Hạch toán lãi tiền vay

  • Thread starter DoHung
  • Ngày gửi
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Xin chào

Các bác cho hỏi một chút.
Thông thường các doanh nghiệp thương mại hay hạch toán khoản "Lãi tiền vay" vào 641.
Nhưng doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp sản xuất. Sếp tôi muốn khoản "Lãi tiền vay" trên cũng phải nằm trong giá thành sản phẩm. Nghe thì cũng hợp lý. Tôi định hạch toán vào 6277, nhưng về mặt luật pháp thì thế nào nhỉ ??

Mong ý kiến đóng góp
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Chào DoHung !
Theo mình thì hạch toán chi phí lãi vay bạn cứ căn cứ vào thông tư 105/2003/TT-BTC, đưa vào chi phí tài chính chứ đâu có làm như bạn.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vấn đề có coi lãi tiền vay là một khoản chi phí trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh hay chỉ coi đó là khoản chi phí tài chính là vấn đề vẫn còn đang được nhiều người tranh cãi, quy định hiện nay là đưa vào TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính, nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí trực tiếp của từng loại hình sản xuất kinh doanh mà đồng vốn bỏ vào, theo chủ quan của người điều hành thường chi phí này phải được cộng và giá thành sản xuất, điều đó đúng, nhưng khi lập báo cáo tài chinh thì lại phải khử nó ra khỏi giá thành và ghi nhận là một khoản chi phí tài chính :chuoi cách làm thế nào cho vẹn cả đôi đường lại còn tùy thuộc vào nghệ thuật nấu nướng của dân kế toán.
 
H

hong hot

Cao cấp
Thực ra, theo bác HP nói thì tôi hiểu "cook" đó chính là vừa làm công tác kế toán tài chính, vừa làm kế toán quản trị. Các kế toán bây giờ thường phải phục vụ thông tin cho lãnh đạo như vậy.

Việc ghi chi phí lãi vay vào chi phí tài chính có căn nguyên của nó vì hoạt động đi vay là hoạt động làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của đơn vị và chi phí của hoạt động này phát sinh do sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh hoặc sử dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính chứ thực ra nó không phải là chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất, chính vì vậy, trên CF, nó được phân loại là lưu chuyển của hoạt động tài chính.

Nếu có chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến một đối tượng thì chuẩn mực kế toán vẫn cho phép chúng ta xem xét việc có vốn hóa chi phí đó hay không nếu nó đủ điều kiện.
 
H

hong hot

Cao cấp
DoHung

Trường hợp bạn muốn hạch toán vào tài sản dở dang thì chuẩn mực kế toán cũng cho phép (hạch toán vào TK 627 như bạn nói) với điều kiện tài khoản 627 của bạn là tài khoản tập hợp chi phí để sản xuất ra tài sản để dùng hoặc bán mà thời gian SX đủ dài (trên 12 tháng).
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Originally posted by hong hot@Jul 22 2004, 05:36 PM
Thực ra, theo bác HP nói thì tôi hiểu "cook" đó chính là vừa làm công tác kế toán tài chính, vừa làm kế toán quản trị. Các kế toán bây giờ thường phải phục vụ thông tin cho lãnh đạo như vậy.

Việc ghi chi phí lãi vay vào chi phí tài chính có căn nguyên của nó vì hoạt động đi vay là hoạt động làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của đơn vị và chi phí của hoạt động này phát sinh do sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh hoặc sử dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính chứ thực ra nó không phải là chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất, chính vì vậy, trên CF, nó được phân loại là lưu chuyển của hoạt động tài chính.

Nếu có chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến một đối tượng thì chuẩn mực kế toán vẫn cho phép chúng ta xem xét việc có vốn hóa chi phí đó hay không nếu nó đủ điều kiện.
Hay! Mời honghot :bia
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Khong nen dua vao tinh gia thanh. Vi khi san xuat neu co di vay hay ko thi gia tri san pham van vay. Di vay hay ko la do tinh hinh tai chinh Cong ty. Phai vay ko cac bac

Bạn nói vậy có lẽ không đúng rồi, xét trong một góc độ tuyệt đối thì nó đúng, nhưng tính giá thành của doanh nghiệp liên quan tới giá bán hàng hóa, nếu chi phí đó là không thường xuyên và là trường hợp đặc biệt thì mới tách nó ra và không đưa vào tính giá thành, nhưng trong hoạt động kinh tế hiện nay, vấn đề vay vốn là phổ biến, chi phí lãi vay có thể coi là một lợi thế so sánh của mỗi doanh nghiệp, nếu công ty có nhiều vốn hơn thì vấn đề chia lãi cho từng đồng vốn cuối cùng cũng vẫn có xu hướng quay về trung hòa, nghĩa là tương đương với chi phí đi vay, đặc biệt trong các doanh nghiệp cổ phần.

Có lẽ mình nghĩ chưa thấu đáo vấn đề này, mong các bạn khác bình luận.
 
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
To hanhpm: Hiểu như bạn có lẽ không đúng rồi. Mình nghĩ các chi phí phát sinh trong suốt quy trình sản xuất (bất kể chi phí gì) miễn là liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm đều phải tính vào giá chứ. Không biết tớ hiểu nhu vậy có đúng không ?????

Bạn nào có kinh nghiệm thực tế rồi nhỉ, giúp đỡ bọn mình với.

Thanks
 
H

hanhpm

Guest
Thuc ra thi moi nguoi deu dung. Van de la nhin nhan danh gia tren quan diem nao thoi, gia thanh san xuat cua doanh nghiep rieng le hay chi phi san xuat trung binh cua nganh va xa hoi?
Chi phi trong ky cua doanh nghiep tap hop van du la duoc.
Chi phi san xuat trung binh cua nghanh thi minh nghi khong bi anh huong cua khoan chi phi lai vay cu the nay dau.
 
K

kaizentv

Trung cấp
2/6/04
128
0
16
47
HOT - Hà Nội
Truy cập trang
Chào các bạn,

Vấn đề này, về nguyên lý thì bạn hong hot đã nói rồi, theo mình không cần thiết phải nói thêm nữa.

Còn hanhpm đã phân tích:
Khong nen dua vao tinh gia thanh. Vi khi san xuat neu co di vay hay ko thi gia tri san pham van vay. Di vay hay ko la do tinh hinh tai chinh Cong ty. Phai vay ko cac bac

như vậy là đúng đấy chứ, đó chình là hệ quả mà hong hot đã phân tích.
 
K

kaizentv

Trung cấp
2/6/04
128
0
16
47
HOT - Hà Nội
Truy cập trang
Theo kaizentv thì:
Trên quan điểm tuân thủ nguyên tắc kế toán thì làm như hong hothanhpm

Tuy nhiên, bạn DoHung hỏi:
Thông thường các doanh nghiệp thương mại hay hạch toán khoản "Lãi tiền vay" vào 641.

có lẽ là nhìn thấy xung quanh mình họ làm vậy mà chưa nhìn vào bản chất của nghiệp vụ.

Thực tế thì kế toán các DN đó có 02 trường hợp:
1/ Hiểu không đúng bản chất nghiệp vụ OR mới nhìn ở góc độ trực quan
2/ Làm kế toán với mục đích thuế

Trong thực tế, cơ quan thuế thường có động tác phân bổ chi phí lãi vay cho hàng tồn kho nên phải chăng DoHung hỏi theo ý này ?
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Thôi, xóa cái này đi
 
Sửa lần cuối:
K

kaizentv

Trung cấp
2/6/04
128
0
16
47
HOT - Hà Nội
Truy cập trang
To anhvu,

Quan trọng là tính có thật của khoản vay.

Tuy nhiên, bạn hỏi vậy hình như phạm quy wkt ?
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
 
M

manloveac

Guest
2/8/04
2
0
0
Toi xin phep duoc ban luan cung moi nguoi ve chi phi lai vay duoc dua vao CF TC hay gia thanh san pham. Theo chuan muc ke toan IAS 23 thi CF di vay duoc coi la mot khoan CF phat sinh trong ky, tru di phan CF duoc von hoa.
Va toi cung xin noi them, phan CF duoc phep von hoa la phan CF lien quan truc tiep truc tiep toi viec mua vao, xay dung hoac san xuat mot TS va:
1. Co kha nang mang lai loi ich kinh te trong tuong lai cho DN.
2. Khoan CF do duoc tinh toan mot cach tin cay.
Ban dohung than men, ban tham khao nhe.
 
P

phuongchau234

Guest
1/9/04
24
0
0
42
Ha Noi
Tôi tưởng chi phí lãi tiền vay bây giờ không được cho vào 642 chứ nhỉ?Theo tôi hiểu thì nó phải được hạch toán vào chi phí tài chính 635. Trong trường hợp vay của ngân hàng thì vẫn phải vào chi phí 635. 642 và 635 đều là chí phí được tính hợp lý cả.
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Tôi cung hiểu vấn đề này như HH va hanhpm
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA