Nguyên tắc, chuẩn mực kế toán – thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
* Nguyên tắc, chuẩn mực kế toán
Báo cáo tài chính là loại báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp, chính vì vậy mà báo cáo tài chính phải được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính đã công bố chuẩn mực kế toán của Việt Nam tại từng thời điểm. Giữa chuẩn mực kế toán của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng có sự khác biệt. Đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung thì không phải lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế trừ khi doanh nghiệp đó tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Trên thực tế, trường hợp tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế có lẽ chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần được chọ vào chương trình tái cơ cấu ngân hàng của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Các ngân hàng này buộc phải áp dụng cả chuẩn mực kế toán của Việt Nam và cả chuẩn mực quốc tế khi chuẩn bị và lập báo cáo tài chính. Do đó mà khi tham gia vào chương trình này các ngân hàng cần lập hai bộ báo cáo tài chính, một bộ theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam, một bộ theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản nhất và trung thực và hợp lý. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải thể hiện được tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên các khía cạnh trọng yếu. Các nội dung trong báo cáo tài chính phải đạt được các yêu cầu sau:
  • Được trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Thích hợp để giúp người sử dụng báo cáo tài chính sự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế;
  • Đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu;
  • Được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau;
  • Được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Báo cáo tài chính phải được người lập báo cáo tài chính, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật. Báo cáo tài chính phải có dấu đỏ của doanh nghiệp.
*Quyền tiếp cận thông tin
Quyền tiếp cận báo cáo tài chính là quyền riêng của thành viên 10% trong công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông 10% trong công ty cổ phần và không dành cho mọi thành viên và cổ đông. Tại điểm b và điểm c khoản 8 Điều 50 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
“Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:

  1. b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
  2. c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;”
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên 10% cũng có quyền kiểm tra, xem xét và tra cứu báo cáo tài chính hàng năm. Bên cạnh đó, thành viên 10% cũng có quyền như trên đối với sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch và sổ kế toán. Tuy các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa cụ thể nhưng chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về logic có quyền không giới hạn đối với việc xem xét báo cáo tài chính.
Tương tự như vậy tại điểm b khoản 2 Điều 114 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
“2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

  1. b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;”.
Căn cứ theo quy định này thì cổ đông 10% trong công ty cổ phần có quyền xem xét và trích lục báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo tài chính giữa niên độ, sổ biên bản và các nghị quyết của hội đồng quản trị cũng như các báo cáo của ban kiểm soát.
*Thông qua báo cáo tài chính
Tại điểm g khoản 2 Điều 56 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
“2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;”
Tại điểm e khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014:
“2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;”
Báo cáo tài chính hàng năm phải được hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn và đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần. thông qua. Báo cáo tài chính phải được lập, ký bởi các chủ thể có thẩm quyền của doanh nghiệp, đối với một số trường hợp phải được kiểm toán. Đây là vấn đề thuộc về mặt thủ tục hơn là quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận báo cáo tài chính.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA