Cách hạch toán số chênh lệch tiền BHXH

  • Thread starter vipayu
  • Ngày gửi
vipayu

vipayu

Trung cấp
6/6/16
53
5
8
34
Mọi người ơi, e mới vào làm KT cho 1 cty xây dựng, chị KT trước đây có bàn giao lại sổ sách này nọ rồi nhưng giờ e lại phát hiện 1 số vấn đề ko biết giải quyết như nào, mọi người giúp e với ah.

Em xem trên báo cáo thì thấy có số dư Nợ 3383, thì nghĩa là cty em nộp dư tiền BHXH đúng ko ah? Nhưng trên thực tế thì cty em đang nợ 1 số tiền BHXH gấp đôi cái số dư kia, có giấy báo của BHXH gởi cho cty hẳn hoi luôn. Em xem trên phần mềm thì là do hàng tháng khi trả lương nhân viên chị KT cũ ko hạch toán phần trích BHXH, số chênh lệch là do tích tụ từ nhiều tháng cộng gộp lại nên mới nhiều, bây giờ e muốn điều chỉnh cho đúng thực tế thì phải làm ntn ah?

Chị KT cũ chỉ cho e cách hạch toán tiền lương hàng tháng của nhân viên VP và công nhân SX như sau:
N6421 / C1111 (tổng lương nhân viên VP - số tiền trích nộp BHXH)
N6271 / C1111 (tổng lương công nhân SX - số tiền trích nộp BHXH)

Chỉ hạch toán vậy thôi chứ ko có trích tiếp số tiền nộp BHXH, khi nào có lệnh chi nộp tiền BH thì sau khi chuyển nộp tiền xong sẽ hạch toán
N3383 / C112 Số tiền chuyển nộp BH
N6421 / C3383 (tổng quỹ lương đóng BH x 22%)
Còn lại 10,5% đã trừ vào lương của nhân viên thì ko hề thấy hạch toán gì luôn

Em xem sổ sách các năm cũng ko hề thấy sử dụng TK 334, bây giờ em nên điều chỉnh phần chênh lệch số dư nợ TK 3383 sang cho TK chi phí nào đây ah? Thấy đưa vô TK 6421 cũng ko đúng vì đã trích 22% lúc nộp tiền BH rồi, giờ phần lệch chỉ là 10,5% của nhiều kỳ dồn lại thôi ah

Mọi người ai có kinh nghiệm về việc này thì giúp em với ah, em muốn điều chỉnh ngay từ đầu năm luôn cho khỏi rắc rối. Em cảm ơn mọi người nhiều ah!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
vipayu

vipayu

Trung cấp
6/6/16
53
5
8
34
mọi người giúp mình với :(
 
vipayu

vipayu

Trung cấp
6/6/16
53
5
8
34
hu hu ai đó góp ý cho e với ah
 
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Cái 10.5% trừ lương nhân viên không hạch toán nhưng thực tế khi chi trả đã trừ khoản này chưa bạn. Nếu chưa thì hạch toán thu lại thôi N138 or N334/Có 3383.
Nếu chưa, bạn ví dụ với số liệu thực tế đi, thực chất là chưa hiểu lắm --!
 
vipayu

vipayu

Trung cấp
6/6/16
53
5
8
34
Cái 10.5% trừ lương nhân viên không hạch toán nhưng thực tế khi chi trả đã trừ khoản này chưa bạn. Nếu chưa thì hạch toán thu lại thôi N138 or N334/Có 3383.
Nếu chưa, bạn ví dụ với số liệu thực tế đi, thực chất là chưa hiểu lắm --!


trên bảng lương thì có thể hiện rõ đã trừ 10,5% số tiền để nộp cho BH nhưng chỉ thiếu hạch toán thôi bạn
mình ví dụ 1 nhân viên VP đi làm đủ 26 ngày và lương trên hđồng là 4.000.000, người này có phụ cấp điện thoại 200.000 thì trên bảng lương số tiền người này nhận được sẽ là 4.000.000 - (4.000.000*10,5%) + 200.000 = 3.780.000

chị KT cũ sẽ nhập vô phần mềm là: N6421/ C1111: 3.780.000 (chị ấy ko dùng TK 334 mà cho vào 642 luôn)
xong rồi ko đụng chạm gì tới số tiền BH hết. Tới tháng sau sếp có lệnh chi tiền để đóng BH thì chị ấy mới hạch toán
N3383/ C112: 4.000.000 x 32,5% = 1.300.000
đồng thời kết chuyển chi phí N6421/ C3383: 4.000.000 x 22% = 880.000
còn cái 10,5% thì ko hề hạch toán

Theo thông thường thì người ta dùng TK 334 khi trả lương cho nhân viên sẽ dễ hạch toán hơn:
lúc phát sinh lương sẽ là: N6421/ C334: 4.200.000
lúc trả lương: N334/ C111: 3.780.000
KC số tiền 10,5% đã trừ lương nhân viên: N334/ C3383: 420.000
KC chi phí cty: N6421/ C3383: 880.000
lúc đóng BH sẽ là: N3383/ C112: 1.300.000

Giờ cty mình ko có dùng TK 334 nên mình ko bik cho cái 10,5% kia vào TK nào luôn
 
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Đưa hết vào chi phí 642 bạn: Nợ 642/Có 3383. Không ảnh hưởng đâu, để ý rằng:
C1. Theo cách hạch toán thông thường (dùng TK334):
Tổng số dư Nợ 6421 sẽ là: 4.200.000+880.000=5.080.000.
C2. Theo cách công ty bạn đang hạch toán:
Tổng số dư Nợ 6421: 3.780.000+880.000=4.660.000
Chênh lệch 420.000 do kết chuyển thiếu
Thực chất Cách 2 nếu hạch toán đúng:
Nơ 6421/Có 111: 3.780.000 => Đây là lương nét thực trả.
Nợ 6421/Có 3383: 4.000.000*32.5% =1.300.000 (tất cả chi phí BHXH)
Có 3383/112: 1.300.000
* Tổng dư nợ 6421:3.780.000+1.300.000=5.080.000 => Bảo toàn so với C1
=>Khác biệt chỉ do cách hạch toán => KC 6421
 
vipayu

vipayu

Trung cấp
6/6/16
53
5
8
34
Đưa hết vào chi phí 642 bạn: Nợ 642/Có 3383. Không ảnh hưởng đâu, để ý rằng:
C1. Theo cách hạch toán thông thường (dùng TK334):
Tổng số dư Nợ 6421 sẽ là: 4.200.000+880.000=5.080.000.
C2. Theo cách công ty bạn đang hạch toán:
Tổng số dư Nợ 6421: 3.780.000+880.000=4.660.000
Chênh lệch 420.000 do kết chuyển thiếu
Thực chất Cách 2 nếu hạch toán đúng:
Nơ 6421/Có 111: 3.780.000 => Đây là lương nét thực trả.
Nợ 6421/Có 3383: 4.000.000*32.5% =1.300.000 (tất cả chi phí BHXH)
Có 3383/112: 1.300.000
* Tổng dư nợ 6421:3.780.000+1.300.000=5.080.000 => Bảo toàn so với C1
=>Khác biệt chỉ do cách hạch toán => KC 6421


Cảm ơn bạn nhé! Theo cách giải thích của bạn thì đúng là chi phí hợp lý rồi. Mình cũng nghĩ sẽ cho hết vào 6421 nhưng chị KT cũ nói rằng thuế chỉ chấp nhận 22% thôi còn loại ra 10,5% (trước đây cty bị thuế lên ktra và đã loại ra rồi) nên giờ lại cho vào 6421 ko biết có được duyệt ko. Với lại số chênh lệch giữa sổ sách và thực tế rất lớn, trên sổ thì nộp dư tiền BH còn thực tế thì lại nợ gấp đôi cái số tiền dư kia, nếu giờ mà chuyển hết qua 1 lần thì sẽ đội chi phí cuối năm rất cao. Cty mình làm bên xây dựng, GĐ cứ bắt phải làm cho có lời trên sổ sách để đấu thầu dễ hơn, vừa phải đúng luật, vừa phải đúng ý GĐ, khổ ghê luôn T_______T
 
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Cảm ơn bạn nhé! Theo cách giải thích của bạn thì đúng là chi phí hợp lý rồi. Mình cũng nghĩ sẽ cho hết vào 6421 nhưng chị KT cũ nói rằng thuế chỉ chấp nhận 22% thôi còn loại ra 10,5% (trước đây cty bị thuế lên ktra và đã loại ra rồi) nên giờ lại cho vào 6421 ko biết có được duyệt ko. Với lại số chênh lệch giữa sổ sách và thực tế rất lớn, trên sổ thì nộp dư tiền BH còn thực tế thì lại nợ gấp đôi cái số tiền dư kia, nếu giờ mà chuyển hết qua 1 lần thì sẽ đội chi phí cuối năm rất cao. Cty mình làm bên xây dựng, GĐ cứ bắt phải làm cho có lời trên sổ sách để đấu thầu dễ hơn, vừa phải đúng luật, vừa phải đúng ý GĐ, khổ ghê luôn T_______T
Uhm 2 cách nào nếu không nhìn kỹ sẽ cho rằng nó khác nhau.
Quan trọng là giải thích được với cơ quan thuế. Có căn cứ thì cứ cãi. Chúc bạn may mắn hix --!
 
  • Like
Reactions: vipayu

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA