Tính thuế TNCN

  • Thread starter Cunsub
  • Ngày gửi
C

Cunsub

Sơ cấp
21/9/17
13
0
1
29
Mọi người ơi giúp e với, e mới ra trường, không có nhiều kinh nghiệm cũng không nắm rõ luật hiện hành.
Nhân viên trong công ty e ( gọi là cty A), đồng thời làm việc có hợp đồng lao động từ dài hạn với công ty B ( đã tham gia bảo hiểm và có MST thu nhập cá nhân, đăng ký giảm trừ bản thân, người phụ thuộc tại công ty B). Công ty A đăng ký mức lương trên thang bảng lương là 4.300.000 , trên hợp đồng lao động có nội dung: lương cơ bản 4.300.000, phụ cấp ăn trưa 500.000, phụ cấp xăng xe đi lại : 2000.000 => tổng thu nhập của NLĐ là 5.000.000/ tháng . Vậy 5.000.000 là lương gross ? TNTT = 5.000.0000- 700.000= 4.300.000 và thuế TNCN = 4.300.000 * 5% = 215.000 như vậy đúng không mọi người hay 5.000.000 đó là lương NET, phải chuyển sang lương gross rồi mới tính thuế TNCN. Mọi người giúp e với ạ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
Mọi người ơi giúp e với, e mới ra trường, không có nhiều kinh nghiệm cũng không nắm rõ luật hiện hành.
Nhân viên trong công ty e ( gọi là cty A), đồng thời làm việc có hợp đồng lao động từ dài hạn với công ty B ( đã tham gia bảo hiểm và có MST thu nhập cá nhân, đăng ký giảm trừ bản thân, người phụ thuộc tại công ty B). Công ty A đăng ký mức lương trên thang bảng lương là 4.300.000 , trên hợp đồng lao động có nội dung: lương cơ bản 4.300.000, phụ cấp ăn trưa 500.000, phụ cấp xăng xe đi lại : 2000.000 => tổng thu nhập của NLĐ là 5.000.000/ tháng . Vậy 5.000.000 là lương gross ? TNTT = 5.000.0000- 700.000= 4.300.000 và thuế TNCN = 4.300.000 * 5% = 215.000 như vậy đúng không mọi người hay 5.000.000 đó là lương NET, phải chuyển sang lương gross rồi mới tính thuế TNCN. Mọi người giúp e với ạ
Để tôi thuật lại vấn đề coi đúng ko nha. Công ty bạn có 1 nhân viên tên Nam làm cùng lúc cho cả 2 công ty A và Công ty B. Ở công ty A thu nhập tính thuế là 4.300.000 đ. Nếu Nam làm chỉ cty B thì Nam ko phải đóng thuế TNCN vì lương chưa quá 9 triệu để giảm trừ.
Nhưng bị cái nỗi là Nam làm 2 cty A và B. ở công ty B Nam đã đăng ký giảm trừ rồi thì tại công ty A, Nam phải nộp thuế TNCN tạm tính là 5% trên 4tr3 theo bậc lũy tiến đến 5 triệu
 
HOTRO-HDDT-VNPT

HOTRO-HDDT-VNPT

Guest
7/9/17
22
2
3
37
Các khoản được miễn thuế bao gồm:
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau:
- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng -> Từ ngày 15/10/2016 tăng lên: Không vượt quá 730.000 đ/tháng (Nếu DN tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được trừ hết)
VD: Nhân viên A được phụ cấp tiền ăn là 1.000.000 đ/tháng thì được miễn: 680.000 còn (1.000.000 - 680.000 = 320.000 thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN).
+) Nhân viên B được phụ cấp tiền ăn là 500.000 thì được miễn toàn bộ: 500.000

- Tiền khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... : mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, theo Luật thuế TNDN quy định cụ thể như sau:
+) Khoản chi Công tác phí và điện thoại hiện tại Luật thuế TNDN chưa quy định rõ ràng, chỉ quy định: Phải được ghi rõ điều kiện hưởng và mức hưởng trong hợp đồng lao động hoặc quy chế của DN.
Như vậy: DN bạn xây dựng quy định bao nhiêu thì được miễn bấy nhiêu.
VD: Công ty bạn quy định là phụ cấp điện thoại cho nhân viên C là 300.000/tháng thì khoản này sẽ được miễn thuế.

+) Tiền trang phục: Theo Luật thuế TNDN quy định:
Nếu chi bằng tiền thì không quá 5.000.000/năm
Nếu chi bằng hiện vật thì sẽ được miễn thuế TNCN toàn bộ.
VD: Nhân viên A được nhận tiền trang phục là 5.500.000/năm thì chỉ được miễn: 5.000.000 còn phần (5.500.000 - 5.000.000 = 500.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế). Nếu nhân viên A được nhận quần áo (không bằng tiền) sẽ được miễn toàn bộ.
- Tiền hỗ trợ trả thay thuê nhà:
+) Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
VD: Nhân viên A có thu nhập chịu thuế trong tháng là 12.000.000 và được Công ty hỗ trợ TRẢ THAY tiền thuê nhà là 3.000.000/tháng.
Như vậy: Tính vào thu nhập chịu thuế không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (Chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước trả thay): = 12.000.000 X 15% = 1.800.000. => Được miễn thuế = (3.000.000 - 1.800.000 = 1.200.000)
- Tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
VD: Làm việc ban ngày được trả 10.000/h. Làm thêm giờ ban đêm được trả 15.000/h. Vậy khoản trả cao hơn (15.000 - 10.000) = 5.000 là khoản miễn thuế
- Tiền hỗ trợ đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động:

+) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.
+) Theo Luật thuế TNDN hiện nay quy định thì: Tổng các khoản chi phúc lợi (Bao gồm đám hiếu, hỉ, đi lại, nghỉ mát ...) Không được quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.
Chi tiết các bạn có thể xem thêm: Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân
2. Các khoản giảm trừ bao gồm:
Theo Theo điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ bao gồm:
- Mức giảm trừ đối với bản thân là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
- Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học... (Những khoản này phải có giấy chứng nhận khuyên góp của các tổ chức đó)
Chi tiết mời các bạn xem thêm: Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
 
C

Cunsub

Sơ cấp
21/9/17
13
0
1
29
@hocviecchuaxong vâng tình huống là như thế, e muốn hỏi là khoản 5.000.000 là tổng thu nhập của NLĐ nhận được hàng tháng và đã được quy định trong hợp đồng lao động, vậy khoản 5.000.000 đó là lương gross hay lương net ạ
 
Hoangkyo

Hoangkyo

Less is more
12/12/15
2
2
3
Hà Nội
@hocviecchuaxong vâng tình huống là như thế, e muốn hỏi là khoản 5.000.000 là tổng thu nhập của NLĐ nhận được hàng tháng và đã được quy định trong hợp đồng lao động, vậy khoản 5.000.000 đó là lương gross hay lương net ạ
Theo như mình biết thì ở Cty của bạn, nhân viên kia mặc định sẽ bị thu 10% trên tổng thu nhập từ cty A! (Tận thu)
 
Sửa lần cuối:
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
@hocviecchuaxong vâng tình huống là như thế, e muốn hỏi là khoản 5.000.000 là tổng thu nhập của NLĐ nhận được hàng tháng và đã được quy định trong hợp đồng lao động, vậy khoản 5.000.000 đó là lương gross hay lương net ạ
Lương Gross: là tổng các khoản thu nhập mà người lao động được nhận (bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng…).
Lương Net: là khoản lương Gross trừ đi các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, hoặc tiền ứng trong tháng, hoặc các khoản phải được khấu trừ của người lao động.
Lương trên HĐ lao động là lương Gross
Lương Net là thực lĩnh trên bảng lương.
 
C

Cunsub

Sơ cấp
21/9/17
13
0
1
29
@hocviecchuaxong lương gross là tổng lương đã bao gồm thuế TNCN và các khoản trích bảo hiểm, Vậy trên hợp đồng lao động e ghi các nội dung như sau:
lương cơ bản : 4.300.000 đã bao gồm thuế TNCN
phụ cấp ăn trưa, xăng xe : 700.000 => tổng thu nhập của NLĐ vẫn là 5.000.000/ tháng
- Khi đăng ký thăng bảng lương e đăng ký bậc 1 lương là 4.300.000 thì nếu ghi trong hợp đồng là lương đã gồm thuế TNCN thì lương đã gồm thuế TNCN có cần lớn hơn bậc 1 ở thang bảng lương không, e ghi trên hợp đồng như thế là đúng hay sai ạ
 
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
@hocviecchuaxong lương gross là tổng lương đã bao gồm thuế TNCN và các khoản trích bảo hiểm, Vậy trên hợp đồng lao động e ghi các nội dung như sau:
lương cơ bản : 4.300.000 đã bao gồm thuế TNCN
phụ cấp ăn trưa, xăng xe : 700.000 => tổng thu nhập của NLĐ vẫn là 5.000.000/ tháng
- Khi đăng ký thăng bảng lương e đăng ký bậc 1 lương là 4.300.000 thì nếu ghi trong hợp đồng là lương đã gồm thuế TNCN thì lương đã gồm thuế TNCN có cần lớn hơn bậc 1 ở thang bảng lương không, e ghi trên hợp đồng như thế là đúng hay sai ạ
Đâu có được. Nếu bạn muốn lương người lao động là 4.300.000 + phụ cấp 700.000 = 5.000.000 luôn, công ty đóng thuế TNCN cho người lao động thì trên HĐ ghi thêm chỉ tiêu đó. "DN thỏa thuận đóng thuế TNDN cho ông A trên thu nhập chịu thuế của ông A"
Cái lương trên HĐ là lương chưa có xác định đc số 9 xác tính thuế TNCN (trừ lương khoán) và trong lương Gross trên HĐ ko bao gồm thuế TNCN đó chỉ là 1 phần căn cứ để xác định thuế TNCN thôi.
Phần thuế đóng cho ông A 1 là trừ lương ổng khi xác định dc thuế TNCN, 2 là DN chịu thì tính vào CP ko hợp lý.
 
C

Cunsub

Sơ cấp
21/9/17
13
0
1
29
@hocviecchuaxong thế e định khoảng như thế này có đúng không nhé
1, nợ tk 642 : 5.000.000
có tk 334 : 5.000.000
2, Nợ TK 334: 215.000 Thuế TNCN phải nộp (xác định TNCT của NLĐ là 4.300.000 = > Thuế TNCN = 4.300.000 * 5% = 215.000)
Có TK 3335: 215.000 thuế TNCN phải nộp
3, khi trả lương cho NLĐ
Nợ TK 334: 5.000.000 - 215.000 = 4.785.000
có TK 111: 4.785.000
4, khi nộp Thuế TNCN
Nợ tk 3335: 215.000
Có tk 111 : 215.000
 
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
@hocviecchuaxong thế e định khoảng như thế này có đúng không nhé
1, nợ tk 642 : 5.000.000
có tk 334 : 5.000.000
2, Nợ TK 334: 215.000 Thuế TNCN phải nộp (xác định TNCT của NLĐ là 4.300.000 = > Thuế TNCN = 4.300.000 * 5% = 215.000)
Có TK 3335: 215.000 thuế TNCN phải nộp
3, khi trả lương cho NLĐ
Nợ TK 334: 5.000.000 - 215.000 = 4.785.000
có TK 111: 4.785.000
4, khi nộp Thuế TNCN
Nợ tk 3335: 215.000
Có tk 111 : 215.000
Định khoản đúng nhưng xác định Thu nhập chịu thuế sai, phụ cấp xăng xe cấp trực tiếp bằng tiền phải tính vào TNCT vậy thu nhập chịu thuế là 4.500.000 mới đúng; bạn tham khảo thông tư 111 để biết thêm chi tiết.
 
C

Cunsub

Sơ cấp
21/9/17
13
0
1
29
@Hoangkyo tại sao lại khấu trừu 10% vậy bạn, mình không hiểu. Theo điều 25 TT111 có quy định : b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi." thế thì mình tưởng phải lũy tiến chứ, Bạn giải thích giúp mình với
 
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
47
05 Quang Trung, Đà Nẵng
Để tôi thuật lại vấn đề coi đúng ko nha. Công ty bạn có 1 nhân viên tên Nam làm cùng lúc cho cả 2 công ty A và Công ty B. Ở công ty A thu nhập tính thuế là 4.300.000 đ. Nếu Nam làm chỉ cty B thì Nam ko phải đóng thuế TNCN vì lương chưa quá 9 triệu để giảm trừ.
Nhưng bị cái nỗi là Nam làm 2 cty A và B. ở công ty B Nam đã đăng ký giảm trừ rồi thì tại công ty A, Nam phải nộp thuế TNCN tạm tính là 5% trên 4tr3 theo bậc lũy tiến đến 5 triệu

mình cũng nghĩ như bạn vậy.
 
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
47
05 Quang Trung, Đà Nẵng
@Hoangkyo tại sao lại khấu trừu 10% vậy bạn, mình không hiểu. Theo điều 25 TT111 có quy định : b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi." thế thì mình tưởng phải lũy tiến chứ, Bạn giải thích giúp mình với

tính theo biểu lũy tiến cả hai nơi (cty A và cty B) mới là đúng.
 
Z

zungcoca

Cao cấp
20/1/11
488
169
43
47
05 Quang Trung, Đà Nẵng
Lương Gross: là tổng các khoản thu nhập mà người lao động được nhận (bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng…).
Lương Net: là khoản lương Gross trừ đi các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, hoặc tiền ứng trong tháng, hoặc các khoản phải được khấu trừ của người lao động.
Lương trên HĐ lao động là lương Gross
Lương Net là thực lĩnh trên bảng lương.

đúng rồi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA