Thủ tục và quy định trong việc thanh toán bù trừ công nợ

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
1. Thanh toán bù trừ công nợ cũng là một trong những điều kiện được khấu trừ Thuế GTGT và được hạch toán vào chi phí trong những trường hợp cụ thể:
- Theo quy định trong thuế GTGT:
Tại điểm a, khoản 4, điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ bán ra (thanh toán bù trừ công nợ), vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa dịch vụ hàng hóa mua vào với dịch vụ, hàng hóa bán ra, vay mượn. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ 3 phải có biên bản bù trừ công nợ của ba bên làm căn cứ khấu trừ thuế.”

- Theo quy định trong Thuế TNDN
Tại điểm c, khoản 1, điều 6, thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: “c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm Thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về Thuế GTGT.”
2. Hồ sơ thanh toán bù trừ công nợ bao gồm:
- Ghi rõ hình thức thanh toán bù trừ công nợ trong hợp đồng.
- Lập biên bản đối chiếu bù trừ công nợ tại thời điểm thanh toán bù trừ công nợ
- Khi kê khai hóa đơn đầu vào, ghi rõ thanh toán bù trừ trên phần ghi chú của bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Khi thanh toán bù trừ công nợ, các bạn cần hết sức thận trọng đảm bảo hồ sơ đầy đủ chặt chẽ, nếu không sẽ bị xuất toán VAT đã khấu trừ và bị loại khỏi chi phí hơn lệ.
Nguồn: Tổng hợp
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA