So sánh các loại hình doanh nghiệp

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 thì có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: Doanh Nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Luật này cũng quy định rõ tính chất, trách nhiệm, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức… của từng loại hình khác nhau. Dưới đây Luật NTV tạm phân tích, so sánh theo kiến thức, kinh nghiệm của riêng mình, hy vọng quý khách hàng có thể phần nào hiểu được bản chất của từng loại hình và đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp
1. Doanh Nghiệp Tư Nhân. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:
  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn các loại hình khác do quy định “chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có quy định ngành nghề giống nhau, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì các ngành nghề sau khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân: Dịch vụ phụ vụ cà phê, nước giải khát, dịch vụ ăn uống, bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, bán tạp hóa, bán văn phòng phẩm, quà lưu niệm, bán buôn, bán lẻ thực phẩm…
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
2. Công ty TNHH một thành viên. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Đây là loại hình khá đặc biệt và khá phổ biến ở Việt Nam nhờ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, chủ sở hữu cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn điều lệ đã đăng ký của công ty. Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể thuê, mướn giám đốc/ tổng giám đốc (Người đại diện theo pháp luật). Loại hình này phổ biến với rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn là 1 tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thì đây là 1 loại hình kinh doanh phù hợp nhất.
THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: có 2 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thành viên góp vốn
Đây là loại hình phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn muốn hùn với với cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh thì đây là sự lựa chọn thích hợp.
THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
4. Công ty cổ phần
  • Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
  • Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty
Nếu bạn muốn mở công ty có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức thì cổ phần là loại hình phù hợp. Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn, kinh nghiệm và uy tín như; Bất động sản, khách sạn, du lịch… Tuy nhiên nó phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật Việt Nam cho phép
 
  • Like
Reactions: nguyen.dinh
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hokado

Cao cấp
17/1/18
241
46
28
38
Mình có 1 thắc mắc muốn duoc giải đáp.

Theo nội dung trên thì công ty TNHH 2 thành viên trờ lên có nghĩa là cho phép 3 thành viên cũng được. Vậy thì có khác biệt gì với công ty cổ phần không? Vì rằng cty cổ phần bắt buột tối thiểu phải có 3 thành viên.

Theo suy nghĩ của mình thì có các loại hình DN như sau:

1. DN tư nhân
2. Cty TNHH 1 thành viên
3. Cty TNHH 2 thành viên (qui định chỉ có 2 thành viên thôi ??!!)
4. Cty cổ phần (tối thiểu phải có 3 thành viên)

Mọi người cho thêm thông tin nhé.
 
nguyen.dinh

nguyen.dinh

Người Nhà Quê
12/4/18
316
129
43
TP HCM
Mình có 1 thắc mắc muốn duoc giải đáp.

Theo nội dung trên thì công ty TNHH 2 thành viên trờ lên có nghĩa là cho phép 3 thành viên cũng được. Vậy thì có khác biệt gì với công ty cổ phần không? Vì rằng cty cổ phần bắt buột tối thiểu phải có 3 thành viên.

Theo suy nghĩ của mình thì có các loại hình DN như sau:

1. DN tư nhân
2. Cty TNHH 1 thành viên
3. Cty TNHH 2 thành viên (qui định chỉ có 2 thành viên thôi ??!!)
4. Cty cổ phần (tối thiểu phải có 3 thành viên)

Mọi người cho thêm thông tin nhé.
- mình thấy có nhiều khác biệt, nằm ở phần tổ chức, sự linh hoạt của phần vốn góp, tùy theo từng trường hợp mà chọn lựa thôi, mỗi cái đều có ưu và nhược so với cái kia ( chắc phải vài trang giấy chứ chả ít) :))

À mà cái dễ thấy nhất nè: theo mình biết thì TNHH tối đa 50 thành viên thì phải, và được quyền góp vốn bằng tài sản, được cho nợ phần vốn góp trong thời hạn quy định, còn cổ phần thì không :D
 
  • Like
Reactions: hokado
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
Công ty Cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên khác nhau ở các điểm sau b nhé:


Tiêu chíCông ty TNHH 2 – 50 thành viênCông ty cổ phần
Số lượng thành viên góp vốn2 – 50 thành viên.Tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Thành viênTổ chức, cá nhân
Trách nhiệm của thành viênChịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp.
Trừ:
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp.
Chuyển nhượng vốn gópChỉ được chuyển nhượng theo quy định trong trường hợp:
– Mua lại phần vốn góp.
– Chuyển nhượng phần vốn góp
– Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt.
Có quyền tự do chuyển nhượng vốn góp (cổ phẩn)trừ 02 trường hợp:
– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
– Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Tư cách pháp nhânCó từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân của công ty TNHH, của cổ đông sáng lập và cổ đông là cá nhân đầu tư nước ngoài.
Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
– Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Vốn điều lệCác thành viên đóng góp các phần khác nhau tùy vào khả năng của mìnhĐược chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần
Quyền phát hành cổ phẩnKhông
Quyền của thành viên– Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
– Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp,trừ trường hợp thành viên công ty góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết (nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại)
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật.
– Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
– Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
– Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
– Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định.
– Trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền:
+ Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty.
+ Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
– Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định trên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định trên.
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
(Đề cập đến quyền của cổ đông phổ thông)
– Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
– Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 02 trường hợp:
+ Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
+ Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp này, các quy định tại Điều lệ công ty chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định trên yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệphoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
– Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát được thực hiện như sau:
+ Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông.
+ Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông được quyền đề cử 01 hoặc 01 số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.
Nghĩa vụ của thành viên– Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ 02 trường hợp sau:
+ Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
+ Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo quy định trên. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
– Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau:
+ Mua lại phần vốn góp.
+ Chuyển nhượng phần vốn góp
+ Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt.
+ Thay đổi vốn điều lệ
– Tuân thủ Điều lệ công ty.
– Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
– Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi:
+ Vi phạm pháp luật.
+ Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác.
+ Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
– Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định.
(Đề cập đến nghĩa vụ của cổ đông phổ thông)
– Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
– Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đóvà người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
– Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
Cơ cấu tổ chức– Hội đồng thành viên.
– Chủ tịch Hội đồng thành viên.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Ban kiểm soát (bắt buộc nếu có từ 11 thành viên trở lên)
Có 2 mô hình mà các công ty cổ phần có quyền chọn:
Mô hình 1:
– Đại hội đồng cổ đông.
– Hội đồng quản trị.
– Ban kiểm soát.
Trường hợp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Mô hình 2:
– Đại hội đồng cổ đông.
– Hội đồng quản trị.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
It nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Ngoài ra, còn thêm trường hợp sau:
Chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: hokado

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA