5 yếu tố đánh giá Phần mềm Kế toán chất lượng

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Các phần mềm kế toán luôn luôn là công cụ hiệu quả nhất để kiểm soát và duy trì hoạt động cho “bộ não tài chính” trong doanh nghiệp, bởi chúng được sử dụng để phục vụ các nhu cầu quản lý kế toán như báo cáo công nợ khách hàng chi tiết và chính xác, báo cáo số lượng hàng hóa nhập – xuất – tồn kho, liệt kê danh sách khách hàng và các mối quan hệ với công ty.
Trên thực tế, mỗi phần mềm đều có ưu điểm riêng, tuy nhiên để lựa chọn một phần mềm phù hợp với nhu cầu cũng như quy mô của công ty thì phải có những đánh giá chính xác. Có một số tiêu chí để lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp như sau:

web-ke-toan.jpg

1.Yếu tố dễ sử dụng
Đây là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn những nhà cung cấp phần mềm kế toán. Yếu tố này thể hiện ở một số đặc điểm như: Các thao tác nhập liệu tối ưu, cách thực hiện sửa sai dữ liệu và nhất là với các bộ phận không biết về nghiệp vụ kế toán có thể sử dụng chương trình được không?
Yếu tố dễ sử dụng giúp cho nhân viên kế toán nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng phần mềm vào thực tiễn cũng như giải quyết những vấn đề khi có sự cố xảy ra.

2.Yếu tố quản trị
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn bất cứ một phần mềm kế toán nào. Phần mềm đó phải là công cụ hỗ trợ các nhà quản trị luôn nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Yếu tố này thể hiện ở việc: Truy xuất thông tin dạng thống kê, báo cáo nhanh khi tìm kiếm dữ liệu, cung cấp báo cáo theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp và khách hàng có thể tự thay đổi trình bày báo cáo theo yêu cầu mà không cần đến nhà cung cấp…

3. Yếu tố tự động
Đây là một trong những yếu tố các doanh nghiệp cũng thường chú ý đến khi lựa chọn các nhà cung cấp.
- Định khoản tự động, tính thuế VAT tự động, đặt sẵn kho hàng, khoản mục chi phí cho chứng từ nhập vào.
- Xử lý lệch tỷ giá tự động tức là chương trình tự sinh các bút toán lệch tỷ giá khi nhập số liệu và khi điều chỉnh số dư các tài khoản ngoại tệ cuối tháng.
- Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý có thực hiện tự động không (tức là chương trình tự sinh ra các bút toán kết chuyển, phân bổ tự động).
- Giá vốn vật tư, hàng hóa, thành phẩn xuất có tính tự động hoàn toàn không?
- ………….
Những phần mềm có thể hỗ trợ tự động như vậy sẽ giúp giảm bớt khối lượng, nâng cao độ chính xác trong công việc của các kế toán viên.

4. Yếu tố bảo mật
Đây là yếu tố tối quan trọng khi lựa chọn bất cứ một phần mềm kế toán nào. Đặc biệt, phần mềm được cung cấp bởi những doanh nghiệp uy tín, độ bảo mật cao và có bản quyền sẽ là ưu tiên hàng đầu của khách hàng.

5. Yếu tố giá cả
Không riêng gì phần mềm kế toán mà bất cứ mặt hàng gì khi mua mọi doanh nghiệp đều cân nhắc đến yếu tố giá cả. Với phần mềm kế toán, tùy thuộc vào nhu cầu của từng công ty cũng như quy mô mà chọn những phần mềm khác nhau.
Giá cả thường phản ánh giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, đồng thời giá cả cũng phản ánh chất lượng của sản phẩm.Về nguyên tắc, giá cả phần mềm phụ thuộc vào các phần hành mà doanh nghiệp sẽ áp dụng, quy mô quản lý và các thông số đặc thù của từng đơn vị.
Ngoài những yếu tố trên, khi lựa chọn một nhà cung cấp phần mềm kế toán các doanh nghiệp thường xem xét rất kỹ năng lực của nhà cung cấp. Đó phải là một doanh nghiệp uy tín, sản phẩm tạo ra phải đạt những quy trình quản lý chất lượng.

>> Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Các phần mềm kế toán đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

Một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp thất bại đó là không có một hệ thống sổ sách kế toán tốt, không cung cấp được dấu hiệu cảnh báo cho các doanh nghiệp. Hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc có một hệ thống để quản lý tốt “bộ não tài chính” là yếu tố sống còn cho các doanh nghiệp.
1.png
Phần mềm kế toán quản trị đã giúp đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như:
- Giảm bớt nhân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí
- Hệ thống cảnh báo sớm các chỉ tiêu về tài chính giúp doanh nghiệp luôn chủ động và tránh được những rủi ro trong hoạt
- Các phần mềm kế toán linh động, rất dễ dàng sử dụng
Để phần mềm kế toán phát huy được tất cả lợi ích vốn có của nó thì cần lựa chọn được 1 phần mềm phù hợp với doanh nghiệp. Dưới đây là những tiêu chí để lựa chọn phần mềm kế toán tốt:
- Phù hợp với nhu cầu, quy mô, nghiệp vụ đặc trưng của từng doanh nghiệp
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
- Được cung cấp bởi nhà cung cấp uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực của doanh nghiệp
- Phù hợp với chế độ kế toán của Việt Nam
- Đầy đủ các nghiệp vụ trong doanh nghiệp
- Có các dịch vụ kèm theo tốt (bảo hành, bảo trì, tư vấn….)
- Đảm bảo an toàn về bảo mật
- ………………….
Có rất nhiều gói phần mềm kế toán quản trị thông minh cho các nhà quản lý kinh doanh để quản trị và tránh được những rủi ro không mong muốn. Để chọn được một phần mềm kế toán tốt trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp rồi sau đó tìm một nhà cung cấp đáp ứng tốt điều đó để hợp tác. Hiện tại trên thị trường có khá nhiều nhà cung cấp trong nước và nước ngoài, trong đó phần mềm ERP BRAVO là một trong những nhà cung cấp hàng đầu với hơn 17 năm kinh nghiệm.
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Lựa chọn phần mềm ERP nào?

Một trong những giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp là giải pháp quản trị thông qua hệ thống giải pháp ERP. Đây là giải pháp tối ưu có thể đưa ra cái nhìn tổng thể cho người quản lý doanh nghiệp. Vậy lựa chọn phần mềm ERP nào cho phù hợp với doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam?
Đứng trước nhiều lựa chọn như phần mềm thiết kế bởi nhà cung cấp nước ngoài, được khẳng định là dẫn đầu ngành ERP như SAP hay lựa chọn một phần mềm do chính nhà cung cấp trong nước phát triển như BRAVO? Để suy xét kỹ lưỡng, nếu bỏ qua yếu tố thương hiệu nước ngoài thì lựa chọn phần mềm phát triển trong nước như BRAVO là một giải pháp tối ưu. Tại sao nên sử dụng phần mềm trong nước như BRAVO?
ERP-Quan-ly-doanh-nghiep-01.png
  1. Các phần mềm nước ngoài cung cấp tại Việt Nam thường là thông qua đại lý trung gian chứ không phải đơn vị nhà cung cấp gốc. Do đó phần mềm nước ngoài từ chối hiệu chỉnh phần mềm sao cho sát sườn với bài toán của doanh nghiệp nhất. Trong khi đó Bravo xây dựng giải pháp từ việc khảo sát thực tế nhu cầu quản trị tại doanh nghiệp.
  2. Phần mềm nước ngoài thường có giá cao hơn rất nhiều so với giá của phần mềm trong nước. Mà so với giá trị sử dụng và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Việt là có phần lãng phí. So với quy chuẩn, phân hệ chức năng của các phần mềm nước ngoài thì phần mềm BRAVO hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các phân hệ chức năng mà doanh nghiệp cần có.
  3. Được phát triển từ đội ngũ nhân lực am hiểu chế độ tài chính kế toán trong nước, phần mềm BRAVO được hỗ trợ update thay đổi cách hoạch toán cập nhật theo các thông tư mới từ BTC, trong khi phần mềm nước ngoài có rất nhiều bất cập không phù hợp, hạn chế về hiểu biết chế độ tài chính, kế toán tại VN.
  4. Phần mềm BRAVO được cung cấp bởi nhà cung cấp gốc, có uy tínkinh nghiệm triển khai phần mềm lên tới gần 18 năm tại Việt Nam. Dịch vụ tư vấn triển khai phần mềm của BRAVO đã được khẳng định, thừa kế kinh nghiệm từ rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Khi sử dụng phần mềm BRAVO cũng chính là doanh nghiệp đang được thừa kế kinh nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp khác thông qua phần mềm.
  5. Giá trị cốt lõi mà BRAVO đồng thời cũng là lời hứa từ thương hiệu của BRAVO đưa ra là giá trị chất lượng, luôn đứng về phía lợi ích của khách hàng. Để làm rõ và khẳng định lời hứa này, đội ngũ nhân viên của BRAVO là những kỹ sư, chuyên viên có trình độ chuyên môn, đồng thời luôn được đào tạo, cập nhật kiến thức và rèn luyện ý thức, tâm niệm của mỗi BRAVO-ers luôn là “chân thành, nhiệt tình đứng về phía khách hàng”.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
7 câu hỏi của nhà quản lý và tối ưu nguồn lực doanh nghiệp


5-TQTinhNang.jpg
Để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mình, các chủ doanh nghiệp và nhà điều hành phải đối mặt với những câu hỏi như:
  1. Làm thế nào để hoạch định thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng?
  2. Làm thế nào để tăng doanh thu, giảm chi phí?
  3. Làm thế nào để cung ứng kịp thời và đủ hàng cho khách hàng với chi phí tồn kho thấp?
  4. Làm thế nào để hoạch định và sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp?
  5. Làm thế nào đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng?
  6. Làm thế nào để tri thức và kinh nghiệm của doanh nghiệp không bị mất đi khi nhân viên nghỉ việc?
  7. Làm thế nào để giúp chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành thực sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình?
Nhằm giải quyết triệt để 7 câu hỏi của các nhà quản lý nêu trên, giải pháp ERP ra đời. ERP - Enterprise resource planning là một giải pháp phần mềm ra đời với mục đích hỗ trợ công việc quản trị doanh nghiệp. Thay vì sử dụng nhiều phần mềm nhỏ lẻ, ERP là giải pháp tổng thể nhằm kết nối dữ liệu, thông tin, cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn xác thực để có thể ra quyết định kịp thời, chớp cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói tóm lại, giải pháp ERP làm thay đổi cách thức kinh doanh, hoạt động tại các doanh nghiệp như sau:
1. Kiểm soát thông tin khách hàng
ERP đồng nhất nguồn dữ liệu, vì dữ liệu nằm chung ở một nơi nay mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng, một số người có quyền thì có thể đổi cả thông tin mà không lo sợ hồ sơ khách hàng không được cập nhật xuyên suốt các bộ phận khác nhau.
2. Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ERP có thể phục vụ như một công cụ giúp tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và nhiều thứ khác. Vì chỉ sử dụng một hệ thống máy tính duy nhất nên công ty có thể tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết. Người quản lý có thể xem tất cả mọi thông số của công ty trong một giao diện hợp nhất, không phải nhảy từ khu vực này sang khu vực khác chỉ để kiếm vài con số.
3. Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án
ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án. Mình được biết là ERP còn có thể tự động kiểm tra trong cơ sở dữ liệu xem nhân viên nào có thế mạnh nào rồi tự gán họ vào từng tác vụ của dự án, người quản lý không phải mất nhiều thời gian cho công đoạn này.
4. Kiểm soát thông tin tài chính
để hiểu được hiệu suất của công ty mình ra sao, người quản lý sẽ phải tìm hiểu số liệu từ nhiều bộ phận khác nhau, nhiều khi có cái đúng, có cái sai, có cái theo tiêu chuẩn này, có cái thì theo tiêu chuẩn khác. ERP thì tổng hợp hết mọi thứ liên quan đến tài chính lại một nơi và số liệu chỉ có một phiên bản mà thôi, hạn chế tiêu cực cũng như những đánh giá sai lầm của người quản lý về hiệu năng của doanh nghiệp. Hệ thống phần mềm ERP cũng có thể giúp tạo ra các bản báo cáo tài chính theo những tiêu chuẩn kế toán hiện hành.
5. Kiểm soát lượng tồn kho
Phần mềm ERP giúp kiểm soát xem trong kho còn bao nhiêu hàng, hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao. Việc này giúp các công ty giảm vật liệu mà họ chứa trong kho, chỉ khi nào cần thiết thì mới nhập thêm (chữ Planning trong ERP ý chỉ việc giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho các hoạt động của mình, và đây là một ví dụ). Tất cả sẽ giúp giảm chi phí, giảm số người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc.
6. Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự
Nhờ ERP mà bên nhân sự có thể theo dõi sát sao giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên đã làm là bao nhiêu (để tính lương bổng và các phức lợi này nọ), ngay cả khi những người nhân viên đó làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Nhân viên cũng vui hơn vì với ERP, công ty có thể trả lương cho họ đúng thời gian hơn.
7. Giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty
ERP sở hữu khả năng hiển thị những tác vụ mà một người cần làm, xem cập nhật trạng thái từ những người cùng phòng. Chúng ta hãy quay trở lại những phần mềm riêng lẻ của từng bộ phận Quy trình xài nhiều phần mềm lẻ tẻ như thế có thể không hiệu quả, nhưng nó đơn giản. App cho bên tài chính thì lo việc tài chính, app cho bên nhân sự thì lo về nhân sự, những rắc rối gì xảy ra bên ngoài phần mềm đó thì không phải là vấn đề của bộ phận, nó là rắc rối của người khác. Còn với giải pháp ERP, chuyện này không còn như vậy nữa. Một nhân viên nhập liệu không chỉ đơn giản gõ gõ thông tin rồi nhấn Enter nữa. Người này sẽ thấy được những thông tin có liên quan của khách hàng, chẳng hạn như liệu người đó có trả tiền cho thứ mà họ mới mua hay chưa, mức đánh giá tín dụng của người đó ra sao, người đó đã từng mua những gì, và có thể họ sẽ phải update những thông tin này luôn. Bên kho bãi cũng phải cập nhật thông tin lên Internet (hoặc mạng nội bộ) thường xuyên chứ họ không chỉ làm việc với giấy tờ như trước nữa.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Đặc tả hoạt động quản lý khách sạn trên phần mềm excel

1. Ưu điểm

  • Phần mềm quản lý khách sạn bằng excel – đơn giản, tiện lợi
  • Phần mềm quản lý khách sạn bằng excel - lưu trữ, tra cứu và tính toán
  • Phần mềm quản lý khách sạn bằng excel – tối ưu chi phí
2. Nhược điểm

  • Khó khăn trong việc lên báo cáo
Yêu cầu đối với mọi phần mềm và đặc biệt là phần mềm quản lý khách sạn bằng excel là ngoài việc lưu trữ thông tin thì cần phải lên các báo cáo hay yêu cầu cao hơn là các dự báo. Tuy nhiên, điều này thì phần mềm quản lý khách sạn bằng excel hoàn toàn không đáp ứng được.
  • Bảo mật thông tin khách hàng
Vấn đề bảo mật dữ liệu khách hàng các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Phần mềm quản lý bán hàng bằng Excel miễn phí không có gì là đảm bảo dữ liệu của bạn không bị đánh cắp một cách dễ dàng.
  • Không phù hợp với những khách sạn lớn, nhiều phòng, nhiều nghiệp vụ
Với những khách sạn lớn có nhiều phòng và nhiều dịch vụ đi kèm như: nhà hàng, bar, gym, spa… thì kéo theo sẽ có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh cần quản lý. Khi đó, nhà quản lý khách sạn không chỉ đơn thuần cần một phần mềm quản lý phòng khách sạn bằng excel quá đơn giản nữa. Và kể cả một phần mềm quản lý tổng thể khách sạn bằng excel cũng không còn đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu.
Lúc này, nhà quản trị cần cân nhắc đến phương án mua một phần mềm được thiết kế để phù hợp với các yêu cầu đặc thù.

>> Xem thông tin chi tiết về phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất hiện nay.

3. Quản lý phòng khách sạn trên excel

Với những khách sạn dưới 3 sao có số phòng ít và những dịch vụ đi kèm chưa nhiều. Thêm vào đó là kinh phí chi cho việc mua và vận hành một phần mềm chuyên biệt chưa có thì họ sẽ cân nhắc sử dụng đến các phần mềm quản lý phòng khách sạn bằng excel.
Phần mềm này tuy chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu và quản lý một cách tổng thể nhưng nó là giải pháp khá phù hợp đối với các khách sạn nhỏ. Tuy nhiên, nếu khách sạn đó tăng số phòng, hoặc mở rộng thêm các loại hình dịch vụ thì họ cần một phần mềm chuyên biệt hơn.
Tính năng quản lý phòng khách sạn bằng excel:
  • Check in, check out khách vào ra hàng ngày
  • Theo dõi tình trạng phòng dễ dàng
  • Số liệu lưu liên tục, thuận lợi để thống kê và tổng hợp
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Những chi phí không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định cụ thể các Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là:

  • Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
  • Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
  • Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ.
  • Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ.
  • Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động.
  • Chi trang phục
  • Chi thưởng sáng kiến, cải tiến
  • Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
  • Các khoản chi được trừ nhưng chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
  • Chi trả tiền điện, tiền nước với những doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh; chủ cho thuê trực tiếp ký hợp đồng cung cấp điện, nước với nhà cung cấp
  • Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.
  • Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
  • Chi tài trợ cho y tế
  • Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo
  • Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
  • Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
  • Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu và cổ tức của cổ phiếu, mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính
  • Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
  • Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
  • Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
  • Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
  • Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
  • Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
  • Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
  • Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
  • Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
  • Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
  • Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
  • Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
  • Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ.
>> Cách lập tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA