Đi vay để góp vốn

  • Thread starter Nhung Moon
  • Ngày gửi
N

Nhung Moon

Guest
21/11/17
3
0
1
31
Chào mọi người!
Em đang có một vấn đề muốn được giải đáp. Mong các anh chị em bạn bè trợ giúp cho em.
Công ty em là công ty Cổ phần. Các thành viên tham gia góp vốn theo số vốn đã đăng ký. Trong kỳ, có phát sinh nghiệp vụ vay tín dụng dài hạn để bổ sung nguồn vốn. Vậy khoản vay này xử lý ra sao? (định khoản, hồ sơ cần có, lãi vay phải trả????). Có 2 trường hợp: TH1: Các thành viên đã góp đủ Vốn Điều Lệ, đi vay để phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ. TH2: Các thành viên chưa góp đủ VĐL, khoản vay này dùng để góp vào số vốn điều lệ còn thiếu của thành viên. Mỗi trường hợp sẽ có ảnh hưởng thế nào ạ? (Chi phí lãi vay trong trường hợp 2 có được ghi nhận không vậy?).
Mọi người giúp em với ạ.
Em cảm ơn nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Chi phí lãi vay đối với trường hợp góp vốn điều lệ
– Trường hợp vay tiền để góp vốn điều lệ thì chi phí lãi vay có được tính vào chi phí hợp lý?
– Các khoản vay để đi đầu tư cần như thế nào mới được tính vào chi phí hợp lý?
***Căn cứ:
Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
***Theo đó: chi phí lãi vay chi làm 3 trường hợp
+ Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay = VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay < VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay > VĐL thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần VĐL bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý
+Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138… => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý
= > Do đó: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao
***Kết luận: Qua khảo sát và tiếp các đoàn thanh tra thuế cục, chi cục nhân xét chung là góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp nhận là chi phí hợp lý.Chú ý: khi Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu , hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế

*Như vậy:
  1. Trường hợp góp vốn điều lệ thiếu phải vay ngân hàng để góp vốn điều lệ: Các khoản vay với ngân hàng và các tổ chức khác nhưng tiền vay được chuyển để góp vốn điều lệ vào công ty, công ty con thì chi phí trả lãi vay của các khoản vay này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm đối với công ty mẹ và của các công ty con.
  2. Trường hợp đã góp đủ vốn điều lệ: doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vốn vào công ty khác bằng nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nhàn rỗi khác (mà không sử dụng vốn vay ngân hàng); đồng thời công ty cũng vay ngân hàng để phục vụ cho các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể (không sử dụng cho hoạt động đầu tư vốn vào Công ty khác) thì khoản vốn vay ngân hàng được tính vào chi phí hợp lý nếu có đủ hóa đơn, chứng từ và mức lãi suất phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN.
***Chi tiết tại: Công văn 432/TCT-CS ngày 29/01/2011 chi phí lãi vay.
 
  • Like
Reactions: Nhung Moon
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Chào mọi người!
Em đang có một vấn đề muốn được giải đáp. Mong các anh chị em bạn bè trợ giúp cho em.
Công ty em là công ty Cổ phần. Các thành viên tham gia góp vốn theo số vốn đã đăng ký. Trong kỳ, có phát sinh nghiệp vụ vay tín dụng dài hạn để bổ sung nguồn vốn. Vậy khoản vay này xử lý ra sao? (định khoản, hồ sơ cần có, lãi vay phải trả????). Có 2 trường hợp: TH1: Các thành viên đã góp đủ Vốn Điều Lệ, đi vay để phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ. TH2: Các thành viên chưa góp đủ VĐL, khoản vay này dùng để góp vào số vốn điều lệ còn thiếu của thành viên. Mỗi trường hợp sẽ có ảnh hưởng thế nào ạ? (Chi phí lãi vay trong trường hợp 2 có được ghi nhận không vậy?).
Mọi người giúp em với ạ.
Em cảm ơn nhiều.
Bạn chú ý;
- Nếu số vốn Điều lệ đã góp đủ theo ĐKKD . Trong quá trình SX - KD thiếu vốn phải đi vay thì bạn HT tiền vay bình thường lãi vay được tính chi phí hợp lý.
- Nếu vốn điều lệ chưa góp đủ .. Trong quá trình SX - KD thiếu vốn phải đi vay thì phần tiền gốc vay tương đương với số vốn chưa nộp đủ sẽ không tính lãi vay vào chi phí hợp lý. DN không được : (..vay này dùng để góp vào số vốn điều lệ còn thiếu của thành viên.. không HT tăng 411 )
 
  • Like
Reactions: Nhung Moon
N

Nhung Moon

Guest
21/11/17
3
0
1
31
Chi phí lãi vay đối với trường hợp góp vốn điều lệ
– Trường hợp vay tiền để góp vốn điều lệ thì chi phí lãi vay có được tính vào chi phí hợp lý?
– Các khoản vay để đi đầu tư cần như thế nào mới được tính vào chi phí hợp lý?
***Căn cứ:
Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
***Theo đó: chi phí lãi vay chi làm 3 trường hợp
+ Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay = VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay < VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý
Góp vốn điều lệ thiếu : Vay > VĐL thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần VĐL bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý
+Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý
Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138… => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý
= > Do đó: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao
***Kết luận: Qua khảo sát và tiếp các đoàn thanh tra thuế cục, chi cục nhân xét chung là góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp nhận là chi phí hợp lý.Chú ý: khi Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu , hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế

*Như vậy:
  1. Trường hợp góp vốn điều lệ thiếu phải vay ngân hàng để góp vốn điều lệ: Các khoản vay với ngân hàng và các tổ chức khác nhưng tiền vay được chuyển để góp vốn điều lệ vào công ty, công ty con thì chi phí trả lãi vay của các khoản vay này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm đối với công ty mẹ và của các công ty con.
  2. Trường hợp đã góp đủ vốn điều lệ: doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vốn vào công ty khác bằng nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nhàn rỗi khác (mà không sử dụng vốn vay ngân hàng); đồng thời công ty cũng vay ngân hàng để phục vụ cho các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể (không sử dụng cho hoạt động đầu tư vốn vào Công ty khác) thì khoản vốn vay ngân hàng được tính vào chi phí hợp lý nếu có đủ hóa đơn, chứng từ và mức lãi suất phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN.
***Chi tiết tại: Công văn 432/TCT-CS ngày 29/01/2011 chi phí lãi vay.
Dạ em cảm ơn nhiều ạ. Vậy người đứng tên vay là cá nhân có hợp lý k ạ?
 
N

Nhung Moon

Guest
21/11/17
3
0
1
31
Bạn chú ý;
- Nếu số vốn Điều lệ đã góp đủ theo ĐKKD . Trong quá trình SX - KD thiếu vốn phải đi vay thì bạn HT tiền vay bình thường lãi vay được tính chi phí hợp lý.
- Nếu vốn điều lệ chưa góp đủ .. Trong quá trình SX - KD thiếu vốn phải đi vay thì phần tiền gốc vay tương đương với số vốn chưa nộp đủ sẽ không tính lãi vay vào chi phí hợp lý. DN không được : (..vay này dùng để góp vào số vốn điều lệ còn thiếu của thành viên.. không HT tăng 411 )
Vâng ạ. Em cảm ơn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA