GÍA BÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THẤP HƠN GIÁ TRỊ CÒN LẠI.

  • Thread starter TranNhu11
  • Ngày gửi
T

TranNhu11

Guest
10/4/17
11
1
3
29
Anh/ Chị cho em hỏi.
Theo em được biết, giá bán TSCĐ = nguyên giá - khấu hao.
Nhưng một số trường hợp mình bán với giá thấp hơn thì ntn ạ? Bên thuế liệu có chấp nhận và có cho rằng mình bán với giá thấp để hạn chế nộp thuế hay không?
VD: Giá mua xe (chưa VAT) là 1 tỷ, Khấu hao (1 năm) là 100trd => giá bán sẽ là 900trd, tương ứng VAT phải nộp là 90trd.
Trường hợp VD trên, mình xuất hóa đơn bán 600trd có được không? Lý do là xe hư hỏng nên bán giá thấp và chịu lỗ. Nếu được thì cần những chứng từ gì để chứng minh giá bán 600trd là hợp lệ và hợp lý.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Anh/ Chị cho em hỏi.
Theo em được biết, giá bán TSCĐ = nguyên giá - khấu hao.
Nhưng một số trường hợp mình bán với giá thấp hơn thì ntn ạ? Bên thuế liệu có chấp nhận và có cho rằng mình bán với giá thấp để hạn chế nộp thuế hay không?
VD: Giá mua xe (chưa VAT) là 1 tỷ, Khấu hao (1 năm) là 100trd => giá bán sẽ là 900trd, tương ứng VAT phải nộp là 90trd.
Trường hợp VD trên, mình xuất hóa đơn bán 600trd có được không? Lý do là xe hư hỏng nên bán giá thấp và chịu lỗ. Nếu được thì cần những chứng từ gì để chứng minh giá bán 600trd là hợp lệ và hợp lý.

Bạn nhầm: Giá trị còn lại với giá bán rồi. Giá bán có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị còn lại. Miễn là DN chứng minh được Qui trình thanh lý TSCĐ của mình đúng qui định.:cool::cool::cool:
 
leshin

leshin

Cao cấp
11/10/16
728
146
43
Đồng ý với bác 10 10... Thành lập hội đồng đánh giá lại...
 
T

TranNhu11

Guest
10/4/17
11
1
3
29
dạ em cám ơn ạ
 
T

thanhtrung123456

Guest
26/5/17
3
0
1
39
Tốt nhất thuê đơn vị độc lập định giá tài sản làm cơ sở bán để bên thuế đỡ hành cmn chính thủ tục. Về cơ bản bên thẩm định sẽ định giá giống bên thuế nên yên tâm về giá để bán.
Còn hạch toán giá bán và GTCL thì theo thông tư 45 (QLTS) mà diễn
 
T

TranNhu11

Guest
10/4/17
11
1
3
29
dạ, em cám ơn
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
không cần thành lập hội đồng. Vì bản chất là có hợp đồng thanh lý tài sản của 2 bên là được rồi. Thành lập hội đồng hay thuê đơn vị kiểm tra tài sản thì tốn kém. Quan trọng là ví dụ:
Xe bạn mua là Mer500 giá lên tới cả 10 tỷ Sản xuất đời 2015
Giá trị còn lại tới thời điểm này là 8 tỷ
Bạn chỉ bán 5 tỷ. Có ai tin không.
Nhưng nếu bạn mua xe tải
Vẫn tương tự trên giá cả giống như trên luôn. Cty bạn kinh doanh cát đá sỏi.
Cự ly đã đi theo sổ lộ trình
Thì bán 5 tỷ có khi họ lại hỏi, mày bán hời thế
 
  • Like
Reactions: Phạm Hoàng An
T

thanhtrung123456

Guest
26/5/17
3
0
1
39
Về nguyên tắc là phải thành lập hội đồng rồi mới có giá để thương thảo bán xe, nếu người kiểm tra hỏi thì mất công giải thích. Tốt nhất làm đc thì cứ làm, nó chỉ là biên bản thủ tục hành chính thôi, không có gì to tát cả. Còn về giá thì phải tôn trọng giá thị trường, mà giá thị trường thì 5 người 10 ý, nếu có bên thứ 3 độc lập tư vấn về giá là tốt nhất, đồng thời là cách để mình abc này nọ cho dễ, vì bên thuế sẽ biết là mình trốn hay không trốn thuế theo giá thực tế thị trường của TS. Giá thuê thẩm định chỉ khoảng 10T thui, nếu cân đối đc thì nên thuê, còn không thì cứ hợp đồng 2 bên mà diễn
 
P

pavenlv

TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
6/2/15
295
72
28
41
TPHCM
Về nguyên tắc là phải thành lập hội đồng rồi mới có giá để thương thảo bán xe, nếu người kiểm tra hỏi thì mất công giải thích. Tốt nhất làm đc thì cứ làm, nó chỉ là biên bản thủ tục hành chính thôi, không có gì to tát cả. Còn về giá thì phải tôn trọng giá thị trường, mà giá thị trường thì 5 người 10 ý, nếu có bên thứ 3 độc lập tư vấn về giá là tốt nhất, đồng thời là cách để mình abc này nọ cho dễ, vì bên thuế sẽ biết là mình trốn hay không trốn thuế theo giá thực tế thị trường của TS. Giá thuê thẩm định chỉ khoảng 10T thui, nếu cân đối đc thì nên thuê, còn không thì cứ hợp đồng 2 bên mà diễn
hội đồng là khi giá trị lớn, cty cổ phần mới cần vì quyền lợi gắn với nhiều đối tượng, còn lại căn cứ hợp lý là chính thôi, hợp đồng thanh lý cũng có thể căn cứ như cái hội đồng ấy mà. Có thì ok, nhưng không có không sao đâu
 
H

hoa huệ tây

Sơ cấp
21/8/17
13
2
3
39
hội đồng là khi giá trị lớn, cty cổ phần mới cần vì quyền lợi gắn với nhiều đối tượng, còn lại căn cứ hợp lý là chính thôi, hợp đồng thanh lý cũng có thể căn cứ như cái hội đồng ấy mà. Có thì ok, nhưng không có không sao đâu
Về nguyên tắc là phải thành lập hội đồng rồi mới có giá để thương thảo bán xe, nếu người kiểm tra hỏi thì mất công giải thích. Tốt nhất làm đc thì cứ làm, nó chỉ là biên bản thủ tục hành chính thôi, không có gì to tát cả. Còn về giá thì phải tôn trọng giá thị trường, mà giá thị trường thì 5 người 10 ý, nếu có bên thứ 3 độc lập tư vấn về giá là tốt nhất, đồng thời là cách để mình abc này nọ cho dễ, vì bên thuế sẽ biết là mình trốn hay không trốn thuế theo giá thực tế thị trường của TS. Giá thuê thẩm định chỉ khoảng 10T thui, nếu cân đối đc thì nên thuê, còn không thì cứ hợp đồng 2 bên mà diễn
Bạn ơi cho mình hỏi là trong hội đồng đó là những cổ đông của công ty có được không hay phải thuê ngoài vậy? Công ty mình cũng đang cần thanh lý xe bơm bê tông mình đang định xuất hóa đơn thấp hơn giá trị còn lại nhưng không biết mấy anh thuế có săm bờ soi không nhỉ? giúp mình với nhé..
 
vuthitien

vuthitien

Trung cấp
22/10/12
162
52
28
33
long an
Bạn ơi cho mình hỏi là trong hội đồng đó là những cổ đông của công ty có được không hay phải thuê ngoài vậy? Công ty mình cũng đang cần thanh lý xe bơm bê tông mình đang định xuất hóa đơn thấp hơn giá trị còn lại nhưng không biết mấy anh thuế có săm bờ soi không nhỉ? giúp mình với nhé..

Thường thì thành lập hội đồng thanh lý tài sản tại doanh nghiệp khá đơn giản, chủ yếu là các thành phần bao gồm các cá nhân sau:

- Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch hội đồng
- Kế toán trưởng, kế toán tài sản
- Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất hoặc cán bộ phụ trách tài sản
- Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng cơ bản của tài sản
- Đại diện đoàn thể: công đoàn......
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
không cần thành lập hội đồng. Vì bản chất là có hợp đồng thanh lý tài sản của 2 bên là được rồi. Thành lập hội đồng hay thuê đơn vị kiểm tra tài sản thì tốn kém. Quan trọng là ví dụ:
Xe bạn mua là Mer500 giá lên tới cả 10 tỷ Sản xuất đời 2015
Giá trị còn lại tới thời điểm này là 8 tỷ
Bạn chỉ bán 5 tỷ. Có ai tin không.
Nhưng nếu bạn mua xe tải
Vẫn tương tự trên giá cả giống như trên luôn. Cty bạn kinh doanh cát đá sỏi.
Cự ly đã đi theo sổ lộ trình
Thì bán 5 tỷ có khi họ lại hỏi, mày bán hời thế
Tin hay không , đắt hay rẻ ... đều do thị trường và tính hợp lý của vụ việc. bạn có tin có người mua xe vài hôm sau bán lại mất 10 - 20 % không ? hay trường hợp trên mà trong quá trình SD có va , quệt ... thì có phải bán giá thấp không ? ...
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Thanh lý TSCĐ với giá thấp hơn giá trị còn lại
– Doanh nghiệp thường khi sử dụng tài sản cố định như: xe ô tô, máy móc nhưng giá thanh lý thấp hơn giá trị sử dụng còn lại của tài sản vậy phải xử lý như thế nào?
– Việc thanh lý giá thấp hơn giá trị còn lại có những huệ lụy gì không?
***Phần 01: Về thuế TNDN:

++Căn cứ:
Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

++Theo đó:
+ Về Thuế TNDN:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
– Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) các loại giấy tờ có giá khác. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng thanh lý tài sản.

= >Như vậy: Khi phá dỡ, đập bỏ, tháo dỡ …thanh lý TSCĐ mà chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết và phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
***Các trường hợp bị Ấn định thuế
++Căn cứ:
– Điểm e khoản 01 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
– Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC - Hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế
“1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế: nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định sổ thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

= = > Do đó:
– Do đó, cán bộ thuế sẽ tập trung tìm chứng cứ để chứng minh là giá bán hàng hoá và hạch toán giá trị, không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Qua đó, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận giá bán kê khai và đương nhiên ấn định lại giá bán hoặc giá trị còn lại tài sản, theo giá thông thường trên thị trường nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm
+ Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

+ Giá giao dịch thông thường trên thị trường là giá giao dịch theo thoả thuận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết.
+ Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dich vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp".


***Phần 02: Về chế độ kế toán:
+Thủ tục thanh lý và hoạch toán: Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp
Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
Quyết định Thanh lý TSCĐ.
BB họp Hội đồng định giá TSCĐ (định giá bán thanh lý).
BB Thanh lý TSCĐ.
HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.
Hóa đơn bán TSCĐ
Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.
..................


+Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
– Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .=?
Có TK 711 - Thu nhập khác=?
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có). =?

– Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

– Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141,. . .

**Căn cứ:
Thông tư 133/2016/TT-BTC Ngày 26/08/2016 thay thế QUYẾT ĐỊNH 48/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH thay thế cho QUYẾT ĐỊNH 15/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
*Chi tiết tại: Công văn 2590/TCT-CS ngày 26/06/2015 chi phí thanh lý tài sản cố định
 
  • Like
Reactions: doipgdls and Hien
H

hoa huệ tây

Sơ cấp
21/8/17
13
2
3
39
Anh/ Chị cho em hỏi.
Theo em được biết, giá bán TSCĐ = nguyên giá - khấu hao.
Nhưng một số trường hợp mình bán với giá thấp hơn thì ntn ạ? Bên thuế liệu có chấp nhận và có cho rằng mình bán với giá thấp để hạn chế nộp thuế hay không?
VD: Giá mua xe (chưa VAT) là 1 tỷ, Khấu hao (1 năm) là 100trd => giá bán sẽ là 900trd, tương ứng VAT phải nộp là 90trd.
Trường hợp VD trên, mình xuất hóa đơn bán 600trd có được không? Lý do là xe hư hỏng nên bán giá thấp và chịu lỗ. Nếu được thì cần những chứng từ gì để chứng minh giá bán 600trd là hợp lệ và hợp lý.
Thanh lý TSCĐ với giá thấp hơn giá trị còn lại
– Doanh nghiệp thường khi sử dụng tài sản cố định như: xe ô tô, máy móc nhưng giá thanh lý thấp hơn giá trị sử dụng còn lại của tài sản vậy phải xử lý như thế nào?
– Việc thanh lý giá thấp hơn giá trị còn lại có những huệ lụy gì không?
***Phần 01: Về thuế TNDN:

++Căn cứ:
Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

++Theo đó:
+ Về Thuế TNDN:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
– Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) các loại giấy tờ có giá khác. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng thanh lý tài sản.

= >Như vậy: Khi phá dỡ, đập bỏ, tháo dỡ …thanh lý TSCĐ mà chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết và phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
***Các trường hợp bị Ấn định thuế
++Căn cứ:
– Điểm e khoản 01 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
– Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC - Hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế
“1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế: nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định sổ thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

= = > Do đó:
– Do đó, cán bộ thuế sẽ tập trung tìm chứng cứ để chứng minh là giá bán hàng hoá và hạch toán giá trị, không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Qua đó, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận giá bán kê khai và đương nhiên ấn định lại giá bán hoặc giá trị còn lại tài sản, theo giá thông thường trên thị trường nếu phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm
+ Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

+ Giá giao dịch thông thường trên thị trường là giá giao dịch theo thoả thuận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết.
+ Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dich vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp".


***Phần 02: Về chế độ kế toán:
+Thủ tục thanh lý và hoạch toán: Để có thể thanh lý tài sản cố định thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: bạn có thể bỏ một số thủ tục ko cần thiết cho phù hợp với quy mô doanh nghiệp
Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
Quyết định Thanh lý TSCĐ.
BB họp Hội đồng định giá TSCĐ (định giá bán thanh lý).
BB Thanh lý TSCĐ.
HĐKT bán TSCĐ được thanh lý.
Hóa đơn bán TSCĐ
Thanh lý HĐKT bán TSCĐ.
..................


+Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
– Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .=?
Có TK 711 - Thu nhập khác=?
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có). =?

– Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

– Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141,. . .

**Căn cứ:
Thông tư 133/2016/TT-BTC Ngày 26/08/2016 thay thế QUYẾT ĐỊNH 48/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH thay thế cho QUYẾT ĐỊNH 15/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
*Chi tiết tại: Công văn 2590/TCT-CS ngày 26/06/2015 chi phí thanh lý tài sản cố định
Vậy anh ơi cho em hỏi là tháng này cty em cần thanh lý 1 cái xe bơm bê tông giá cả thỏa thuận là 2 tỷ 4 nhưng bên bán họ yêu cầu cty e làm cho họ cái hợp đồng 3 tỷ và photo cho họ 1 cái hóa đơn chưa viết ký đóng dấu vào đó để họ đi vay ngân hàng. Nói thật là e chưa gặp phải trường hợp này như thế nào nên rất sợ là họ lừa em sêp e thì bảo không sao vì sếp cũng không biết về cái này. Anh có nhiều kinh nghiệm cho em chút ý kiến nhé
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Vậy anh ơi cho em hỏi là tháng này cty em cần thanh lý 1 cái xe bơm bê tông giá cả thỏa thuận là 2 tỷ 4 nhưng bên bán họ yêu cầu cty e làm cho họ cái hợp đồng 3 tỷ và photo cho họ 1 cái hóa đơn chưa viết ký đóng dấu vào đó để họ đi vay ngân hàng. Nói thật là e chưa gặp phải trường hợp này như thế nào nên rất sợ là họ lừa em sêp e thì bảo không sao vì sếp cũng không biết về cái này. Anh có nhiều kinh nghiệm cho em chút ý kiến nhé
Có thể (..thỏa thuận là 2 tỷ 4 nhưng bên bán họ yêu cầu cty e làm cho họ cái hợp đồng 3 tỷ ..) Nhưng đừng bao giờ làm : (..photo cho họ 1 cái hóa đơn chưa viết ký đóng dấu vào đó để..)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA