Hạch toán tài khoản nào cho đúng bản chất thông tư 200?

  • Thread starter aavvnguyen
  • Ngày gửi
L

longxu

Cao cấp
20/11/14
275
99
28
www.ketoan.biz
Theo bạn thì khi nào hoàn thành dịch vụ vậy?

Dịch vụ ở đây là cho thuê nhà, nó chỉ hoàn thành toàn bộ khi kết thúc hợp đồng.

TT 200 đã tiếp cận theo IFRS 15, trong trường hợp này bên cho thuê nhà có nghĩa vụ thực hiện (performance obligation) chưa được thực hiện tại thời điểm nhận tiền nên doanh thu cần phân bổ. Nếu đã hoàn thành rồi thì còn gì nữa để phân bổ.
À, là vấn đề câu chữ, ý câu trên của mình 'hoàn thành' có nghĩa đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất + pháp lý để bên thuê sử dụng được căn nhà. Tất nhiên mình đồng ý 'hoàn thành dịch vụ' có nghĩa là 2 bên phải thực hiện những điều khoản trong hợp đồng, khi kết thúc, thanh lý hợp đồng.

Về nhận tiền trả trước của khách hành, Chế độ kế toán VN đã quy định rõ:

- Nhận trước tiền, khi đã cung ứng dịch vụ ... thì ghi có TK 3387;
- Nhận tiền trước, khi chưa làm gì cả (hoặc chẳng làm gì cả) ... ghi có TK 131

Quan điểm trên của BTC có từ 19, 20 chục năm nay và mình nghĩ việc họ vận dụng IFRS (như trên) là có chủ ý, có lý chức không phải 'máy móc' đâu.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
À, là vấn đề câu chữ, ý câu trên của mình 'hoàn thành' có nghĩa đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất + pháp lý để bên thuê sử dụng được căn nhà. Tất nhiên mình đồng ý 'hoàn thành dịch vụ' có nghĩa là 2 bên phải thực hiện những điều khoản trong hợp đồng, khi kết thúc, thanh lý hợp đồng.

Về nhận tiền trả trước của khách hành, Chế độ kế toán VN đã quy định rõ:

- Nhận trước tiền, khi đã cung ứng dịch vụ ... thì ghi có TK 3387;
- Nhận tiền trước, khi chưa làm gì cả (hoặc chẳng làm gì cả) ... ghi có TK 131

Quan điểm trên của BTC có từ 19, 20 chục năm nay và mình nghĩ việc họ vận dụng IFRS (như trên) là có chủ ý, có lý chức không phải 'máy móc' đâu.
Nếu đã cung ứng dịch vụ nếu hiểu đúng là đã hoàn thành cung ứng dịch vụ thì không còn gì để đưa vào 3387 nữa vì doanh thu đã thực hiện rồi. Chỉ có hợp đồng cung ứng dịch vụ đang thực hiện, đã thu tiền trước của nhiều kỳ thì mới phát sinh doanh thu chưa thực hiện.

Ở đây mình không nói Bộ Tài chính máy móc mà nói người áp dụng không nên máy móc. Mấy công văn trả lời của BTC cho thấy rằng chế độ kế toán vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý rồi.

Mình phân tích thêm về TK 3387 trong TT 200:

"- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:


+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;


+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng)."


Trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhiều kỳ, chẳng hạn dịch vụ kế toán, tư vấn thuế mà người mua trả tiền trước cho cả năm, thì nếu hạch toán theo đoạn này sẽ đưa vào 131. Tuy nhiên để trên 131 nó không thực sự hợp lý (mặc dù 131 hay 3387 thì đều là khoản phải trả), nhưng 131 nên chỉ dùng để phản ánh khoản nhận ứng trước mà chưa giao hàng hóa, sản phẩm. Đối với cung cấp dịch vụ nếu nhận tiền trước của nhiều kỳ, và tất nhiên là đã nhận trước của nhiều kỳ thì chưa cung cấp cho các kỳ sau đó rồi, thì nên hạch toán vào 3387 sẽ hợp lý hơn, và cũng phù hợp với lập hóa đơn GTGT hơn.
 
aavvnguyen

aavvnguyen

Cao cấp
16/12/11
309
122
43
32
HCM
Theo mình thì mấu chốt là đã giao hàng, dịch vụ hay chưa,

Về hóa đơn: Xuất hóa đơn khi đã giao hàng hoặc hoàn thành việc cung ứng dịch vụ tương ứng; xuất hóa đơn trước hay sau thời điểm này theo luật thuế là xuất sai thời điểm, có thể bị phạt ...

Về hạch toán: Nếu chưa giao hàng hoặc chưa hoàn thành việc cung ứng dịch thì tiền nhận trước ghi có TK 131 (chỉ đơn giản là nhận tiền thôi, nếu dn không có sản phẩm bán, hoặc không cung ứng được dv buôc phải trả lại tiền).
Nếu đã giao hàng hoặc hoàn thành việc cung ứng dịch vụ nhưng có liên quan đến nhiều kỳ thì phần tiền nhận trước của các kỳ sau ghi ghi có TK 3387 (để phân bổ dần dt cho các kỳ sau).

Bản chất nhận tiền trước ghi có TK 131, 3387 đều là nợ phải trả, nhưng ghi có TK 3387 thì việc ghi nhận doanh thu gần như chắc chắn; còn ghi có TK 131 khi việc ghi nhận doanh thu còn khá xa vời (biết có hàng, có làm được DV cho họ không?).

Tóm lại: Hạch toán TK 131 hay 3387 tiền nhận trước của khách hàng đúng hay không thì phải xem hàng hóa, dịch vụ đó đã chuyển giao cho khách hàng chưa (khách hàng đã có quyền sử dụng hàng hóa hay thỏa mãn dịch vụ được cung cấp chưa)? Nếu chưa, hay tạm quên việc hạch toán TK khoản 3387 số tiền nhận trước đó.
Phần này là đã nhận tiền trước, xuất hóa đơn trước, còn dịch vụ bảo trì thì diễn ra hàng tháng nên mới nói việc phân bổ hàng kỳ qua 3387. Nhưng nó lại đi ngược lại TT 200 ạ
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Nếu đã giao hàng hoặc hoàn thành cung ứng dịch vụ rồi thì doanh thu đã thực hiện rồi, sao lại còn phân bổ cho các kỳ sau nữa bạn ơi :D

Chế độ kế toán do con người ban hành ra, nó có thể có các khiếm khuyết và mình không nên máy móc câu chữ khi áp dụng nó. Việt Nam không có quy định cụ thể trong VAS 21 chứ IAS 1 gốc còn nói rằng nếu quy định của chuẩn mực khác mà dẫn đến không phản ánh đúng bản chất thì còn phải làm khác chuẩn mực cơ.

Câu này Chuẩn : (..Chế độ kế toán do con người ban hành ra, nó có thể có các khiếm khuyết và mình không nên máy móc câu chữ khi áp dụng nó...) Không chỉ có: (..Chế độ kế toán..) Mà ngay cả Luật cũng phải cũng phải thường xuyên Bổ sung, sữa đổi cho Phù hợp với thực tế. Chỉ có điều : Gần đây các văn bản pháp qui sau khi ban hành phải sửa đổi quá nhiều Chứng tỏ: Trình độ, năng lực của 1 Bộ phận ban hành văn bản yếu, kém làm cho người vận dụng khó theo kịp. Nhiều người vận dụng quá máy móc nhất là các cơ quan QL nên mới sinh ra nhiều tiêu cực !!!
 
aavvnguyen

aavvnguyen

Cao cấp
16/12/11
309
122
43
32
HCM
Trình độ, năng lực của 1 Bộ phận ban hành văn bản yếu, kém làm cho người vận dụng khó theo kịp. Nhiều người vận dụng quá máy móc nhất là các cơ quan QL nên mới sinh ra nhiều tiêu cực

---> :))
 
L

longxu

Cao cấp
20/11/14
275
99
28
www.ketoan.biz
Nếu đã cung ứng dịch vụ nếu hiểu đúng là đã hoàn thành cung ứng dịch vụ thì không còn gì để đưa vào 3387 nữa vì doanh thu đã thực hiện rồi. Chỉ có hợp đồng cung ứng dịch vụ đang thực hiện, đã thu tiền trước của nhiều kỳ thì mới phát sinh doanh thu chưa thực hiện.

Ở đây mình không nói Bộ Tài chính máy móc mà nói người áp dụng không nên máy móc. Mấy công văn trả lời của BTC cho thấy rằng chế độ kế toán vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý rồi.

Mình phân tích thêm về TK 3387 trong TT 200:

"- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:


+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;


+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng)."


Trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhiều kỳ, chẳng hạn dịch vụ kế toán, tư vấn thuế mà người mua trả tiền trước cho cả năm, thì nếu hạch toán theo đoạn này sẽ đưa vào 131. Tuy nhiên để trên 131 nó không thực sự hợp lý (mặc dù 131 hay 3387 thì đều là khoản phải trả), nhưng 131 nên chỉ dùng để phản ánh khoản nhận ứng trước mà chưa giao hàng hóa, sản phẩm. Đối với cung cấp dịch vụ nếu nhận tiền trước của nhiều kỳ, và tất nhiên là đã nhận trước của nhiều kỳ thì chưa cung cấp cho các kỳ sau đó rồi, thì nên hạch toán vào 3387 sẽ hợp lý hơn, và cũng phù hợp với lập hóa đơn GTGT hơn.
Theo như đoạn trích trên của bạn thì Thông tư 200 CẤM hạch toán vào TK 3387 khi “Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ” còn gì!

Ý tưởng hướng dẫn hạch toán của bạn khá mới nhưng khác hướng dẫn của Chế độ kế toán quá, nếu có tranh chấp pháp lý thì rủi ro sẽ như thế nào? Và không hiểu sao hạch toán theo TT200 bạn lại cho là máy móc. Thôi thì chờ bạn thuyết phục được BTC bỏ hay sửa đổi câu trên (chữ đỏ) thì chúng ta sẽ bàn tiếp câu chuyện này sau vậy:D
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
aavvnguyen

aavvnguyen

Cao cấp
16/12/11
309
122
43
32
HCM
Theo như đoạn trích trên của bạn thì Thông tư 200 CẤM hạch toán vào TK 3387 khi “Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ” còn gì!

Ý tưởng hướng dẫn hạch toán của bạn khá mới nhưng khác hướng dẫn của Chế độ kế toán quá, nếu có tranh chấp pháp lý thì rủi ro sẽ như thế nào? Và không hiểu sao hạch toán theo TT200 bạn lại cho là máy móc. Thôi thì chờ bạn thuyết phục được BTC bỏ hay sửa đổi câu trên (chữ đỏ) thì chúng ta sẽ bàn tiếp câu chuyện này sau vậy:D
Các bác ra văn bản ở trển có biết ở dưới dân tình "khổ sở" thế này không nhì?
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Chuyện là như vầy.

Chẳng hạn hợp đồng thuế nhà 50 triệu đồng/tháng thời hạn thuê 2 năm ... Ngày 01/09/2017 người thuê thuế đã thanh toán trước tiền thuê 2 năm là 1,2 tỷ đông và bên cho thuê đã giao căn nhà cho bên thuê nhà sử dụng.

Vậy,
Bên cho thuê nhà đã chuyển quyền sử dụng căn nhà chưa cho bên thuê chưa (đã hoàn thành cung ứng dịch vụ chưa?)? Bên thuê nhà đã và đang thỏa mãn dịch vụ cho thuê nhà chưa?

Theo bạn bên cho thuê nhà hạch toán doanh thu tháng 9/2017 là 50 triệu hay 1,2 tỷ đồng?
1. Hóa đơn xuất luôn 1 lần: 1.2 tỷ giá trị trước thuế + thuế GTGT 10%
2. Doanh thu ghi nhận qua 3387, K/c dần sang 511 hàng tháng. Mỗi tháng ghi nhận Nợ 3387/Có 511: 50 triệu
3. Thuế GTGT ghi nhận là 120 triệu và hạch toán vào luôn kỳ xuất hóa đơn 120tr, kê khai luôn vào kỳ xuất hóa đơn 120tr.

Bút toán hạch toán toàn bộ như sau:

1/ Căn cứ hóa đơn hạch toán
Nợ 131: 1 tỷ 320 triệu
Có 3387: 1.2 tỷ
Có 3331:120 triệu

2/ Căn cứ hóa đơn và hợp đồng, phân bổ doanh thu chưa thực hiện 3387 hàng tháng
Nợ 3387: 50 triệu
Có 511: 50 triệu

3/ Căn cứ hóa đơn kê khai thuế đầu ra (toàn bộ) và BCSDHD vào tháng/quý xuất hóa đơn.
 
  • Like
Reactions: Rua Diu Dang
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cái dở của hệ thống kế toán theo kiểu quy tắc (rule based) là cái gì cũng phải làm theo hướng dẫn, không cho phép nhiều sự xét đoán của người lập báo cáo tài chính. Chắc các bác sợ kế toán VN không xét đoán được nên khi ban hành VAS 21 dựa trên IAS 1 lại bỏ đoạn này đi:

In the extremely rare circumstances in which management concludes that compliance with a requirement in an IFRS would be so misleading that it would conflict with the objective of financial statements set out in the Framework, the entity shall depart from that requirement in the manner set out in paragraph 20 if the relevant regulatory framework requires, or otherwise does not prohibit, such a departure.

Tạm dịch: Trong một số trường hợp hãn hữu đặc biệt mà nhà quản lý cho rằng tuân thủ các yêu cầu của IFRS có thể dẫn đến mâu thuẫn với mục tiêu của báo cáo tài chính được đề ra trong Khuôn khổ báo cáo tài chính, công ty cần phải bỏ qua các yêu cầu được quy định theo cách thức hướng dẫn tại đoạn 20 nếu khuôn khổ pháp lý yêu cầu, hoặc không cấm, việc xa rời này.
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Cái dở của hệ thống kế toán theo kiểu quy tắc (rule based) là cái gì cũng phải làm theo hướng dẫn, không cho phép nhiều sự xét đoán của người lập báo cáo tài chính. Chắc các bác sợ kế toán VN không xét đoán được nên khi ban hành VAS 21 dựa trên IAS 1 lại bỏ đoạn này đi:

In the extremely rare circumstances in which management concludes that compliance with a requirement in an IFRS would be so misleading that it would conflict with the objective of financial statements set out in the Framework, the entity shall depart from that requirement in the manner set out in paragraph 20 if the relevant regulatory framework requires, or otherwise does not prohibit, such a departure.

Tạm dịch: Trong một số trường hợp hãn hữu đặc biệt mà nhà quản lý cho rằng tuân thủ các yêu cầu của IFRS có thể dẫn đến mâu thuẫn với mục tiêu của báo cáo tài chính được đề ra trong Khuôn khổ báo cáo tài chính, công ty cần phải bỏ qua các yêu cầu được quy định theo cách thức hướng dẫn tại đoạn 20 nếu khuôn khổ pháp lý yêu cầu, hoặc không cấm, việc xa rời này.

Nhân ý kiến của bạn Hien Mình kể 1 chuyện ở DN mình cho các bạn tham khảo: Trước năm 1993 DN mình ra QĐ HT Kế toán nội bộ cho 15 ĐV trực thuộc trong đó có yêu cầu : Hệ thống Sổ sách , phương pháp ghi chép, hạch toán, tổng hợp, báo cáo, Các bảng kê, B/C sổ cái .... Khác hoàn toàn với sổ sách ... ở các hình thức kế toán nhà nước QĐ ( Trừ phòng KT C.ty tổng hợp, báo cáo .. theo NKCT. Lúc đó kế toán chưa HT trên máy ). Năm 1995 có Kiễm toán nhà nước đến Kiểm toán DN, khi xuống các ĐV trực thuộc thấy Hệ thống sổ sách lạ nên đã chất vấn mình : Tại sao lại làm .. không theo QĐ nhà nước ? Mình đã trả lời: Đây là QĐ HT kế toán nội bộ và đưa QĐ của DN ra cùng các biểu mẩu, sổ sách và giải thích: Cách ghi chép, tổng hợp, báo cáo ... có ưu điểm: Đơn giản, ngắn gọn, dễ làm , dễ kiểm tra . Cũng may sau khi xem xét đoàn Kiễm toán không nói gì nữa. Như thế mới thấy: Có nhiều bạn làm trong lĩnh vực KT hiểu và chấp nhận những cái khác QĐ.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Hien

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA