Hướng dẫn dùm e cách tính BHXH 1 lần và BHTN

  • Thread starter phươngphuong899
  • Ngày gửi
P

phươngphuong899

Guest
9/4/17
1
0
1
30
E làm cty từ tháng 4/2013 - 12/2013=9 tháng x3.000.000
6/2015 -8/2015 =3 x3.750.000
3/2016 -12/2016 =9 x4.410.000
1/2017 - 4/2017 =3 x4.680.000.
E tính là đc 25 tháng . Nhưng e k rõ cách tính ntn , mấy c giúp e với ạ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

DGreen

Sơ cấp
7/4/17
22
6
3
32
E làm cty từ tháng 4/2013 - 12/2013=9 tháng x3.000.000
6/2015 -8/2015 =3 x3.750.000
3/2016 -12/2016 =9 x4.410.000
1/2017 - 4/2017 =3 x4.680.000.
E tính là đc 25 tháng . Nhưng e k rõ cách tính ntn , mấy c giúp e với ạ
Bạn ơi, từ 3/2016 tới 12/2016 là 10 tháng, 1/2017 tới 4/2017 là 4 tháng, tổng là 26 tháng đóng BHXH.

Theo mình thì, với BHTN, nếu bạn nộp đầy đủ hồ sơ trong vòng 3 tháng đầu sau khi nghỉ việc, bạn sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 60% của mức lương đóng bảo hiểm bình quân 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm trước khi thất nghiệp. với 26 tháng đóng BHXH bạn sẽ được max là 3 tháng nhận trợ cấp thất nghiệp. Tức là mỗi tháng bạn sẽ nhận được (2x4.410.000+4x4.680.000)/6x0.6=2.754.000VND.

Với BHXH một lần, từ ngày ngừng đóng bảo hiểm, sau 1 năm, nếu bạn nộp đủ giấy tờ thì:
-Trước 1/2014 bạn đóng bảo hiểm 9 tháng chưa tròn năm nên được gộp phần này với giai đoạn sau 1/2014.
- Nếu bạn không phải nv nhà nước, 26 tháng tức 2.5 năm. Số tiền bạn được nhận là (9x3.000.000+3x3.750.000+10x4.410.000+4x4.680.000)/26x2.5x2=19.436.538 VND.

Bạn cứ suy nghĩ xem giữ lại sổ, sau này đóng tiếp hưởng lương hưu thì thế nào nhé.
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Xem trên sổ bảo hiểm cũng biết số tiền đóng bảo hiểm!
 
Thủy BB

Thủy BB

....................
11/8/16
2,023
675
113
TP.HCM-Gia Lai
Tháng 04/2013 – 12/2013 (thời gian 9 tháng – mức lương là 3.000.000đ): 3.000.000 x 9 = 27.000.000đ

Tháng 06/2015 – 08/2015 (thời gian 3 tháng – mức lương là 3.750.000): 3.750.000 x 3 = 11.250.000đ

Tháng 03/2016 – 12/2016 (thời gian 10 tháng – mức lương là 4.410.000đ):4.410.000 x 10 = 44.100.000đ

Tháng 01/2017 – 04/2017 (thời gian 4 tháng – mức lương là 4.680.000): 4.680.000 x 4 = 18.720.000đ

Tổng thời gian là: 9 + 3 + 10 + 4 = 26 tháng

Tổng số lương là: 27.000.000 + 11.250.000 + 44.100.000 + 18.720.000 = 101.700.000đ

Mức lương bình quân là: 101.700.000/26 = 3.887.308đ

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 2 năm 2 tháng
+ Trước 2014: 9 tháng (làm tròn 1 năm)
+ Từ 2014 trở đi: 17 tháng (1 năm 5 tháng làm tròn 1,5 năm)

Mức hưởng: Trước 2014 hệ số 1.5, từ 2014 trở đi hệ số 2

Trợ cấp xã hội 1 lần: 3.887.308 x 1 (năm) x 1.5 (hệ số) + 3.887.3.8 x 1.5 (năm) x 2 (hệ số) = 5.830.962 + 11.661.924 = 17.492.886đ

Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 17.492.886 đồng vào tháng 04/2018 (Theo quy định sau khi thôi việc 1 năm và ko tiếp tục đóng bhxh được hưởng trợ cấp bhxh 1 lần.)

Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.
 
D

DGreen

Sơ cấp
7/4/17
22
6
3
32
+ Trước 2014: 9 tháng (làm tròn 1 năm)
+ Từ 2014 trở đi: 17 tháng (1 năm 5 tháng làm tròn 1,5 năm)
Chị Thủy BB ơi, em đọc trong TT 59/2015/TT-BLDTBXH, khoản 4 điều 19 có viết:
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 34: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
- Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần=1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 nămxMức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
[TBODY] [/TBODY]
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính bằng 28 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
 
Thủy BB

Thủy BB

....................
11/8/16
2,023
675
113
TP.HCM-Gia Lai
Chị Thủy BB ơi, em đọc trong TT 59/2015/TT-BLDTBXH, khoản 4 điều 19 có viết:
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ 34: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:
- Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần=1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 nămxMức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
[TBODY] [/TBODY]
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính bằng 28 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đọc thông tư này thì kết quả e tính ở trên là đúng. Bài cj sai rồi á.
 
A

anh khoa 1408

Sơ cấp
22/6/18
2
0
1
40
Tháng 04/2013 – 12/2013 (thời gian 9 tháng – mức lương là 3.000.000đ): 3.000.000 x 9 = 27.000.000đ

Tháng 06/2015 – 08/2015 (thời gian 3 tháng – mức lương là 3.750.000): 3.750.000 x 3 = 11.250.000đ

Tháng 03/2016 – 12/2016 (thời gian 10 tháng – mức lương là 4.410.000đ):4.410.000 x 10 = 44.100.000đ

Tháng 01/2017 – 04/2017 (thời gian 4 tháng – mức lương là 4.680.000): 4.680.000 x 4 = 18.720.000đ

Tổng thời gian là: 9 + 3 + 10 + 4 = 26 tháng

Tổng số lương là: 27.000.000 + 11.250.000 + 44.100.000 + 18.720.000 = 101.700.000đ

Mức lương bình quân là: 101.700.000/26 = 3.887.308đ

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 2 năm 2 tháng
+ Trước 2014: 9 tháng (làm tròn 1 năm)
+ Từ 2014 trở đi: 17 tháng (1 năm 5 tháng làm tròn 1,5 năm)

Mức hưởng: Trước 2014 hệ số 1.5, từ 2014 trở đi hệ số 2

Trợ cấp xã hội 1 lần: 3.887.308 x 1 (năm) x 1.5 (hệ số) + 3.887.3.8 x 1.5 (năm) x 2 (hệ số) = 5.830.962 + 11.661.924 = 17.492.886đ

Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 17.492.886 đồng vào tháng 04/2018 (Theo quy định sau khi thôi việc 1 năm và ko tiếp tục đóng bhxh được hưởng trợ cấp bhxh 1 lần.)

Tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.
 
A

anh khoa 1408

Sơ cấp
22/6/18
2
0
1
40
Mấy anh chị ơi giúp cho em cách tính bhxh được ko ạ
em làm ở cty là 11/2007 - 12/2007 đóng bhxh là: lương là 810.000×1
T1/2008- 4/2009 : lương là 972.000 ×11
T5/2009-12/2009 : lương là 1.170.000×8
T1/2010-10/2010: lương là 1.764.000×10
T11/2010-12/2010:lương là 2.234.400×2
T1/2011-5/2011: lương là 3.078.000×5
T6/2011-12/2011: lương là 2.682.000×7
T1/2012-12/2012 : lương là 2.682.000×12
T1/2013-10/2013 :lương là 3.108.600×10
T11/2013 - 12/2013:lương là 3.419.500×2
T1/2014 - 2/2014: lương là 3.966.600×2
T3/2014 - 9/2014: thai sản
T10/2014 - 12/2014: lương là 3.966.600×2
T1/2015 - 4/2015 :lương là 4.561.600×4
T5/2015- 10/2015 : thai sản
T11/2015 - 10/2016:lương là 4.561.600×11
T11/2016 -12/2016:lương là 5.017.800×2
T1/2017 -2/2018:lương là 5.342.600×14
Cảm ơn các anh chị nhiều
 
C

chuyenphatnhanh123

Sơ cấp
14/7/18
2
0
1
34
Cho em hỏi một chút là: Đóng BHXH để lấy BHTN thì có yêu cầu đóng liên tục 12 tháng không ạ ?
 
C

chuyenphatnhanh123

Sơ cấp
14/7/18
2
0
1
34
Lũy kế đủ 12 tháng là được lấy BHTN rồi bạn, không cần liên tục.
dạ em cám ơn ạ.mà cái giấy quyết định nghỉ việc có bắt buộc phải có k ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA