Xuất hóa đơn giảm trừ doanh thu cho công ty xây lắp

  • Thread starter Longkeng
  • Ngày gửi
L

Longkeng

Trung cấp
13/12/15
50
6
8
34
Các bác cho em hỏi chút..
Em làm kế toán cho bên xây lắp công trình của nhà nước, khi công trình hòa thành bên thuế yêu cầu e xuất ngay hóa đơn đầu ra, em cũng xuất ngay. Sau đó sẽ có một bộ phận nhà nước (chỗ em là Phòng tài chính của Huyện) sẽ thẩm tra quyết toán công trình, để kiểm tra lại, và họ yêu cầu giảm trừ quyết toán có thể vì lý do như: Dự toán lập sai, nhà thầu thi công không thi công bộ phận này nên k được tính tiền,... rồi sau đó sẽ có một Quyết định phê duyệt quyết toán giảm trừ số tiền phải thanh toán cho nhà thầu.

Em muốn hỏi các bác là hóa đơn em xuất từ trước rồi, giờ lại có quyết định giảm trừ quyết toán thì em xuất hóa đơn giảm trừ doanh thu để giảm thuế có được không ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
*Căn cứ: Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
" Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
– Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
+++Như vậy:
+ Bước 01: Người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót. (lập 02 bản - mỗi bên giữ 01 bản)
+ Bước 02: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh tăng/ giảm giá trị công trình.

*Các chứng từ đi kèm:
Biên bản đối chiếu công nợ
Quyết định xử lý của kiểm toán/ Phòng tài chính của Huyện….
Quyết định phê duyệt quyết toán giảm trừ số tiền phải thanh toán cho nhà thầu.
Phụ lục hợp đồng điểu chỉnh giảm
Dự toán khối lượng điều chỉnh giảm
Biên bản xác nhận khối lượng giảm
Biên bản quyết toán giá trị công trình sau khi đã giảm
Xuất hóa đơn điểu chỉnh giảm
………………..
= > Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
*Chi tiết tại
: Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC
 
L

Longkeng

Trung cấp
13/12/15
50
6
8
34
Em cảm ơn bác... Chudinhxinh nhé... mấy lần em được bác trả lời câu hỏi rồi.... vừa vào đọc comment trước thấy bác nào toàn trích từ khoản này, luật kia,... em đọc mà trong đầu nghĩ..." OMG, trình độ bác này kinh dị vậy"... đọc xong nhìn nên tên bác thì lại nghĩ:..."đúng là chỉ có bác mới hay trích dẫn luật như thế" hì
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Em cảm ơn bác... Chudinhxinh nhé... mấy lần em được bác trả lời câu hỏi rồi.... vừa vào đọc comment trước thấy bác nào toàn trích từ khoản này, luật kia,... em đọc mà trong đầu nghĩ..." OMG, trình độ bác này kinh dị vậy"... đọc xong nhìn nên tên bác thì lại nghĩ:..."đúng là chỉ có bác mới hay trích dẫn luật như thế" hì
Làm kế toán không theo luật thì bị treo cổ lúc nào không biết đấy bạn
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
*Căn cứ: Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
" Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
– Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
+++Như vậy:
+ Bước 01: Người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót. (lập 02 bản - mỗi bên giữ 01 bản)
+ Bước 02: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh tăng/ giảm giá trị công trình.

*Các chứng từ đi kèm:
Biên bản đối chiếu công nợ
Quyết định xử lý của kiểm toán/ Phòng tài chính của Huyện….
Quyết định phê duyệt quyết toán giảm trừ số tiền phải thanh toán cho nhà thầu.
Phụ lục hợp đồng điểu chỉnh giảm
Dự toán khối lượng điều chỉnh giảm
Biên bản xác nhận khối lượng giảm
Biên bản quyết toán giá trị công trình sau khi đã giảm
Xuất hóa đơn điểu chỉnh giảm
………………..
= > Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
*Chi tiết tại
: Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC
Hoá đơn này không có gì sai cả. Tại sao gọi là sai sót?
 
ACC4RUM

ACC4RUM

Cao cấp
2/3/09
1,667
315
83
Đà Lạt
Hoá đơn này không có gì sai cả. Tại sao gọi là sai sót?
Không sai sao lại phải điều chỉnh??? Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giảm trừ doanh thu, vậy là doanh thu chính thức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không đúng với hóa đơn đã lập, phải điều chỉnh thôi...
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Không sai sao lại phải điều chỉnh??? Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giảm trừ doanh thu, vậy là doanh thu chính thức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không đúng với hóa đơn đã lập, phải điều chỉnh thôi...


Một điều hướng dẫn cách lập hoá đơn đối với một hoạt động đặc thù
Một điều hướng cách xử lý khi làm sai.
Gom chung mấy cái khác nhau để thành một cái gọi là cẩm nang thì chết.
Bên trên nêu là xuất hoá đơn giảm trừ doanh thu, mấy cái giảm trừ doanh thu là những hoạt động bình thường nhưng khi xử lý lại coi đó là sai sót và viện dẫn xử lý sai sót thì không phù hợp.

Tuỳ quan điểm của mỗi người thôi, tôi thì không muốn sử dụng nhầm lẫn khái niệm, đó cũng là điều nhiều người không thích. Nhưng tôi hay phân tích đúng bản chất của các số liệu, quen nhìn ở góc độ quan trị và kiểm soát rồi nên hay dùng càng chính xác bản chất càng tốt. Điều chỉnh là điều chỉnh, không phải điều chỉnh là chỉ có sai sót, mà điều chỉnh còn vì nhiều điều làm đúng với kế toán và các quy định khác nữa.
 
  • Like
Reactions: zungcoca

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA