có ai giúp e với ạ?

D

Duy Anh Lê

Guest
2/1/17
5
0
1
27
nv1: cty a dùng tiền gửi ngân hàng mua 200000 cổ phần do công ty b phát hành, mệnh giá 100. cty a nắm 50% quyền biểu quyết.
nv2: chi phí phát sinh khi mua cổ phần của công ty b là 30000
nv3: dùng tiền vay dài hạn mua thêm 30000 cổ phần của cty c, mệnh giá 100, giá mua 120. tổng vốn điều lệ cty c là 16000000, số vốn cty a đầu tư trước đây vào cty c 5 triệu
nv4: quyết định chuyển nhượng 5 triệu vốn đầu tư vào công ty d( tương đương 30% quyền biểu quyết) cho công ty m giá 6500000 . số vốn còn lại ở công ty d của công ty a là 2 triệu
nv5: thu hồi toàn bộ số vốn ở công ty e( tổng vốn điều lệ 18 triệu) là 10 triệu. công ty e trả bằng chuyển khoản 9500000
nv6: kết quả đầu tư trong kỳ:
số cổ tức được hưởng
công ty b: 300000
công ty c: 400000
số lỗ phải chịu từ
công ty d: 60000
công ty e: 30000
nv7: công ty c và b đã thanh toán số cổ tức cho cty a bằng chuyển khoản.
nv8: công ty a thanh toán số lỗ phải chịu cho công ty d và e bằng tiền mặt.
mọi người giúp e với ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

Trần Đình Anh Khoa

Guest
3/12/16
7
4
3
30
Hạch toán nghiệp vụ mua cổ phiếu A, bao gồm cả chi phí khi mua cổ phần
Nợ 121A: 100 x 200000 + 30.000 = 20.030.000
Có 1121A: 20.030.000

Hạch toán tiền đi vay:
Nợ 1121: 120 x 30.000 = 3.600.000
Có 341: 3.600.000

Hạch toán nghiệp vụ mua cổ phiếu C
Nợ 121C: 3.600.000
có 1121C: 3.600.000

Hạch toán chuyển nhượng cổ phần công ty D cho công ty M:
Nợ 1121M, 131: 6.500.000
Có 221D: 5.000.000
Có 511M: 1.500.000

2 triệu cổ phần tương ứng với 12%, theo luật thì số lượng cổ phần 1 công ty nắm giữ 1 công ty khác từ 20% -> nhỏ hơn 50% là công ty liên doanh liên kết => Công ty này không phải là công ty liên doanh liên kết => Phải hạch toán vào tài khoản 228.

Ghi nhận giá trị còn lại của khoản vay
Nợ 228: 2 triệu
Có 221: 2 triệu

Ghi nhận số vốn thu hồi của công ty E, số vốn của công ty A đầu tư vào công ty E là 10 triệu trên vốn điều lệ công ty E là 18 triệu, tương đương với hơn 55% => Công ty E là công ty con của công ty A.

Sẽ có nhiều bạn thắc mắc là tại sao công ty E chỉ trả 9,5 triệu, trong khi vốn đầu tư là 10 triệu, nhưng nếu đọc thêm phía dưới thì sẽ thấy là công ty A bị lỗ 30.000, tức là số tiền còn thiếu 470.000 thì công ty E sẽ thanh toán sau, nên theo mình sẽ hạch toán như sau:

Công ty E thanh toán cho công ty A
Nợ 1211: 9.500.000
Có 1361: 9.500.000

Hạch toán số cổ tức được hưởng
Nợ 1121: 700.000
Có 515: 700.000

Hạch toán về khoản lỗ của khoản đầu tư của công ty A vào công ty E
Nợ 635: 30.000
Có 228: 30.000

Lẽ ra số tiền còn lại công ty A phải trả là 470.000 mới đúng, nhưng vì lí do gì đó mà công ty E chuyển cho công ty A số tiền là 500.000, theo mình nghĩ là do:

- Ngày xưa Công ty A đầu tư, góp vốn vào công ty E bằng tiền, và bị lỗ số tiền là 30.000, lẽ ra số tiền phải trả chỉ là 470.000 nhưng vì lí do gì đó hoặc mua mà công ty E chuyển cho công ty A là 500.000 nên công ty A phải trả lại số tiền đưa dư.

- Ngày xưa công ty A góp vốn, đầu tư vào công ty E ngoài bằng tiền thì còn bằng hàng hóa, nguyên vật liệu, ... Bây giờ bên A yêu cầu bên E phải trả lại tiền, hàng hóa, nguyên vật liệu... cho công ty A. Số hàng hóa, nguyên vật liệu và tiền công ty E trả cho công ty A lớn hơn giá trị số vốn còn lại của công ty A.

a. Hạch toán về khoản lỗ của khoản đầu tư của công ty A vào công ty E
Nợ 635E: 30.000
Có 221E: 30.000

b. Hạch toán khoản tiền công ty E còn thiếu công ty A
Hạch toán công ty A thu tiền
Nợ 1388E: 500.000
Có 221E: 500.000

c. Công ty A chuyển trả lại số tiền trả dư cho công ty E
Nợ 635E: 30.000
Có 1111E: 30.000

Công ty D là công ty mà công ty A đang đầu tư, có thể hiểu việc công ty A phải chịu lỗ số tiền là 60.000 theo hướng sau: Ngày xưa công ty A đầu tư vào công ty D bằng tiền; Sau khi công ty A chuyển nhượng vốn đầu tư vào công ty D cho công ty M, công ty M lập tức rút vốn khỏi công ty D. Công ty D lúc đó đang khó khăn về tài chính, hay bị phá sản... nên chỉ có thể rút được 4.940.000, tức là còn thiếu 60.000. Công ty D không chấp nhận và làm rùm beng lên. Dù sao thì công ty A cũng vẫn còn vốn đầu tư vào công ty D, nếu nó bị gì thì mình cũng có thể chịu liên lụy, hoặc giữa 2 bên còn có quan hệ làm ăn chung, thỏa thuận riêng... nên công ty A chấp nhận bù lỗ cho công ty D.

Nếu vậy thì sẽ có 2 hướng hạch toán:
a. Công ty A chi trả bằng tiền mặt cho công ty M luôn và không ghi tăng khoản đầu tư vào công ty D
Nợ 811: 60.000
Có 1111: 60.000

b. Cũng chi trả bằng tiền mặt, rồi sau đó sẽ ghi tăng khoản đầu tư vào công ty D

Hạch toán khoản chi phí đã trả:
Nợ 811: 60.000
Có 1111: 60.000
Ghi tăng ở tài khoản 228:
Nợ 228: 60.000
Có 811: 60.000

Đây là ý kiến riêng của mình. Mong được mọi người chỉ giáo thêm ạ!
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA