Nghiệm thu công trình

  • Thread starter Thutrang23496
  • Ngày gửi
T

Thutrang23496

Sơ cấp
29/3/18
7
0
1
28
Anh chị cho e hỏi là ty e đang đến hạn quyết toán công trình thì cần những giấy tờ gì ak và trong quá trình thì công bên e có xuất hoá đơn cho các lần nghiệm thu giai đoạn hoàn thành thì hoá đơn xuất lần cuối này theo giá trị hoàn thành đợt cuối đúng không ak
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
sukyo

sukyo

Gã lang thang cô đơn...
6/5/08
501
3
18
Rừng xanh.....
Theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ: Về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trước khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu của nhà thầu thi công công xây dựng và lập hồ sơ hoàn thành công trình.
Thứ nhất, thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng được quy định như sau:
1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
- Các tài liệu quy định sau: Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận; quy chẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng; nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;
- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:
- Phía chủ đầu tư bao gồm: người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
- Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm: người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp;
- Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình bao gồm: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế.
3. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng:
- Kiểm tra hiện trường;
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;
- Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;
- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau: đối tượng nghiệm thu (Tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu); địa điểm xây dựng; thành phần tham gia nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; căn cứ nghiệm thu; đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).
Thứ hai, về hồ sơ hoàn thành công trình đưa vào sử dụng: hồ sơ hoàn thành công trình có thể được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) trong dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) đó. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng. Hồ sơ hoàn thành công trình phải được lập đúng hình thức, quy cách theo quy định của pháp luật, bao gồm:
A. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - HỢP ĐỒNG
1. Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi).
3. Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở;
4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư;
5. Văn bản của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về: chấp thuận cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào như: cấp điện (đầu nối vào hệ thống cấp điện chung), sử dụng nguồn nước, khai thác nước ngầm, khai thác khoáng sản, khai thác mỏ, cấp nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung), đường giao thông bộ - thuỷ, an toàn của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê), an toàn giao thông (nếu có), phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập;
6. Quyết định cấp đất, thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất;
7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu tư vấn, nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng và các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu này;
9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài thực hiện gói thầu theo quy định
B. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG - THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Báo cáo khảo sát xây dựng công trình;
2. Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
3. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của chủ đầu tư phê duyệt kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo);
4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt (có danh mục kèm theo);
5. Văn bản kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế 3 bước hoặc văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế 1 bước của chủ đầu tư;
6. Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (nếu có);
7. Biên bản nghiệm thu các bước thiết kế;
8. Quy trình bảo trì công trình xây dựng (công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình).
C. HỒ SƠ THI CÔNG - NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Bản vẽ hoàn công các bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo)
2. Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hoá, công bố về sự phù hợp chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng của sản phẩm sử dụng trong công trình theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng ngày, Luật thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan;
3. Các phiếu kết quả thí nghiệm xác nhận chất lượng sản phẩm (nếu có) sử dụng trong công trình do các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận thực hiện;
4. Kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm (nếu có) của các tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc thông báo kiểm tra chất lượng (nếu có) của các tổ chức có tư cách pháp nhân được Nhà nước quy định;
5. Các biên bản nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng, kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử trong quá trình thi công và hoàn thành công trình (có danh mục biên bản, kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh kèm theo);
6. Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền;
7. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến danh các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng quá trình xây dựng;
8. Nhật ký thi công xây dựng công trình và nhật ký giám sát của chủ đầu tư (nếu có)
9. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình;
10. Quy trình vận hành khai thác công trình;
11. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan có thẩm quyền về:
a) Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
b) Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước;
c) Phòng cháy, chữa cháy, nổ;
d) Chống sét
đ) An toàn môi trường
g) Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng)
h) Chỉ giới đất xây dựng;
i) Đấu nối với công trình kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...)
k) An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có), an toàn đập hồ chứa;
l) Thông tin liên lạc (nếu có)
m) Các văn bản có liên quan (nếu co)
12. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có)
13. Báo cáo của tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có);
14. Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực hoặc Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (nếu có);
15. Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý hành chính nhà nước về xây dựng tại địa phương về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (nếu có);
16. Thông báo ý kiến đánh giá của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (đối với công trình thuộc danh mục kiểm tra), Biên bản nghiệm thu xác nhận chất lượng công trình xây dựng (đối với công trình thuộc danh mục nghiệm thu)
[TBODY] [/TBODY]
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA