Số tiền bằng chữ của 150,000,071

  • Thread starter NGUYEN NHUNG92
  • Ngày gửi
phan trong loi

phan trong loi

Làm Số Sách Kế Toán Tại Nhà (ptloi.cskh@gmail.com)
18/7/16
29
2
8
32
Hóc môn, hồ chỉ minh
Bạn mến !nếu không có phần mềm đó bạn có thể viết chuẩn không? Họ không biết họ hỏi ,như thế là muốn tiến bộ không giau dốt.Phần bạn có thể giúp cô ấy ,hoặc im lặng .
XL nếu tôi đã nói gì sai !
Khách khí nhị :))
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
leshin

leshin

Cao cấp
11/10/16
728
146
43
B khác biệt do b ko như thông thường chứ không ai bảo b sai, b chủ hiểu ý mình không :))))))))
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Hóa đơn chủ yếu là cơ quan thuế xem thôi, cơ quan thuế thì chả dại gì bảo là sai hay đúng trường hợp này vì làm gì có quy chuẩn gì: chỉ có là không gây hiểu nhầm thành số tiền khác là được.
Thế nên ở đây chỉ có dân đen chúng ta tự làm khổ mình thôi ^ ^
 
U

unregister

Cao cấp
8/4/08
293
89
28
Hà Nội
Cách để đọc để không gây hiểu nhầm nhất là: Một trăm năm mươi triệu,không nghìn,không trăm bảy mươi mốt đồng. Đây là cách đọc chúng ta được học hồi nhỏ. Nguyên tắc là đọc đủ tất cả các thành phần tỷ - triệu - nghìn - đồng.
À mà nếu mình nhớ không nhầm thì lúc người ta đọc kết quả sổ xố cũng đọc đủ hết các thành phần đấy, bạn nào xem chương trình kết quả xổ số miền Bắc xem đúng vậy ko nhé :D
 
G

giodongpha

Guest
7/3/16
59
24
18
32
Như vậy thì " Một trăm năm mươi triệu bảy mươi mốt đồng" cũng được mà. Ko hiểu sai là ok hết đúng ko.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Ok hết vì làm gì có luật, hay văn bản nào nói bằng chữ phải gọn, bổ qua đoạn nào không có, hay như thế nào là đúng sai đâu, nên không cơ quan nào có thể trả lời là sai hay đúng. trừ khi mà 1 câu bằng chữ suy ra được 2 số tiền khác nhau thì mới có căn cứ bảo là sai ^ ^!
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Ok hết vì làm gì có luật, hay văn bản nào nói bằng chữ phải gọn, bổ qua đoạn nào không có, hay như thế nào là đúng sai đâu, nên không cơ quan nào có thể trả lời là sai hay đúng. trừ khi mà 1 câu bằng chữ suy ra được 2 số tiền khác nhau thì mới có căn cứ bảo là sai ^ ^!
 
Spentec paint

Spentec paint

Cao cấp
26/7/16
375
87
28
Đà Nẵng
mình nghĩ thế này, dù ko có quy định rõ về từng câu chữ số tiền bằng chữ nhưng nên ghi thế nào đúng mà đọc nó xuôi tai là được. khi nào bộ 3 số (vd: đơn vị, chục, trăm; hoặc trăm ngàn, chục ngàn, ngàn ... ) cả 3 đều là 0 thì bạn bỏ qua phần chữ của bộ 3 đó. Con khi bộ 3 khác 000 thì nên đọc cho đủ.
còn câu bạn ghi trên hd nó làm sao ấy, hàng trăm ngàn và chục ngàn b ko đọc, lại đọc hàng ngàn (một trăm năm mươi triệu không ngàn không trăm bảy mươi một đồng).
 
H

huynguyen86

Guest
21/4/17
13
3
3
19
bỏ " không ngàn không trăm " mới đúng được b
 
H

huynguyen86

Guest
21/4/17
13
3
3
19
bỏ " không ngàn không trăm " mới đúng được b
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
phân tích kĩ theo tiếng việt dạy thì như chủ topic là chuẩn nhất. Nhưng chuẩn của bạn lại không được nhiều người dùng ^ ^

GIÚP HỌC SINH RÈN KỸ NĂNG ĐỌC, VIẾT ĐÚNG SỐ TỰ NHIÊN
1. Giúp học sinh nắm được cách đọc các số.
Để đọc đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách đọc số:
- Tách số thành các lớp, mỗi lớp 3 hàng theo thứ tự từ phải sang trái.
- Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ lớp đơn vị).
Ví dụ:
Số: 123 456 789
triệu nghìn đơn vị
Đọc số: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín.
Muốn đọc số đúng, học sinh phải nắm vững cách đọc số có ba chữ số. Để khắc phục hiện tượng học sinh đọc sai (viết sai chính tả), giáo viên cần hướng dẫn đọc nhóm số có ba chữ số dựa theo dấu hiệu về chữ số tận cùng như sau:
1.1 Trường hợp số có chữ số tận cùng là 1.
- Đọc là “một” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
201: Hai trăm linh một.
811: Tám trăm mười một.
6827901: Sáu triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn chín trăm linh một.
- Đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “mốt” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
6381: Sáu nghìn ba trăm tám mươi mốt.
50621: Năm mươi nghìn sáu trăm hai mươi mốt.
608561: Sáu trăm linh tám nghìn năm trăm sáu mươi mốt.
1.2 Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4.
- Đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Ví dụ:
3204: Ba nghìn hai trăm linh bốn.
89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn.
6281304: Sáu triệu hai trăm tám mươi mốt nghìn ba trăm linh bốn.
- Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “tư” khi kết hợp với từ “mươi” liền trước).
Ví dụ:
324: Ba trăm hai mươi tư. (Ba trăm hai mươi bốn)
1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi bốn)
9764: Chín nghìn bảy trăm sáu mươi tư.
(* Lưu ý: Có thể đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục bằng 2 hoặc 4).
1.3. Trường hợp số có chữ số tận cùng là 5.
- Đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9.
(đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười” liền trước).
Ví dụ:
1115: Một nghìn một trăm mười lăm.
5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm.
20395: Hai mươi nghìn ba trăm chín mươi lăm.
- Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau.
Ví dụ:
6805: Sáu nghìn tám trăm linh năm.
687586: Sáu trăm tám mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi sáu.
505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm.
2. Giúp học sinh nắm vững cách viết số.
Việc học sinh đọc đúng là tiền đề thuận lợi cho việc hướng dẫn học sinh viết đúng số tự nhiên theo yêu cầu của bài tập.
Để viết đúng số tự nhiên, học sinh phải nắm được cách viết số:
- Viết số theo từng lớp (từ trái sang phải).
- Viết đúng theo thứ tự các hàng từ cao xuống thấp.
2.1 Viết số theo lời đọc cho trước.
- Xác định các lớp. (chữ chỉ tên lớp).
- Xác định số thuộc lớp đó. (nhóm chữ bên trái tên lớp).
(Lưu ý: khi đọc số không đọc tên lớp đơn vị nên nhóm chữ bên phải lớp nghìn là nhóm chữ ghi lời đọc số thuộc lớp đơn vị.).
Ví dụ: Viết số sau:
- Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
- Năm mươi sáu triệu chín trăm mười hai nghìn ba trăm bốn mươi bảy.
56 (tên lớp) 912 (tên lớp) 347
=> Viết số: 56 912 347
Ví dụ: Viết số sau:
- Ba trăm mười lăm triệu không nghìn sáu trăm mười tám.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
- Ba trăm mười lăm triệu không nghìn sáu trăm mười tám.
315 (tên lớp) 000 (tên lớp) 618
=> Viết số: 315 000 618
(Lưu ý: Lớp nghìn có giá trị bằng không. Vì mỗi lớp có 3 hàng nên giá trị mỗi hàng trong lớp nghìn cũng bằng không nên ta phải viết đủ ba chữ số 0 vào lớp nghìn)
2.2. - Viết số theo cấu tạo số cho trước.
- Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng.
- Viết số.
Ví dụ :
+ Viết số, biết số đó gồm:1 trăm triệu, 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 nghìn, 9 chục và 8 đơn vị.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
+ Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.
trăm triệu chục triệu triệu trăm nghìn chục nghìn nghìn trăm chục đơn vị
1 0 8 5 6 3 0 9 8
1 trăm triệu 8 triệu 5 trăm nghìn 6 chục nghìn 3 nghìn 9 chục 8 đơn vị.
+ Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng.
=> Viết số: 108 563 098
Lưu ý: Khi viết giá trị số vào các hàng tương ứng bắt đầu từ hàng cao nhất, các hàng bé hơn nếu ở phần cấu tạo số mà đề bài đã cho không có thì ta viết chữ số 0 vào hàng đó. (trường hợp hàng chục triệu và hàng trăm ở ví dụ trên)
Ví dụ:
+ Viết số, biết số đó gồm: 6 chục, 8 đơn vị, 9 trăm nghìn, 5 nghìn và 8 triệu.
=> Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau:
+ Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.
trăm triệu chục triệu triệu trăm nghìn chục nghìn nghìn trăm chục đơn vị
8 9 0 5 0 6 8
8 triệu 9 trăm nghìn 5 nghìn 6 chục 8 đơn vị.
+ Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng.
=> Viết số: 8 905 068
KẾT LUẬN.
Từ các trường hợp và ví dụ cụ thể nêu trên, mọi giáo viên đều có thể hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách chủ động, linh hoạt…và vận dụng làm các bài tập dạng “Đọc, viết số” một cách hiệu quả. Đặc biệt là đối với giáo viên khối lớp 2, 3 có thể vận dụng hướng dẫn học sinh lưu ý khi đọc, viết số có đến ba chữ số và số có nhiều chữ số đạt hiệu quả.
Trần Xuân Kháng

chú ý đoạn này nhé:
- Ba trăm mười lăm triệu không nghìn sáu trăm mười tám.
315 (tên lớp) 000 (tên lớp) 618
=> Viết số: 315 000 618
(Lưu ý: Lớp nghìn có giá trị bằng không. Vì mỗi lớp có 3 hàng nên giá trị mỗi hàng trong lớp nghìn cũng bằng không nên ta phải viết đủ ba chữ số 0 vào lớp nghìn)
 
  • Like
Reactions: ACC4RUM

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA