Tiền lương thuê ngoài

  • Thread starter NGOC CAM
  • Ngày gửi
N

NGOC CAM

Guest
29/12/05
24
0
1
47
tphcm
Công ty mình chuyên thi công các công trình điện công nghiệp.Thường khi có hợp đồng công ty mới tiến hành thuê nhân công bên ngoài, hoặc có khi giao khoán nhân công cho một cá nhân khác chịu trách nhiệm. Cho mình hỏi, Công ty mình cần phải làm gì để đưa chi phí nhân công phải trả vào chi phí hợp lí của công ty để thuế không loại ra được.( Thường chỉ thuê nhân công ngoài khoản 2 đến 3 tuần).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

sontung080

Guest
9/5/07
12
0
0
45
ha noi
Ban đề nghị người làm nhân công cho mình ký hợp đồng với Cty của bạn. Bắt họ đưa danh sách công nhân gồm tên tuổi và địa chỉ có xác nhận của phường xã hoặc địa phương và đóng dấu. từ đó bạn lập bảng lương chi trả nhân công thuê ngoài và có chữ ký của họ khi thanh toán
 
N

NGOC CAM

Guest
29/12/05
24
0
1
47
tphcm
Ban sontung080 oi, nhung những người này ở tỉnh họ không thể có xã phường, ký xá nhận gì hết.Nếu có thì tên tuổi và CMND của họ, nhưng mình không biết có thu tiền thuế thu nhập của họ không nữa.
 
M

MariaHien

Guest
Theo mình thì bạn xin họ CMND pho to, và làm bảng lương thanh toán thuê ngoài, khi chi trả lương cho họ thì bạn nhờ họ ký tên vào bảng lương đó là OK rồi. Mà trả lương cho họ cao lắm hay sao ma bạn hỏi là phải thu thuế thu nhập của họ?
 
N

ngoctrang80

Guest
23/8/06
335
1
0
TPHCM
Nếu là lương thời vụ thuê ngoài thì trước khi chi trả thu nhập công ty phải giữ lại 10% để đóng thuế TN đối với khoản lương từ 500 ngàn trở lên đó bạn!
 
R

redsea

Trung cấp
21/5/07
79
1
8
HN
Nếu là lương thời vụ thuê ngoài thì trước khi chi trả thu nhập công ty phải giữ lại 10% để đóng thuế TN đối với khoản lương từ 500 ngàn trở lên đó bạn!
-----------------
Chị Trang ơi sao lại thế nhỉ? chịu thuế 10% khi thu nhập chỉ có trên 500K ạh(đối với lương thời vụ). Điều này có quy định ở đâu ko ạh?
 
D

dieuche

Guest
31/5/07
9
0
0
51
56 Nguyen Du - Ha noi
Tôi cũng đồng ý với Ngọc Trang 80 đấy. Nếu là Hợp đồng lao động là cộng tác viên hoặc thuê nhân công không thường xuyên thì công ty bạn phải nộp 10% thuế thu nhập của người lao động (nếu mối lần hoặc 1 tháng trả cao hơn 500k). Đây là thông tin khi tôi đi tập huấn về DN nhỏ và vừa đấy. Thuế TN nhập này là thu của người lao động vãng lai (ko thường xuyên). Còn nếu bạn ko thu được 10% thì Cty bạn sẽ phải chịu khoản thuế này. Còn để tránh tình trạng này, bạn nên ký hợp đồng lao động hưởng theo lương khoán công trình (trong hợp đồng ghi rõ). Chúc bạn thành công!
 
giaythuytinh

giaythuytinh

Trung cấp
16/4/07
171
0
0
42
đà nẵng
Mọi người ơi giúp em với!!!
Công ty e có 1 hợp đồng khoản 150 tr,công ty e muốn khoán cho 1 bên thứ 3 khoản 80% gtri HĐ còn lại 20% cty giữ lại để trang trãi chi phí.
Cho e hỏi:
- Nếu lập hợp đồng giao khoán thì trong đó mình fai y/cầu họ cấp HĐ đỏ...mà như thế thì rắc rối wa mà sếp e cũng bảo như thế thì quá phiền phức .
- Ký HĐ thời vụ với từng người thì em thấy 80% đó chia ra cho 4,5 công nhân thì số tiên quá lớn e là ko ổn.
Vậy em nên chia khoản 80% đó ntn để được tính vào chi phí hợp lý?loại HĐ nào thì phù hợp ạ?
Công ty e là công ty tư vấn thiết kế.Rất mong các anh chị đi trước cho em lời khuyên với!!!! em cám ơn nhiều nhiều
 
V

Vietlogs

Guest
23/5/07
8
0
0
Việt Nam
Công ty em muốn khoán cho 1 bên thứ 3 khoảng 80% gtri HĐ, có nghĩa là 120 tr, thế còn lại 20% là 30 tr để trang trải chi phí có nghĩa là sao??? Nếu mình lập hợp đồng giao khoán cho bên thứ 3 thì sau khi hoàn thành công việc mình phải yêu cầu họ chuyển chứng từ là hóa đơn là đương nhiên ... thì mới thanh toán tiền cho họ được, có gì là rắc rối đâu.
 
H

hangiang

Trung cấp
16/10/04
104
0
16
Da Nang
Công ty em muốn khoán cho 1 bên thứ 3 khoảng 80% gtri HĐ, có nghĩa là 120 tr, thế còn lại 20% là 30 tr để trang trải chi phí có nghĩa là sao???

Là chi phí hoạt động & lãi của Doanh nghiệp chứ còn sao nữa

....Nếu mình lập hợp đồng giao khoán cho bên thứ 3 thì sau khi hoàn thành công việc mình phải yêu cầu họ chuyển chứng từ là hóa đơn là đương nhiên ... thì mới thanh toán tiền cho họ được, có gì là rắc rối đâu.

Lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế thì rắc rối lắm đấy bạn, trường hợp này rất hay gặp ở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, nhất là tư vấn thiết kế. Trong thực tế có rất nhiều đơn vị kg đòi hỏi bên nhận khoán cung cấp hóa đơn chứng từ gì cả (cũng kg biết kế toán đơn vị đó tổ chức hạch toán theo kiểu gì nữa), trong khi để được thuế chấp nhận 80% chi phí khoán đó thì cũng fải có đầy đủ chứng từ (bảng chấm công, thanh toán lương, VPP, CCDC, thuê nhà, ...)
 
L

le thi mai

Guest
4/10/07
71
0
0
HN
Đối với cá nhân là người Viêt Nam: thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ các hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới (kể cả tiền thưởng); tiền nhuận bút, tiền giảng dạy; tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền thù lao do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, hoạt động thể dục thể thao và các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan chi trả thu nhập khi chi trả co cá nhân vãng lai có thu nhập từ các hợp đồng lao động ngán hạn, lao động có tính thời vụ, lao động chân tay, lao động giản đơn có thể ước tính mức thu nhập chụi thuế không đến 60.000.000 đồng một năm (bình quân tháng dưới 5triệu đồng) thì cơ quan chi trả thu nhập phải gửi Công Văn thông báo cho Cục Thuế và tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế đối với đối tượng này. Đối vớ cá nhân là người người nước ngoài: người nước ngoài vào Việt Nam làm việc có thu nhập, nếu không có cơ sở để xác định là đối tượng cư trú tại Việt Nam thì áp dụng mức khấu trừ 25% thuế TNCN đối với đối tượng không cư trú (tại nơi làm việc ký hợp đồng lao động và thu nhập ở những nơi khác); trường hợp khi rời khỏi Việt Nam đã xác định được trong năm tính thuế có số ngày ở Việt Nam trên 183 ngày (trở thành đối tượng cư trú tại Việt Nam) thì thực hiện quyết toán thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA