Nhờ tư vấn về làm kế toán công ty sản xuất

  • Thread starter Linh Linh tóc xù
  • Ngày gửi
L

Linh Linh tóc xù

Guest
26/7/16
19
3
3
Gửi các anh chị trong diễn đàn.

Hiện tại em đang làm kế toán cho 1 cty thương mại và sản xuất nhựa khá nhỏ ở Hà Nội.
Dù gắn mác kế toán nhưng e cảm thấy khá THẤT VỌNG và BUỒN, KÈM THEO 1 chút CHÁN NẢN vì mình chưa làm được, chưa làm tròn nhiệm vụ của mình.
Khi nhận bàn giao, em chưa biết nhiều nên bàn giao gì em nhận ấy.
Bạn kế toán cũ (làm 6 tháng rồi nghỉ sinh) cũng không có nhiều kinh nghiệm nên em gặp khá nhiều khó khăn trong 1 số công việc, trong đó có Mảng tính Giá thành sản phẩm.
Em đã tham khảo 1 số cách hướng dẫn tính Z nhưng khi áp dụng vào thực tế, em lại thấy vướng mắc.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo cho em về quy trình cũng như cách tốt nhất để tính Giá thành từ phía các anh chị em trong Diễn đàn ạ. Nhất là các ace làm bên mảng Giá thành sản xuất đồ nhựa như em ạ!
Trân trọng cảm ơn anh chị ạ!
 
  • Like
Reactions: Phuong_VT
Khóa học Quản trị dòng tiền
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Em cung cấp thêm thông tin: Em đang làm thế nào ? và đang vướng mắc những gì ?
 
L

Linh Linh tóc xù

Guest
26/7/16
19
3
3
Em cung cấp thêm thông tin: Em đang làm thế nào ? và đang vướng mắc những gì ?

Gửi anh HaiTam.
em bổ sung anh thông tin như sau:
Công ty em là công ty sản xuất nhựa, các sản phẩm chủ yếu: Đồ chơi, ke góc gạch và các sản phẩm khác
- Có 5 máy ép nhựa, rất nhiều khuôn ép.
- Hiện tại, bên em đã bảng định mức Nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì được phẩn bổ theo chi phi NVL TT
Em tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau:
  1. Tập hợp chi phí Nguyên vật liệu chính, phụ, nhân công, sản xuất chung phát sinh trong tháng.
  2. Phân bổ chi phí Nhân công, sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
  3. Tính Z đơn vị = Tổng Z của từng loại sản phẩm/ Số lượng sản phẩm
Anh xem có hợp lý không ạ? Có cần phải xây dựng định mức cho chi phí nhân công hay sản xuất chung không?
Ngoài ra, Em có các thắc mắc như sau:
  1. Phần trích khấu hao của những TSCĐ, CCDC (máy ép nhựa, khuôn ép…) không sử dụng trong tháng đưa vào tài khoản nào? Có được đưa vào chi phí được trừ khi tính TNDN không?
  2. Giá thành cao hơn giá bán trong 1 thời gian dài có hợp lý không?
Mong nhận được sự giúp đỡ từ anh ạ.
Chân thành cảm ơn anh.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Anh cần thêm thông tin này:
1- CP NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng trong giá thành là khoản bao nhiêu ?
2- Tỷ trọng CP NVL của các chủng loại mặt hàng khác nhau có khác nhau nhiều không ?
3- Công ty hiện trả lương nhân công trực tiếp theo gì ? Nếu xây dựng định mức nhân công thì có quá phúc tạp không ?
4- Bên mình sử dụng chủ yếu máy móc vậy có thử suy nghĩ việc sử dụng tiêu thức giờ máy chạy không ?
5- TSCĐ, CCDC không sử dụng trong tháng là không sử dụng cả quảng thời gian dài hay chỉ tạm thời ?
6- Giá thành cao hơn giá bán ở tất cả các mặt hàng hay có mặt hàng quá cao, mặt hàng quá thấp ?
 
L

Linh Linh tóc xù

Guest
26/7/16
19
3
3
Anh cần thêm thông tin này:
1- CP NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng trong giá thành là khoản bao nhiêu ?
2- Tỷ trọng CP NVL của các chủng loại mặt hàng khác nhau có khác nhau nhiều không ?
3- Công ty hiện trả lương nhân công trực tiếp theo gì ? Nếu xây dựng định mức nhân công thì có quá phúc tạp không ?
4- Bên mình sử dụng chủ yếu máy móc vậy có thử suy nghĩ việc sử dụng tiêu thức giờ máy chạy không ?
5- TSCĐ, CCDC không sử dụng trong tháng là không sử dụng cả quảng thời gian dài hay chỉ tạm thời ?
6- Giá thành cao hơn giá bán ở tất cả các mặt hàng hay có mặt hàng quá cao, mặt hàng quá thấp ?

em xin phép được inbox riêng anh nhé
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Gửi anh HaiTam.
em bổ sung anh thông tin như sau:
Công ty em là công ty sản xuất nhựa, các sản phẩm chủ yếu: Đồ chơi, ke góc gạch và các sản phẩm khác
- Có 5 máy ép nhựa, rất nhiều khuôn ép.
- Hiện tại, bên em đã bảng định mức Nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì được phẩn bổ theo chi phi NVL TT
Em tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau:
  1. Tập hợp chi phí Nguyên vật liệu chính, phụ, nhân công, sản xuất chung phát sinh trong tháng.
  2. Phân bổ chi phí Nhân công, sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
  3. Tính Z đơn vị = Tổng Z của từng loại sản phẩm/ Số lượng sản phẩm
Anh xem có hợp lý không ạ? Có cần phải xây dựng định mức cho chi phí nhân công hay sản xuất chung không?
Ngoài ra, Em có các thắc mắc như sau:
  1. Phần trích khấu hao của những TSCĐ, CCDC (máy ép nhựa, khuôn ép…) không sử dụng trong tháng đưa vào tài khoản nào? Có được đưa vào chi phí được trừ khi tính TNDN không?
  2. Giá thành cao hơn giá bán trong 1 thời gian dài có hợp lý không?
Mong nhận được sự giúp đỡ từ anh ạ.
Chân thành cảm ơn anh.
Em hiểu được như trên anh nghĩ là em đã biết mình phải làm gì rồi, làm sao phải đi hỏi, nếu mục đích là làm thuế thì em nên để nó đơn giản thôi, khấu hao tài sản thì em hãy coi như tài sản trong tháng sử dụng và có khấu hao đầy đủ, còn nếu đã vượt khung thì đưa vào 811 khoản không hợp lệ. Giá thành không được cao hơn giá bán vì dù về chuẩn mực mình không sai nhưng thuế nó sẽ không đồng ý
 
L

longxu

Cao cấp
20/11/14
275
99
28
www.ketoan.biz
Em hiểu được như trên anh nghĩ là em đã biết mình phải làm gì rồi, làm sao phải đi hỏi, nếu mục đích là làm thuế thì em nên để nó đơn giản thôi, khấu hao tài sản thì em hãy coi như tài sản trong tháng sử dụng và có khấu hao đầy đủ, còn nếu đã vượt khung thì đưa vào 811 khoản không hợp lệ. Giá thành không được cao hơn giá bán vì dù về chuẩn mực mình không sai nhưng thuế nó sẽ không đồng ý
Bạn nói như thể kế toán muốn cty có lãi thì có lãi, muốn lỗ thì lỗ (?)
Giá thành là tập hợp chi phí hợp lý ... giá bán là giá cty quyết định (giá trị trường), bán trên Z thì có thể cty có lãi, ngược lãi thì bị lỗ thôi.
Nếu các chi phí hợp lý mà cty bị lỗ thì có gì phải "sợ" thuế, hay ý bạn cty thực tế lỗ nhưng báo cáo thuế phải có lãi mới hợp lý?
 
L

Linh Linh tóc xù

Guest
26/7/16
19
3
3
Em hiểu được như trên anh nghĩ là em đã biết mình phải làm gì rồi, làm sao phải đi hỏi, nếu mục đích là làm thuế thì em nên để nó đơn giản thôi, khấu hao tài sản thì em hãy coi như tài sản trong tháng sử dụng và có khấu hao đầy đủ, còn nếu đã vượt khung thì đưa vào 811 khoản không hợp lệ. Giá thành không được cao hơn giá bán vì dù về chuẩn mực mình không sai nhưng thuế nó sẽ không đồng ý

Vâng.
Do bên em cũng ít máy thì không lo ngại về khấu hao máy chạy máy dừng anh ạ.
1. E đang muốn hỏi thêm trong TH máy nhiều . Tầm 100 máy mà chỉ chạy 60 máy chẳng hạn.
2. Ý anh là vượt khung, định mức hay giá bán nả?
 
L

Linh Linh tóc xù

Guest
26/7/16
19
3
3
Bạn nói như thể kế toán muốn cty có lãi thì có lãi, muốn lỗ thì lỗ (?)
Giá thành là tập hợp chi phí hợp lý ... giá bán là giá cty quyết định (giá trị trường), bán trên Z thì có thể cty có lãi, ngược lãi thì bị lỗ thôi.
Nếu các chi phí hợp lý mà cty bị lỗ thì có gì phải "sợ" thuế, hay ý bạn cty thực tế lỗ nhưng báo cáo thuế phải có lãi mới hợp lý?

Hi AC Long Xù.
Hiện tại em đang vướng bận chỗ phân bổ chi phí sản xuất chung ạ.
Bên em có nhiều máy móc, khuôn ép.
Sản xuất ra nhiều sản phẩm từ nhiều loại nhựa khác nhau, giá chênh lệch khá nhiều- với độ khó khác nhau, thời gian ép sản xuất sản phẩm khác nhau,
Việc phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp như hiện nay em đang làm thì sẽ khiến cho những sản phẩm có chi phí NVL cao thì sẽ phải phân bổ nhiều hơn. từ đó Z cao hơn nhiều so với giá bán.
Ngược lại, 1 số sp khác cp đầu vào thấp thì Z lại thấp hơn sv giá bán.
Vì vậy, em muốn nhờ anh chị thành viên tư vấn và góp ý cho em, Xem thế nào là hợp lý và dễ hiểu ạ.
 
N

nguoiconxunui

Khách vãng lai
29/6/04
1,280
215
63
Bình Định
aso2pc.co.cc
NVL -> khác nhau -> SP khác nhau -> không thể phẩn bổ được theo NVL.
Nếu làm được thì xây dựng định mức để phân bổ = phương pháp thống kê đơn giản theo từng công đoạn sx thì sẽ cho ra giá thành hợp lý hơn:

Ví dụ:
Mình có mẫu thống kê như sau:
SP/Công đoạn/ h công/ h máy ( đây là hai tiêu chí chiếm tỷ trọng lớn trong 627)
A/X1/1/2
A/X2/1/3
-> sau đó quy đổi ra hệ số tương đương là có bản định mức phân bổ cho một đơn vị sp hoàn thành.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Sản xuất ra nhiều sản phẩm từ nhiều loại nhựa khác nhau, giá chênh lệch khá nhiều- với độ khó khác nhau, thời gian ép sản xuất sản phẩm khác nhau,

Chi phí NVL nhựa: Ta có định mức, giá từng loại nhựa => Tính trực tiếp chi phí nhựa cho từng sản phẩm.
Chi phí sử dụng máy móc (khấu hao, điện, ...): Nếu có được thống kê hay định mức thời gian chạy máy cho sản xuất thì tính theo tiêu thức này là phù hợp nhất.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Bạn nói như thể kế toán muốn cty có lãi thì có lãi, muốn lỗ thì lỗ (?)
Giá thành là tập hợp chi phí hợp lý ... giá bán là giá cty quyết định (giá trị trường), bán trên Z thì có thể cty có lãi, ngược lãi thì bị lỗ thôi.
Nếu các chi phí hợp lý mà cty bị lỗ thì có gì phải "sợ" thuế, hay ý bạn cty thực tế lỗ nhưng báo cáo thuế phải có lãi mới hợp lý?
Bạn phải hiểu một điều này, nếu thị trường bán những sản phẩm như của bạn thì nó phải theo giá thị trường, nhưng nếu sản phẩm chỉ có công ty bạn làm ra thì giá thế nào là bạn và khách hàng là người quyết định chứ không phải dựa trên giá thành bởi vì sao. Nếu làm thực tế bạn phải hiểu một điều là không bao giờ giám đốc nó hỏi kế toán là cái này nên bán bao nhiêu mà nó sẽ trực tiếp làm việc với giám đốc bên khách hàng thỏa thuận với nhau và xuất hóa đơn thế nào. Còn kế toán hiện tại thì thường làm báo cáo tài chính vào cuối năm, trong năm thì chỉ có cân đối thuế và lấy hóa đơn, giá thành và báo cáo là do kế toán phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu báo cáo có lãi hay lỗ của giám đốc. Do đó giá thành thế nào thực ra vẫn phải điều chỉnh, báo cáo thế nào phải xem giám đốc muốn đóng thuế hay không. Đừng có nói là phải theo luật này quy định kia, theo chỉ là quá trình làm thôi, còn kết quả thế nào thì theo giám đốc, nếu kiên quyết làm chuẩn thì bị đánh giá là không làm được việc và bị cho thôi việc thôi. Đặc trưng thuế ở Việt Nam nó là như vậy nên kế toán thuế không còn mang ý nghĩa "phản ánh" những gì diễn ra nữa mà là "vẽ" cho nó đúng ý "nhà thơ" giám đốc và đó không phải việc dễ dàng.
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Vâng.
Do bên em cũng ít máy thì không lo ngại về khấu hao máy chạy máy dừng anh ạ.
1. E đang muốn hỏi thêm trong TH máy nhiều . Tầm 100 máy mà chỉ chạy 60 máy chẳng hạn.
2. Ý anh là vượt khung, định mức hay giá bán nả?
Theo như em nói thì anh nghĩ là em đang làm kế toán nội bộ và bên em chưa có một định mức tiêu chuẩn, chưa biết mô hình sản xuất bên em thế nào nên anh sẽ đưa ra một số gợi ý như sau:
- Nếu Các sản phẩm của công ty sử dụng nguyên liệu giống hệt nhau thì em nên tính giá thành theo phương pháp: Phân bổ hệ số nguyên vật liệu và phân bổ tỷ lệ các chi phí còn lại (nếu các chi phí còn lại giống hệt nhau thì phân bổ hệ số luôn). Hệ số thì em có thể căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành hoặc kích thước sản phẩm hoặc giá bán đều được, cái nào hợp lý thì chọn.
- Nếu sản phẩm có định mức thì tốt, không thì em có thể dựa vào các kỳ giá thành lần trước để xây dựng định mức hoặc đơn giản hơn là lấy giá bán trung bình của từng sản phẩm, sau đó dựa vào đó để ra giá vốn của sản phẩm đó (ví dụ giá vốn = 90% giá bán), rồi từ giá vốn em sẽ xây dựng định mức tỷ lệ chi phí để cấu tạo nên giá thành sp: ví dụ nguyên liệu là 80%, nhân công 12-18%, chi phí SX chung là còn lại, theo cách này thì khi xuất vật tư và các chi phí khác em theo cái định mức này sẽ không bị đội giá.
- Nếu các sản phẩm là làm theo đơn hàng thì em có thể tập hợp toàn bộ chi phí kết chuyển một lần thì không cần quan tâm đến giá thành nữa.
- Còn thực sự các số liệu trên em không tự chủ được thì cách hay nhất là phải có một kế toán thống kê, người này sẽ xuống kho, phân xưởng để theo dõi và lấy số liệu phát sinh thực tế đưa lên kế toán để em tập hợp chi phí.
-
 
K

Kế Toán Thuế HN

Cao cấp
16/6/16
592
156
43
37
Theo kinh nghiệm của mỗi người mà sự việc có thể biến to hóa nhỏ.
Phân xưởng có những thứ mà không thể rạch ròi chi tiết, bạn có 100 máy, bạn chạy 50 máy thì chi phí của bạn cũng không thể giảm 50%, bởi có những thứ cố định như nhân công, chiếu sáng......vậy tại sao lại phân bổ chi phí nhân công lên trực tiếp sản phẩm. bạn có điều chỉnh giá sản phẩm theo khối lượng công việc hàng tuần, hàng tháng, hàng quý không?? Vậy chi tiết làm gì? đi sâu làm gì để tự làm khó mình.
 
K

Kế Toán Thuế HN

Cao cấp
16/6/16
592
156
43
37
Nếu DN bạn nhập mua máy cũ, không có chi phí chuyển giao công nghệ...mới đi vào sản xuất thì bạn có để lỗ cả năm cũng chẳng sao, cái này tùy vào kinh nghiệm thực tế để giải trình xuôi tai, hợp đạo lý thì chẳng ai có thể bắt bẻ được.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Tóm lại tùy vào mục đích của bạn trong việc tính giá thành. Nếu giá thành đơn thuần phục vụ cho mục đích lập BCTC (hay khai thuế) thì không cần quá chi tiết miễn giải trình được. Nếu việc tính giá thành phục vụ quản trị (hoặc cả 2) thì phải cân nhắc sao cho hợp lý, đúng bản chất nhất, bởi vì giá thành sai lệch lớn sẽ dẫn đến rất nhiều quyết định kinh doanh lệch hướng.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Tóm lại tùy vào mục đích của bạn trong việc tính giá thành. Nếu giá thành đơn thuần phục vụ cho mục đích lập BCTC (hay khai thuế) thì không cần quá chi tiết miễn giải trình được. Nếu việc tính giá thành phục vụ quản trị (hoặc cả 2) thì phải cân nhắc sao cho hợp lý, đúng bản chất nhất, bởi vì giá thành sai lệch lớn sẽ dẫn đến rất nhiều quyết định kinh doanh lệch hướng.
(y)
 
K

Kế Toán Thuế HN

Cao cấp
16/6/16
592
156
43
37
Tóm lại tùy vào mục đích của bạn trong việc tính giá thành. Nếu giá thành đơn thuần phục vụ cho mục đích lập BCTC (hay khai thuế) thì không cần quá chi tiết miễn giải trình được. Nếu việc tính giá thành phục vụ quản trị (hoặc cả 2) thì phải cân nhắc sao cho hợp lý, đúng bản chất nhất, bởi vì giá thành sai lệch lớn sẽ dẫn đến rất nhiều quyết định kinh doanh lệch hướng.
Có vẻ như kế toán thuế đã ngấm vào máu rồi, theo câu hỏi của chủ thớt thì chưa thể làm thuế được bác ah,
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA