Hỏi vê nguyên tắc nợ trước có sau

  • Thread starter vietneu
  • Ngày gửi
V

vietneu

Guest
27/5/07
1
0
0
37
Hà Nội
Hic! có ai biết nguyên tắc này trong kế toán ngân hàng là như thế nào không? Chỉ cho tôi với. Cảm ơn trước!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

chimruoi

Guest
11/4/07
27
1
1
Hà nội
Theo mình hiểu thì các đơn vị và cá nhân thành toán qua Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước được áp dụng các thể thức dưới đây:

1. Séc: Séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc cá nhân.
2. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền.
3. Uỷ nhiệm thu.
4. Thư tín dụng.
5. Ngân phiếu thanh toán.
6. Thẻ thanh toán.

*Séc là lệnh trả tiền của người phát hành séc trả cho người thụ hưởng. Trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc quy định tại Điều 11 của Thể lệ này, người phát hành séc có nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng và phải thanh toán ngay thì người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
Séc được áp dụng cho các đơn vị và cá nhân.

Séc được hạch toán theo nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau. Các tờ séc sau khi kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, có đủ tiền trên tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phải ghi nợ tài khoản người phát hành séc trước, ghi có tài khoản người thụ hưởng sau.
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Đây là thủ tục nhằm đảm bảo cho người làm kế toán mà.

1. Khi kế toán nhận của khách hàng (tiền, giấy tờ, vật có giá ...).
- Kế toán phải nhận, đếm, kiểm, kê ... xong mới xác nhận cho khách hàng.

2. Khi kế toán giao cho khách hàng (chi tiền, giao giấy tờ, vật có giá ...).
- Khách hàng phải ký nhận trước rồi kế toán mới giao cho khách hàng.

Vậy nên mới có nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau. VD:
* Khi nhận tiền gửi khách hàng:
Nợ: Tiền mặt (tiền mặt xác nhận trước)
Có: Tài khoản khách hàng (xác nhận TK khách hàng sau)

* Khi trả tiền cho khách hàng:
Nợ: TK khách hàng
Có: Tiền mặt

Đối với tất cả các nghiệp vụ khác đều có chung bản chất như vậy.
 
T

taichinhcong

Guest
8/11/06
22
0
0
38
thanh hoa
Theo tôi hiểu, hạch toán Nợ trước, Có sau trongthanh toían ngân hàng có thể hiểu:
Khi kế toán giao dịhc nhận chứng từ đề nghj thanh toán của khách hàng ( séc, Ủy nhiệm chi,Ủy nhiệm thu ..) sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ chuyển cho kế toán giữ tiền mặt. tại đây được kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Nếu đủ số dư trên tài khoản( đủ để thanh toán) thì kế toán ghi Nợ tài khoản của đơn vị thanh toán (hay đơn vị rút tiền nếu là séc) sau đó mới ghi có tài khoản liên quan ( ở đây là tài khoản tiền mặt 101, hoặc tài khoản của đối tượng thụ hưởng khoản tiền thanh toán).
Nợ trước, Có sau chỉ trong trường hợp Ngân hàng thanh toán cho khách hàng,
Đối với trường hợp khách hàng thanh toán (nộp tiền) cho ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc ngược lại Có trước/Nợ sau
Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính an toàn trong thanh toán cho kế toán.
 
T

tuanngo

Trung cấp
25/10/04
75
0
0
44
danang, vietnam
Theo tôi hiểu, hạch toán Nợ trước, Có sau trongthanh toían ngân hàng có thể hiểu:
Khi kế toán giao dịhc nhận chứng từ đề nghj thanh toán của khách hàng ( séc, Ủy nhiệm chi,Ủy nhiệm thu ..) sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ chuyển cho kế toán giữ tiền mặt. tại đây được kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Nếu đủ số dư trên tài khoản( đủ để thanh toán) thì kế toán ghi Nợ tài khoản của đơn vị thanh toán (hay đơn vị rút tiền nếu là séc) sau đó mới ghi có tài khoản liên quan ( ở đây là tài khoản tiền mặt 101, hoặc tài khoản của đối tượng thụ hưởng khoản tiền thanh toán).
Nợ trước, Có sau chỉ trong trường hợp Ngân hàng thanh toán cho khách hàng,
Đối với trường hợp khách hàng thanh toán (nộp tiền) cho ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc ngược lại Có trước/Nợ sau
Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính an toàn trong thanh toán cho kế toán.

Bạn hơi nhầm rồi, nguyên tắc Nợ trước- Có sau là nguyên tắc bất di bất dịch đối với mọi hoạt động KTNH. Trường hợp khách hàng thanh toán cũng vậy: Ngân hàng phải ghi Nợ các TK đối ứng trước, sau đó mới ghi Có vào TK khách hàng, như thế mới đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Chúc vui!
 
B

baotram154

Guest
19/1/10
1
0
0
tphcm
Bạn hơi nhầm rồi, nguyên tắc Nợ trước- Có sau là nguyên tắc bất di bất dịch đối với mọi hoạt động KTNH. Trường hợp khách hàng thanh toán cũng vậy: Ngân hàng phải ghi Nợ các TK đối ứng trước, sau đó mới ghi Có vào TK khách hàng, như thế mới đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Chúc vui!

ban tuanngo noi dung do. KT thi doanh nghiep hay NH cung nhu nhau thoi, deu phai ap dung nguyen tac chung cua KT
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA