Xác định nguyên giá TSCĐ

  • Thread starter haiaud997
  • Ngày gửi
H

haiaud997

Guest
13/4/17
14
0
1
27
Em có phần không hiểu khi đọc đề bài sau, anh chị giải đáp giúp em với ạ.
Ngày 6/12/N doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình đã đưa vào sử dụng, giá mua chưa thuế GTGT là 100 triệu, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển TSCĐ về doanh nghiệp là 3,3 triệu, đã chi bằng tiền mặt. Nguồn tài trợ để mua TSCĐ là nguồn vốn kinh doanh.
Yêu cầu của bài: Xác định nguyên giá của TSCĐ trong các trường hợp sau:
a) TSCĐ mua sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ.
b) TSCĐ mua sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT.
c) TSCĐ mua để sử dụng cho hoạt động phúc lợi.
Thắc mắc của em là:
1) Em cần phải đọc thông tư nào để có thể hoàn thành các yêu cầu của đề bài trên ạ?
2) Một thắc mắc nữa sau khi đọc đề, đó là câu: "Nguồn tài trợ để mua TSCĐ là nguồn vốn kinh doanh".
- Em không hiểu vì sao lại có câu này trong đề (vì trước đây em làm bài tập trong sách cũng chưa thấy phải có câu đó mỗi lần mua TSCĐ)?
- Liệu không có câu: "Nguồn tài trợ để mua TSCĐ là nguồn vốn kinh doanh" thì có được không ạ?
- Em phải đọc thông tư nào để có thể biết thêm về điều này ạ?
P/s: Một thắc mắc ngoài lề về TSCĐ nữa ạ. Thầy em có dạy: Trước khi trích khấu hao cho TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thì phải trừ đi giá trị thanh lý ước tính ra, còn đối với hai phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và theo số lượng sản phẩm đầu ra thì không cần trừ đi giá trị thanh lý ước tính vì khi áp dụng hai phương pháp trên thì thời gian thu hồi vốn mua TSCĐ của doanh nghiệp sẽ diễn ra nhanh. Câu hỏi của em như sau: Khi đọc thông tư 45/2013/BTC (vẫn còn hiệu lực) thì cách tính khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng lại bằng (nguyên giá) / (thời gian trích khấu hao), chứ không phải là (nguyên giá - giá trị thanh lý ước tính) / thời gian trích khấu hao.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các tài liệu cần đọc:

1. VAS 03

2. TT 200

3. TT 45/2013

4. TT 219

Tính khấu hao theo TT 45 là quy định trong chế độ tài chính VN và các DN VN thường áp dụng cái này để làm kế toán, VAS 3 yêu cầu tính khấu hao theo giá trị phải khẩu hao.
 
H

haiaud997

Guest
13/4/17
14
0
1
27
Các tài liệu cần đọc:

1. VAS 03

2. TT 200

3. TT 45/2013

4. TT 219

Tính khấu hao theo TT 45 là quy định trong chế độ tài chính VN và các DN VN thường áp dụng cái này để làm kế toán, VAS 3 yêu cầu tính khấu hao theo giá trị phải khẩu hao.
Anh ơi,

Có thể cho em biết cụ thể năm của TT 219 và điều số bao nhiêu của TT 200 được không ạ?

Em có một thắc mắc sau khi nhận câu trả lời của anh về việc trích khấu hao: Vậy thì doanh nghiệp được quyền trích khấu hao theo TT 45 hoặc theo VAS 03 mà không nhất thiết phải theo TT của BTC đúng không ạ? (vì đang là sinh viên nên em vẫn chưa hiểu mối liên hệ giữa VAS và các Thông tư do BTC ban hành, em có cảm giác "dư thừa" giữa hai cái này đấy ạ)
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh ơi,

Có thể cho em biết cụ thể năm của TT 219 và điều số bao nhiêu của TT 200 được không ạ?

Em có một thắc mắc sau khi nhận câu trả lời của anh về việc trích khấu hao: Vậy thì doanh nghiệp được quyền trích khấu hao theo TT 45 hoặc theo VAS 03 mà không nhất thiết phải theo TT của BTC đúng không ạ? (vì đang là sinh viên nên em vẫn chưa hiểu mối liên hệ giữa VAS và các Thông tư do BTC ban hành, em có cảm giác "dư thừa" giữa hai cái này đấy ạ)
1. Bạn tự search đi, đó cũng là 1 kỹ năng cần có của sinh viên.

2. Trong thực hành đa số là theo TT 45. TT 200 nói rằng khấu hao theo chế độ hiện hành (Điều 38 - mà điều này cũng viết rất dở, theo cách nghĩa sai về khấu hao). Các ví dụ về VAS 17 công nhận rằng có thể tính khấu hao kế toán khác với tính thuế (TT 45).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA