Sau khi tốt nghiệp đại học, như bao sinh viên mới ra trường khác, tôi hăm hở lao đi tìm việc làm. Thành tích khá cộng thêm chút may mắn nên tôi nhanh chóng tìm được việc làm đầu tiên tại một công ty chế biến sản xuất.
Tuy nhiên, sau 3 tháng thử việc, tôi cảm thấy không thể nào hòa hợp với vị sếp ở đây. Đơn giản thôi, không thích thì nghỉ. Tôi nhanh chóng chuyển qua làm tại một công ty phân phối sản phẩm, rồi làm nghề nghiên cứu thị trường, kiểm tra thông tin… Không công việc nào phù hợp với tính cách và nguyện vọng của tôi. Biết làm sao được, phải phù hợp mới có thể gắn bó lâu dài chứ?
Cứ thế, phần thông tin kinh nghiệm làm việc trong lý lịch của tôi ngày càng kéo dài, kéo dài. Một tỷ lệ nghịch cũng không mấy ngạc nhiên là càng nhiều “kinh nghiệm làm việc”, tôi càng khó kiếm việc làm. Không còn công ty nào muốn nhận một người nhảy việc nhiều như tôi.
Vậy là tôi đành xin việc làm dạng thời vụ và cộng tác. Tuy nhiên, ngay cả dạng công việc ngắn hạn này cũng không giữ được bước chân tôi. Hễ có rắc rối hay điều gì không vừa ý, dù là nhỏ nhất, tôi cũng nghỉ ngay. Cứ vậy, danh sách công ty thời vụ trong đơn xin việc cũng ngày một dài ra.
Một ngày nọ, tôi nhận được một công việc tạm thời là thu ngân tại một siêu thị nhỏ. Hồi trước, siêu thị không dùng mã vạch như bây giờ nên thu ngân phải tự nhập hàng, nhập giá bằng máy tính. Sau vài ngày được hướng dẫn cách đánh máy tôi bắt đầu ngán đến tận cổ công việc quá sức dễ dàng và nhàm chán này.
Không thể nào, tôi không thể nào làm công việc này được!
Thế nhưng, chán công việc ấy một thì tôi cũng ngao ngán chính mình đến mười. Tôi nhận ra việc gì mình cũng làm kiểu đại khái cho qua. Tôi tự giận chính bản thân sao không đủ kiên nhẫn để theo đuổi một công việc ổn định. Tôi phải thay đổi, tôi phải cố gắng tiếp tục công việc này, bởi có lẽ đây là cơ hội cuối cùng của tôi. Tuy nhiên, thật sự là cho dù có cố gắng đến thế nào đi chẳng nữa, tôi cũng không thể tiếp tục nổi với những con số khô khan, những gương mặt không thân quen lướt qua tôi mỗi ngày. Tôi quyết định sẽ thu dọn đồ đạc và về quê. Đơn nghỉ việc tôi để sẵn trên bàn, chỉ đợi ngày gửi.
Trong khi dọn dẹp, tôi vô tình tìm ra cuốn nhật ký thời thơ ấu đang nằm lặng lẽ trong góc của ngăn bàn. Tôi cứ tưởng đã lạc mất sau nhiều lần di chuyển, nhưng không ngờ nó vẫn còn ở đây.
Tôi bồi hồi giở ra những trang giấy còn ngô nghê nét chữ học trò: “Tôi muốn trở thành nhạc công chơi đàn dương cầm”. Đó là giấc mơ hồi trung học của tôi. Nhớ lúc đó, ngày nào tôi cũng chăm chỉ tập đàn piano. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì rồi một ngày, tôi cũng bỏ ngang.
Càng nghĩ, tôi càng giận bản thân. Đâu rồi tôi của một thời đầy đam mê và mộng ước. Nhật ký của tôi bây giờ ư? Chỉ là danh sách những công ty tôi từng xin việc và nghỉ việc. Thay vì nuôi dưỡng những giấc mơ, tôi chỉ ghi lại những cố gắng nửa vời và những lần thất bại của mình.
Tôi đóng cuốn sổ nhật ký lại, gọi về nhà mà nước mắt dâng trào. Dẹp tờ đơn xin nghỉ việc sang một bên, tôi quyết định ngày mai sẽ tiếp tục đi làm. Đúng, phải tự tìm lấy cảm hứng làm việc cho dù bắt đầu cùng cái bàn phím chán ngán này.
Tôi nhắm mắt hồi tưởng lại những bài học piano ngày trước, mường tượng từng ngón tay mình đang lướt trên phím đàn. Tập piano rất khó, phải kiên trì luyện tập ngày qua ngày, sai hết lần này đến lần khác, tôi mới có thể nhớ hết các phím đàn cả tay trái lẫn tay phải và cuối cùng có thể đàn mà không cần nhìn đến bàn phím. Thế là... Tôi tự đặt ra mục tiêu: phải thuần thục bàn phím như ngày trước từng thuần thục các phím đàn.
Tôi tập nhớ những tổ hợp phím tắt, vị trí từng con chữ, sắp xếp làm sao để có thể đánh máy mà không cần nhìn xuống. Vài ngày sau, tôi đánh máy nhanh hơn hẳn, rồi dần dần tôi có thể hoàn toàn không cần nhìn đến bàn phím. Không cần phải cắm cúi xuống bàn phím, tôi có thời gian để quan sát thêm khách hàng của mình. Đây là quý cô Chỉ-mua-hàng-giảm-giá, kia là quý ngài Chỉ-đến-trước-giờ-đóng cửa. À, còn có cả quý bà Chỉ-mua-hàng-thượng-hạng nữa chứ?
Một lần, quý bà Mua-hàng-trước-khi-sắp-hết-hạn mang đến cho quầy tính tiền một con cá tươi ngon và khá đắt tiền. Tôi ngạc nhiên buột miệng hỏi: "Có dịp lễ đặc biệt gì hả bác?”. Bà trả lời: “Cháu tôi vừa đoạt giải thưởng bơi lội, tôi mua về ăn mừng”.
Tôi cười đáp: “Cháu bác giỏi quá ” và bỗng nhiên, tôi cảm thấy mình cũng vui lây khi nói chuyện cùng khách hàng. Sau một thời gian, tôi bắt đầu ghi nhớ từng gương mặt, tên của khách hàng và giúp họ có thể chọn mua hàng tốt nhất.
“Bà Tanaka ơi, bà có chắc là muốn mua loại chocolate này không? Còn một loại cũng ngon mà rẻ hơn ở dãy 3 đấy ạ”.
Tất cả khách hàng tính tiền ở quầy của tôi đều cảm ơn tôi vì những lời khuyên mua sắm hợp lý. Càng giao tiếp với khách hàng, tôi càng thích thú làm việc và không còn nghĩ đây chỉ là công việc thu ngân nhàm chán.
Một hôm, tôi cảm thấy quầy hàng của mình có vẻ đông hơn bình thường, nhưng bận tập trung vào công việc và trò chuyện với khách hàng nên tôi chẳng quan tâm. Tiếng người quản lý vọng lên trong loa thông báo: “Xin quý vị vui lòng chuyển sang quầy tính tiền còn trống để được phục vụ ngay”.
Lời nhắn ấy được nhắc đi nhắc lại, đến lần thứ ba, tôi mới ngẩng đầu lên nhìn. Cả 5 quầy tính tiền bên cạnh đều còn trống trong khi tất cả khách hàng tập trung chờ tính tiền tại quầy của tôi.
Vị quản lý chạy vội đến và nói với khách hàng: “Làm ơn chuyển sang quầy khác, như vậy các vị sẽ không phải đợi lâu”.
Bà Ito, vị khách chỉ mua sữa trong bình thủy tinh lên tiếng: “Lý do duy nhất tôi đến siêu thị này là để được trò chuyện với cô gái này đây. Tôi không muốn đến quầy thu ngân khác đâu”.
Tôi ngẩn người, ngân ngấn nước mắt vì xúc động.
Bà Ito tiếp lời: “Thật ra siêu thị ở đầu đường giá bán rẻ hơn ở đây, nhưng tôi đến đây để trò chuyện. Cảm ơn anh quan tâm, nhưng tôi sẽ xếp hàng đợi cô ấy ở đây”.
Đến lúc này, không nén nổi cảm xúc, tôi bật khóc. Lần đầu tiên trong được tôi mới hiểu được ý nghĩa công việc là thế nào”.
Thay lời kết
Như bao câu chuyện thành công khác với kết thúc có hậu, không lâu sau đó cô gái được đề bạt lên vị trí quản lý. Với cương vị mới, cô tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hướng dẫn những thu ngân mới cách tìm niềm vui trông công việc cũng và quan tâm chăm sóc khách hàng.
Câu chuyện kể về một phụ nữ Nhật xa lạ nhưng mặt nào đó cũng rất quen thuộc với chúng ta. Trong thời đại này, ai cũng muốn có được kết quả càng nhanh càng tốt. Thế nên, đôi khi chỉ gặp một vài chướng ngại, chúng ta đã vội nản và bỏ cuộc. Chúng ta chỉ mải đi tìm đáp án ở đâu đó xung quanh, nhưng nào biết câu trả lời đã có ở đó, tận sâu trong chính ta. Khi trao trọn vẹn trái tim cho điều mình làm, chắc chắn chúng ta sẽ tìm được niềm vui và sự thành công ở đó.
“Ngựa tốt phải chạy đường dài, người giỏi thì phải nhẫn nại”. Không có phương pháp thần thánh nào giúp bạn thành công nếu không có sự kiên nhẫn. Nó là một quá trình dài tôi luyện bản thân mình và chắc hẳn là sẽ có rất nhiều người gục ngã giữa cuộc đua đến thành công. Vậy nên chúng ta hãy tiếp tục kiên trì và tạo cho mình động lực để thực hiện mục tiêu nhé. Có gieo mới có gặt, cứ đi rồi sẽ đến - khi đó thành công sẽ rất gần bạn hơn.
Nguồn: Sưu tầm Facebook
Tuy nhiên, sau 3 tháng thử việc, tôi cảm thấy không thể nào hòa hợp với vị sếp ở đây. Đơn giản thôi, không thích thì nghỉ. Tôi nhanh chóng chuyển qua làm tại một công ty phân phối sản phẩm, rồi làm nghề nghiên cứu thị trường, kiểm tra thông tin… Không công việc nào phù hợp với tính cách và nguyện vọng của tôi. Biết làm sao được, phải phù hợp mới có thể gắn bó lâu dài chứ?
Cứ thế, phần thông tin kinh nghiệm làm việc trong lý lịch của tôi ngày càng kéo dài, kéo dài. Một tỷ lệ nghịch cũng không mấy ngạc nhiên là càng nhiều “kinh nghiệm làm việc”, tôi càng khó kiếm việc làm. Không còn công ty nào muốn nhận một người nhảy việc nhiều như tôi.
Vậy là tôi đành xin việc làm dạng thời vụ và cộng tác. Tuy nhiên, ngay cả dạng công việc ngắn hạn này cũng không giữ được bước chân tôi. Hễ có rắc rối hay điều gì không vừa ý, dù là nhỏ nhất, tôi cũng nghỉ ngay. Cứ vậy, danh sách công ty thời vụ trong đơn xin việc cũng ngày một dài ra.
Một ngày nọ, tôi nhận được một công việc tạm thời là thu ngân tại một siêu thị nhỏ. Hồi trước, siêu thị không dùng mã vạch như bây giờ nên thu ngân phải tự nhập hàng, nhập giá bằng máy tính. Sau vài ngày được hướng dẫn cách đánh máy tôi bắt đầu ngán đến tận cổ công việc quá sức dễ dàng và nhàm chán này.
Không thể nào, tôi không thể nào làm công việc này được!
Thế nhưng, chán công việc ấy một thì tôi cũng ngao ngán chính mình đến mười. Tôi nhận ra việc gì mình cũng làm kiểu đại khái cho qua. Tôi tự giận chính bản thân sao không đủ kiên nhẫn để theo đuổi một công việc ổn định. Tôi phải thay đổi, tôi phải cố gắng tiếp tục công việc này, bởi có lẽ đây là cơ hội cuối cùng của tôi. Tuy nhiên, thật sự là cho dù có cố gắng đến thế nào đi chẳng nữa, tôi cũng không thể tiếp tục nổi với những con số khô khan, những gương mặt không thân quen lướt qua tôi mỗi ngày. Tôi quyết định sẽ thu dọn đồ đạc và về quê. Đơn nghỉ việc tôi để sẵn trên bàn, chỉ đợi ngày gửi.
Trong khi dọn dẹp, tôi vô tình tìm ra cuốn nhật ký thời thơ ấu đang nằm lặng lẽ trong góc của ngăn bàn. Tôi cứ tưởng đã lạc mất sau nhiều lần di chuyển, nhưng không ngờ nó vẫn còn ở đây.
Tôi bồi hồi giở ra những trang giấy còn ngô nghê nét chữ học trò: “Tôi muốn trở thành nhạc công chơi đàn dương cầm”. Đó là giấc mơ hồi trung học của tôi. Nhớ lúc đó, ngày nào tôi cũng chăm chỉ tập đàn piano. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì rồi một ngày, tôi cũng bỏ ngang.
Càng nghĩ, tôi càng giận bản thân. Đâu rồi tôi của một thời đầy đam mê và mộng ước. Nhật ký của tôi bây giờ ư? Chỉ là danh sách những công ty tôi từng xin việc và nghỉ việc. Thay vì nuôi dưỡng những giấc mơ, tôi chỉ ghi lại những cố gắng nửa vời và những lần thất bại của mình.
Tôi đóng cuốn sổ nhật ký lại, gọi về nhà mà nước mắt dâng trào. Dẹp tờ đơn xin nghỉ việc sang một bên, tôi quyết định ngày mai sẽ tiếp tục đi làm. Đúng, phải tự tìm lấy cảm hứng làm việc cho dù bắt đầu cùng cái bàn phím chán ngán này.
Tôi nhắm mắt hồi tưởng lại những bài học piano ngày trước, mường tượng từng ngón tay mình đang lướt trên phím đàn. Tập piano rất khó, phải kiên trì luyện tập ngày qua ngày, sai hết lần này đến lần khác, tôi mới có thể nhớ hết các phím đàn cả tay trái lẫn tay phải và cuối cùng có thể đàn mà không cần nhìn đến bàn phím. Thế là... Tôi tự đặt ra mục tiêu: phải thuần thục bàn phím như ngày trước từng thuần thục các phím đàn.
Tôi tập nhớ những tổ hợp phím tắt, vị trí từng con chữ, sắp xếp làm sao để có thể đánh máy mà không cần nhìn xuống. Vài ngày sau, tôi đánh máy nhanh hơn hẳn, rồi dần dần tôi có thể hoàn toàn không cần nhìn đến bàn phím. Không cần phải cắm cúi xuống bàn phím, tôi có thời gian để quan sát thêm khách hàng của mình. Đây là quý cô Chỉ-mua-hàng-giảm-giá, kia là quý ngài Chỉ-đến-trước-giờ-đóng cửa. À, còn có cả quý bà Chỉ-mua-hàng-thượng-hạng nữa chứ?
Một lần, quý bà Mua-hàng-trước-khi-sắp-hết-hạn mang đến cho quầy tính tiền một con cá tươi ngon và khá đắt tiền. Tôi ngạc nhiên buột miệng hỏi: "Có dịp lễ đặc biệt gì hả bác?”. Bà trả lời: “Cháu tôi vừa đoạt giải thưởng bơi lội, tôi mua về ăn mừng”.
Tôi cười đáp: “Cháu bác giỏi quá ” và bỗng nhiên, tôi cảm thấy mình cũng vui lây khi nói chuyện cùng khách hàng. Sau một thời gian, tôi bắt đầu ghi nhớ từng gương mặt, tên của khách hàng và giúp họ có thể chọn mua hàng tốt nhất.
“Bà Tanaka ơi, bà có chắc là muốn mua loại chocolate này không? Còn một loại cũng ngon mà rẻ hơn ở dãy 3 đấy ạ”.
Tất cả khách hàng tính tiền ở quầy của tôi đều cảm ơn tôi vì những lời khuyên mua sắm hợp lý. Càng giao tiếp với khách hàng, tôi càng thích thú làm việc và không còn nghĩ đây chỉ là công việc thu ngân nhàm chán.
Một hôm, tôi cảm thấy quầy hàng của mình có vẻ đông hơn bình thường, nhưng bận tập trung vào công việc và trò chuyện với khách hàng nên tôi chẳng quan tâm. Tiếng người quản lý vọng lên trong loa thông báo: “Xin quý vị vui lòng chuyển sang quầy tính tiền còn trống để được phục vụ ngay”.
Lời nhắn ấy được nhắc đi nhắc lại, đến lần thứ ba, tôi mới ngẩng đầu lên nhìn. Cả 5 quầy tính tiền bên cạnh đều còn trống trong khi tất cả khách hàng tập trung chờ tính tiền tại quầy của tôi.
Vị quản lý chạy vội đến và nói với khách hàng: “Làm ơn chuyển sang quầy khác, như vậy các vị sẽ không phải đợi lâu”.
Bà Ito, vị khách chỉ mua sữa trong bình thủy tinh lên tiếng: “Lý do duy nhất tôi đến siêu thị này là để được trò chuyện với cô gái này đây. Tôi không muốn đến quầy thu ngân khác đâu”.
Tôi ngẩn người, ngân ngấn nước mắt vì xúc động.
Bà Ito tiếp lời: “Thật ra siêu thị ở đầu đường giá bán rẻ hơn ở đây, nhưng tôi đến đây để trò chuyện. Cảm ơn anh quan tâm, nhưng tôi sẽ xếp hàng đợi cô ấy ở đây”.
Đến lúc này, không nén nổi cảm xúc, tôi bật khóc. Lần đầu tiên trong được tôi mới hiểu được ý nghĩa công việc là thế nào”.
Thay lời kết
Như bao câu chuyện thành công khác với kết thúc có hậu, không lâu sau đó cô gái được đề bạt lên vị trí quản lý. Với cương vị mới, cô tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hướng dẫn những thu ngân mới cách tìm niềm vui trông công việc cũng và quan tâm chăm sóc khách hàng.
Câu chuyện kể về một phụ nữ Nhật xa lạ nhưng mặt nào đó cũng rất quen thuộc với chúng ta. Trong thời đại này, ai cũng muốn có được kết quả càng nhanh càng tốt. Thế nên, đôi khi chỉ gặp một vài chướng ngại, chúng ta đã vội nản và bỏ cuộc. Chúng ta chỉ mải đi tìm đáp án ở đâu đó xung quanh, nhưng nào biết câu trả lời đã có ở đó, tận sâu trong chính ta. Khi trao trọn vẹn trái tim cho điều mình làm, chắc chắn chúng ta sẽ tìm được niềm vui và sự thành công ở đó.
“Ngựa tốt phải chạy đường dài, người giỏi thì phải nhẫn nại”. Không có phương pháp thần thánh nào giúp bạn thành công nếu không có sự kiên nhẫn. Nó là một quá trình dài tôi luyện bản thân mình và chắc hẳn là sẽ có rất nhiều người gục ngã giữa cuộc đua đến thành công. Vậy nên chúng ta hãy tiếp tục kiên trì và tạo cho mình động lực để thực hiện mục tiêu nhé. Có gieo mới có gặt, cứ đi rồi sẽ đến - khi đó thành công sẽ rất gần bạn hơn.
Nguồn: Sưu tầm Facebook