@viethlu
Bạn và Camera Mắt Đen tham khảo ý kiến này nhé (khi nhận định thì cần viện dẫn cơ sở pháp lý để mọi người cùng thấy đc một cách rõ ràng hơn):
I. Về việc góp vốn bằng chuyển khoản hay tiền mặt:
Căn cứ Điều 6 Nghị Định Số 222/2013/NĐ-CP quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1) Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Điều 3 Thông Tư 09/2015/TT-BTC quy định Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1) Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2) Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
- Thanh toán bằng Séc;
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3) Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy:
- Nếu thành viên góp vốn là Công ty, thì không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn, mua bán, chuyển nhượng vốn góp vào doanh nghiệp khác;
- Tuy nhiên Thông Tư cũng như Nghị Định trên không quy định cá nhân góp vốn vào Doanh nghiệp thì không được sử dụng tiền mặt, do đó việc cá nhân góp vốn vẫn đang còn là câu hỏi mà doanh nghiệp không dám khẳng định có được góp bằng tiền mặt hay không;
- Trên thực tế: Cơ quan thuế, cán bộ thuế đều nhắc nhở chủ doanh nghiệp cổ phần phải góp vốn qua tài khoản ngân hàng. Điều này cũng dễ hiểu vì việc góp vốn qua tài khoản ngân hàng giúp đảm bảo tính minh bạch khách quan. Nó giúp cơ quan quản lý dễ kiểm soát và theo dõi tiến độ hoàn thành việc góp vốn theo đúng thời hạn mà luật doanh nghiệp quy định. Tránh trường hợp doanh nghiệp không góp nhưng vẫn hạch toán sổ sách là đã góp tiền mặt.
Lời khuyên cho các công ty cổ phần về việc góp vốn:
Khi thành lập các thành viên nên lựa chọn mức vốn hợp lý trong tiềm lực của mình và phù hợp với mục đích kinh doanh, sau đó thực hiện việc góp vốn sao cho minh bạch nhất và đúng thời hạn để việc hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất. Và lựa chọn góp vốn qua tài khoản ngân hàng còn giúp minh bạch giữa các cổ đông góp vốn trong công ty, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích sau này.
II. Công ty cổ phần phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký trong 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014); nếu không góp đủ sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau:
Việc không góp đủ số vốn của công ty sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:
Căn cứ Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.”
Và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp căn cứ điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Bạn Camera Mắt Đen cũng hoàn toàn có thể thành lập Cty TNHH 2 thành viên trở lên.
Chi tiết nếu cần trao đổi thêm, bạn có thể gọi cho mình: 0989 588 186 cùng trao đổi nhé.
Chúc thành công!