KHI BÊN THUÊ GIA CÔNG TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

  • Thread starter b15qth2
  • Ngày gửi
B

b15qth2

Trung cấp
20/4/15
54
20
8
38
Chào mọi người
Em có tình huống chưa biết giải quyêt sao cho đúng mong mọi người ai biết chỉ giúp:
Bên em (Bên B) là bên doanh nghiệp nhận làm gia công cho 1 khách hàng trong nước,
hiện tại bên Thuê gia công (Bên A) tuyên bố phá sản
Tiền giá gia công bên A chưa thanh toán, và sản phẩm gia công hiện vẫn tại kho bên B.
Tình huống này bên B phải giải quyết ra sao mong mọi người tư vấn cho em những phương án giải quyết.
(Bên B có làm thủ tục xuất khẩu nhưng là XK SP gia công cho đối tác nước ngoài).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
36
Khi công ty này đang thực hiện thủ tục phá sản sẽ có khả năng phải thực hiện việc phục hồi kinh doanh do đó, tại điều 53, Luật phá sản năm 2014 có quy định:
“1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Nếu mảnh đất là tài sản bảo đảm được dùng để thực hiện việc phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Còn nếu mảnh đất không dùng để thực hiện phục hồi kinh doanh thì hợp đồng có bảo đảm của bạn chưa đến hạn nên trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm này, bạn sẽ nhận lại được 1,5 tỷ đồng. Với tài sản không có tài sản đảm bảo thì sẽ chưa được giải quyết trong thời gian thực hiện việc phục hồi kinh doanh.
Khi thực hiện phục hồi kinh doanh đối với công ty đó thành công thì các khoản vay với bạn sẽ thực hiện theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Nếu không phục hồi thành công sau đó công ty bị tuyên bố phá sản hoặc chưa thực hiện phục hồi mà bị phá sản thì giải quyết tài sản của chủ nợ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, với khoản nợ có đảm bảo sẽ được ưu tiên thanh lý trước bằng tài sản bảo đảm có trong hợp đồng vay.
Thứ hai, với khoản nợ không có đảm bảo thì khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì sẽ phải thực hiện phân chia tài sản theo thứ tự quy định tại điều 54, Luật phá sản năm 2014:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ”.
Nếu đã thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các khoản nợ còn lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của khoản nợ. Còn nếu khi thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Like
Reactions: b15qth2
B

b15qth2

Trung cấp
20/4/15
54
20
8
38
Thanks Handoi123
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA