóa
  • Kiểm tra tính hợp thức của chứng từ kế toán
Kiểm tra và thông báo các thông số cần có trong chứng từ ứng với loại nghiệp vụ và tài khoản kế toán.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Kế toán cho công ty mới thành lập


cong-viec-ke-toan-cong-ty-moi-thanh-lap.jpg


1. KHAI THUẾ MÔN BÀI


Đối với công ty mới thành lập mà có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập (theo giấy phép ĐKKD). Đối với công ty mới thành lập mà chưa có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày thành lập theo giấy phép ĐKKD.
Chú ý là phải nộp cả tờ khai thuế và nộp tiền thuế môn bài.
Văn bản tham khảo: Thông tư 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn thuế Môn bài và Thông tư 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 sửa đổi bổ sungTT 96/2002.
2. KHAI THUẾ GTGT

- Doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ (mới thành lập từ dự án đầu tư hoặc là chi nhánh của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên): gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế.
- Doanh nghiệp mới thành lập khác thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp
- Cả 2 phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý
- Thông thường công ty mới thành lập thì chưa phát sinh các nghiệp vụ mua bán, nhưng đối với thuế GTGT thì không phát sinh vẫn phải nộp tờ khai. Chính vì thế, kế toán đặc biệt chú ý là ngay tháng thành lập thì phải lập và nộp tờ khai thuế GTGT rồi, chậm nhất là ngày 20 tháng sau. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thì khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT, phương pháp trực tiếp thù mẫu 04/GTGT.
Văn bản tham khảo: Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành ND 209/2013 và luật thuế GTGT
3. KHAI THUẾ TNDN

- Cũng như thuế GTGT, thuế TNDN không phát sinh thì vẫn nộp tờ khai, cho nên chú ý là ngày 30 của tháng đầu quí sau so với quí thành lập, kế toán phải lập và nộp tờ khai thuế TNDN đầu tiên cho cơ quan thuế, theo mẫu 01A/TNDN.
- Cuối năm nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.
Văn bản tham khảo: Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn NĐ 218/2013 về thuế TNDN.
4. KHAI THUẾ TNCN

- Đối với thuế TNCN, không phát sinh thì không phải nộp tờ khai tháng/quí (mẫu 02/KK-TNCN), nhưng chú ý là vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)
- Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:
+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.
Văn bản tham khảo: Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn NĐ 65/2013/NĐ-CP về thuế TNCN
5. HÓA ĐƠN

- Đối với doanh nghiệp mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận thì: tiến hành đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng, sau đó làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng ít nhất là 5 ngày. Kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn, thì mỗi tháng phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu BC26/AC), chậm nhất là ngày 20 tháng sau. Sau 12 tháng kể từ ngày thành lập thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện chuyển sang nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quí.
- Đối với doanh nghiệp mới thành lập nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và kể từ ngày mua, cũng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như trường hợp trên.
Văn bản tham khảo: Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 Hướng dẫn NĐ 52/2010 và 04/2014 về hóa đơn
6. TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

- Mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng vì theo quy định hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và chi phí tính thuế TNDN mới được trừ.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.
7. LAO ĐỘNG VÀ BHXH

- Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Văn bản tham khảo: Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
8. BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU

- Nếu là doanh nghiệp có tính chất sản xuất thì phải lập Bảng định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Riêng qui định nộp cho cơ quan thuế bảng định mức này đã được bãi bỏ kể từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tham khảo: Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn NĐ 218/2013 về thuế TNDN.
9. THÔNG BÁO PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TSCĐ

- Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ kể từ ngày phát sinh TSCĐ.
Văn bản tham khảo: Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2014 hướng dẫn chế đổ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Đối với một doanh nghiệp mới thành lập còn cần nhiều những giấy tờ khác mà kế toán cần thực hiện và tuyệt đối tuân thủ để đảm bảo hoạt động đúng luật của nhà nước và quản lý tốt vấn đề tài chính của mình.

>>> Ứng dụng Phần mềm kế toán Quản trị BRAVO trong Doanh nghiệp
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA