Sản phẩm hỏng!

  • Thread starter tien1007
  • Ngày gửi
T

tien1007

Guest
Công ty chúng tôi hiện đang có tồn kho một lượng sản phẩm hỏng rất lớn, vừa chiếm diện tích, vừa chẳng tận dụng được gì. Tại vì hàng đặc thù nên thanh lý không ai mua (do chỉ bị hỏng 1 phần nên cắt bỏ ra, phần kia tận dụng được). Trong khi tất cả chi phí sản xuất đã được tính vào giá thành cả rồi, vậy tôi cần hạch toán như thế nào để có lợi nhất cho công ty (mục tiêu hạ giá thành)?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Hạch toán không giúp bạn hạ giá thành được.
Cách hạch toán hợp lý nhất giúp bạn kiểm soát được sản phẩm hỏng, từ đó hạn chế sản phẩm hỏng nhằm giảm bớt chi phí của sản phẩm hỏng=> hạ giá thành của sản phẩm chính phẩm.
 
V

vtq

Guest
19/1/07
24
0
0
TP.HCM
Theo mình nghĩ tại sao bạn không trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho khoảng ấy đi, cứ đưa vào chi phí rồi cuối năm đánh giá lại.
 
K

ketoan3

Guest
18/5/07
18
0
0
Nha Trang
Sau khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc xử lý được tiến hành như sau:
Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
a. Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng ... như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hoá khác phải huỷ bỏ thì xử lý như sau:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá).
b. Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
c. Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
 
M

miss_nguyen

Guest
3/5/07
17
0
0
41
noi binh minh bat dau
theo bạn tien1007 nói thì sản phẩm hỏng đó có thể coi là phế liệu rồi nên mình nghĩ bạn có thể đưa vào bên có tk 154 sẽ tính giảm giá thành ban đầu.các bạn nghĩ sao ?
 
H

hoangnc1978

Guest
27/8/04
3
0
0
43
hanoi
Sản phẩm học được chia làm 2 loại:
-Sản phẩm hỏng trong định mức
-Sản phẩm hỏng ngoài định mức
1.Đối với sản phẩm hỏng trong định mức:
Phần giá trị sản phẩm hỏng cũng như các chi phí phát sinh nếu có thể sửa chữa được sản phẩm đó sẽ được cho vào chi phí sản xuất chính phẩm.
2.Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức:
Chi phí của chúng sẽ không được cho vào chi phí của chính phẩm mà phải xem như khoản tổn phí thời kỳ (811) hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính (415) nếu công ty bạn có quỹ đó.
Toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng này có thể theo dõi riêng trên các tài khoản 1381, 154, 142

Trong trường hợp của bạn mục tiêu là hạ giá thành nên coi như đó là trường hợp thứ 2 (sản phẩm hỏng ngoài định mức) và cách hạch toán sẽ như sau:
Bạn có thể theo dõi trên tài khoản 1381:
Nợ 1381
Có 155
Nợ 811 (415) Giá trị thiệt hại thực
Nợ 152 Giá trị thu hồi được
Có 1381 Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

Chúc bạn thành công!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA