Xác định doanh thu không ưu đãi.

  • Thread starter cuthibichha
  • Ngày gửi
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
Cộng ty A được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN theo lĩnh vực ngành nghề. Trong năm công ty A có phát sinh thu nhập khác (thưởng giải phóng tàu nhanh, thu phí phạt vi phạm của nhà thầu, lãi tiền gửi có kỳ hạn), các khoản này phải chịu thuế suất phổ thông.
Do không thể xác định giá vốn tương ứng, công ty A xác định thu nhập theo tỷ lệ Doanh Thu không ưu đãi/Tổng Doanh thu * Thu nhập chịu thuế. Phần thưởng giải phóng tàu, thu phí phạt thì cơ quan thuế OK, tuy nhiên họ không đồng ý cách tính tương tự cho phần lãi tiền gửi có kỳ hạn.

Các ACE cho mình hỏi có thể tính cho phần lãi tiền gửi có kỳ hạn theo cách tính như trên không?

Cảm ơn
Bích Hà

------------------------------
Trường họp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doaỊih ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

Tư Mắt Kiếng

Trung cấp
5/7/18
62
30
18
33
Theo nguyên tắc chi phí sẽ tương ứng với doanh thu thì
Tại sao phí nộp phạt các loại không được đưa vào chi phí nhưng đầu kia thì thu phạt phải đưa vào thu nhập để tính thuế.
Như thế không đúng với chuẩn mực là chi phí phải tương ứng với doanh thu và ngược lại.
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
đúng với chuẩn mực là c
Phần phạt thì bên mình tính theo tỷ lệ doanh thu không ưu đãi trên tổng thu doanh * thu nhập chịu thuế để tính ra thu nhập phạt (<số thu nhập phạt thực tế). Phần này thì cơ quan thuế OK do không có đầu vào.

Tuy nhiên họ không đồng ý cách tính tương tự cho lãi tiền gửi có kỳ hạn. Mình cần cơ sở để trao đổi với họ.

Cảm ơn bạn.
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
đúng với chuẩn mực là c
Phần phạt thì bên mình tính theo tỷ lệ doanh thu không ưu đãi trên tổng thu doanh * thu nhập chịu thuế để tính ra thu nhập phạt (<số thu nhập phạt thực tế). Phần này thì cơ quan thuế OK do không có đầu vào.

Tuy nhiên họ không đồng ý cách tính tương tự cho lãi tiền gửi có kỳ hạn. Mình cần cơ sở để trao đổi với họ.

Cảm ơn bạn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Lãi tiền gửi thì không thể có chi phí tương ứng mà phân bổ chi phí cho nó được. Lập luận của cơ quan thuế là logic rồi mà bạn.
 
T

Tư Mắt Kiếng

Trung cấp
5/7/18
62
30
18
33
Cái phần nào có chi phí tương ứng với thu nhập - không dám gọi tiền thu phạt là doanh thu - thì có nên tính không ?
Cty thu tiền phạt vi phạm của đối tác thì tính là thu nhập để chịu thuế.
Vậy đến lúc Cty nộp phạt vi phạm cho đối tác thì tại sao lại không được tính là chi phí.
Hôm nay Cty mình thu tiền phạt của đối tác, ngày mai có thể Cty mình sẽ nộp phạt vi phạm lại cho đối tác. Khi làm ăn với nhau. các Cty cố gắng để khỏi vi phạm hợp đồng, giảm thiểu đến mức thấp nhất chứ còn tránh hoàn toàn là việc không thể.
Đối tác nộp phạt vi phạm hợp đồng, đối tác cũng đâu muốn vi phạm để bị phạt. Cty mình cũng thế.
Lập luận thế nào là logic khi 1 nghiệp vụ phát sinh nhưng nếu là bên thu thì đóng thuế, nhưng cũng là nghiệp vụ đó thì bên chi không được tính chi phí.

Bạn đừng đem nó ra để so sánh với lãi tiền gửi. Bởi vì đơn giản thu từ phạt vi phạm không mang tính chất tiền gửi ngân hàng, nó không phải là gửi vào để lấy lãi
 
P

phongvnkt

Sơ cấp
23/4/10
26
13
3
38
Vĩnh Phúc
Bạn đọc Công văn Số: 1796/TCT-CS ngày 12/05/2015 của TCT xem đơn vị bạn có thuộc loại hình như cty Samsung ko? Nếu đúng thì thuế họ đã có lý nhé
 
  • Like
Reactions: duyenitgreen
T

Tư Mắt Kiếng

Trung cấp
5/7/18
62
30
18
33
không mình sẽ không đọc, bởi vì bây giờ (cách đây 2 tháng) mình mới nhận thêm 1 thông tin mới :
Công văn không có tính chất như thông tư, nghị quyết. Nên công văn trả lời cho Cty nào thì chỉ để Cty đó thực hiện.
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
Bạn đọc Công văn Số: 1796/TCT-CS ngày 12/05/2015 của TCT xem đơn vị bạn có thuộc loại hình như cty Samsung ko? Nếu đúng thì thuế họ đã có lý nhé
Hi Bạn,

Trường hợp cty mình là tương tự. Bên mình vẫn chấp nhận lãi tiền gửi là thu nhập khác, tuy nhiên muốn dùng tỷ lệ doanh thu ưu đãi / không ưu đãi trên thu nhập chịu thuế để giảm bớt phần thu nhập lại tiền gửi phải nộp theo thuế phổ thông, tương tự như khoản thưởng tàu, thu tiền phạt vi phạm ... Nhưng phần này lại không quy định rõ ràng trong thông tư hay công văn nên chưa có cơ sở nói chuyện với thuế. Quan điểm của họ là không đồng ý.
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
không mình sẽ không đọc, bởi vì bây giờ (cách đây 2 tháng) mình mới nhận thêm 1 thông tin mới :
Công văn không có tính chất như thông tư, nghị quyết. Nên công văn trả lời cho Cty nào thì chỉ để Cty đó thực hiện.
Hi Bạn, Biết là vậy nhưng thực tế cơ quan thuế vẫn dùng các công văn của các doanh nghiệp khác (B, C, D....) để phạt công ty A nếu khoản phạt chưa quy định rõ trong thông tư.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA